Dư âm Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022

Đóng góp tích cực vào quyết sách quan trọng của quốc gia

ThS. Nguyễn Vân Hậu

Cùng với tập trung những vấn đề lớn, cấp bách, sát hợp với thực tiễn đất nước và bối cảnh quốc tế, sự quan tâm của đông đảo dư luận xã hội đối với Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 chứng tỏ rằng: dân trí và ý thức chính trị của người dân ngày càng nâng cao, dân chủ ngày càng được phát huy, sự tham gia, giám sát của Nhân dân đối với hoạt động quản lý nhà nước, các quyết sách của Quốc hội ngày càng được mở rộng và tăng cường. Cử tri và Nhân dân kỳ vọng, thành công của Diễn đàn sẽ đóng góp tích cực vào các quyết sách quan trọng của quốc gia.

Nói đi đôi với làm, thể hiện là một Quốc hội hành động, tiếp nối truyền thống khát khao đổi mới và cống hiến, luôn đặt người dân và doanh nghiệp ở vị trí trung tâm trong mọi quyết sách, vì sự phát triển bền vững của đất nước - Đó là nhận xét và dấu ấn đầu tiên được dư luận Nhân dân đánh giá về sự kiện tổ chức thành công Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam 2022 ngày 18.9 vừa qua.

Tiếp theo thành công của các Diễn đàn Kinh tế trước đây, đặc biệt là Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 của Quốc hội Khóa XV, Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 với chủ đề "Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững" - Một hình thức “Hội nghị Diên Hồng” về phát triển kinh tế - xã hội hàng năm - đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý về thực tiễn và lý luận; giúp các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, đổi mới cách thức quản trị quốc gia, nhất là trong việc quản lý nguồn lực kinh tế và xã hội của đất nước, hoạch định các chính sách,điều hành kinh tế vĩ mô phát triển bền vững và tìm mọi cách loại bỏ bẫy thu nhập trung bình đang rình rập các nền kinh tế vừa thoát khỏi nước nghèo và kém phát triển.

Tập trung những vấn đề lớn, cấp bách, sát hợp thực tiễn

Thành công của Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022, trước hết, đã tập trung những vấn đề lớn, cấp bách, sát hợp với thực tiễn đất nước và bối cảnh quốc tế, với 2 chuyên đề Hội thảo: “Đẩy mạnh cải cách thể chế - Hoàn thiện chính sách về đất đai, giải pháp quan trọng trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội” và “Thúc đẩy việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, tạo động lực phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững”; cùng với 1 phiên toàn thể (tọa đàm cấp cao) chủ đề “Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững”.

Tại diễn đàn, có 44 ý kiến có giá trị khoa học, thực tiễn của các diễn giả, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, lãnh đạo các bộ, ngành... đã tập trung phân tích, hiến kế, đưa ra nhiều giải pháp nhằm giữ vững, củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực chống chịu, tính tự cường của nền kinh tế, thúc đẩy, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội nước ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ,các diễn giả, chuyên gia đều đưa ra những đánh giá rất tích cực với Việt Nam, khẳng định nền kinh tế Việt Nam có độ mở rất lớn, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 750 tỷ USD, gấp khoảng 2 lần GDP, duy trì được lạm phát thấp dưới 4%, tăng trưởng kinh tế trên 7%, kiểm soát tốt vĩ mô. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đã nâng hạng tín nhiệm đối với Việt Nam. Tuy nhiên, cũng theo nhận định của nhiều chuyên gia, các chỉ số về khả năng chống chịu, thích ứng, năng lực tự cường của nền kinh tế nước ta mới chỉ nằm ở dải trung bình và khá; tác động nặng nề của dịch bệnh, thiên tai đang gây áp lực lên kinh tế vĩ mô là rất lớn.

Các đại biểu tham dự Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 Ảnh: Hồ Long
Các đại biểu tham dự Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022
 Ảnh: Hồ Long

Mở rộng, tăng cường sự tham gia, giám sát của Nhân dân

Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 tuy diễn ra trong thời gian chỉ 1 ngày (Chủ nhật) nhưng đã thu hút hơn 450 đại biểu Trung ương và địa phương tham dự; kết nối trực tuyến đến 6 học viện, trường đại học với khoảng 600 giảng viên, sinh viên theo dõi, cùng hàng triệu lượt xem livestream trên các nền tảng số, mạng xã hội. Mặt khác, sự vào cuộc tích cực của các cơ quan báo chí đã phản ánh đầy đủ, kịp thời, phong phú về nội dung và không khí hết sức sôi động tại Diễn đàn; giúp cử tri, Nhân dân và độc giả có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn những vấn đề quốc kế dân sinh được nêu ra tại Diễn đàn.

Sự quan tâm của đông đảo dư luận xã hội đối với Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 chứng tỏ rằng: Dân trí và ý thức chính trị của người dân ngày càng nâng cao, dân chủ ngày càng được phát huy, sự tham gia, giám sát của Nhân dân đối với hoạt động quản lý nhà nước, đóng góp vào các quyết sách của Quốc hội ngày càng được mở rộng và tăng cường.

Thành công của Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022, một mặt, đã phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng kinh tế - xã hội của Việt Nam. Mặt khác, làm rõ tình hình triển khai và kết quả thực hiện chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất các giải pháp tích cực để tiếp tục thực hiện Nghị quyết 43/NQ/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ. Trong phát biểu khai mạc Chủ tịch Quốc hội đã thẳng thắn chỉ ra rằng: Một số cấu phần của chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội triển khai còn chậm, chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra tại Nghị quyết, nhất là việc giải ngân gói hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động; gói hỗ trợ lãi suất qua ngân hàng thương mại; cấu phần đầu tư cơ sở hạ tầng (quy mô 113 nghìn tỷ đồng) vốn kỳ vọng sẽ tạo cú hích cho phục hồi kinh tế; vốn đầu tư công...

Cử tri và Nhân dân kỳ vọng, thành công của Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 sẽ đóng góp tích cực vào các quyết sách quan trọng của quốc gia.

Đóng góp tích cực vào quyết sách quan trọng của quốc gia -0

Đại biểu - Cử tri

Nâng tỷ lệ phụ cấp ưu đãi nghề với công chức, viên chức ngành y tế
Đại biểu - Cử tri

Nâng tỷ lệ phụ cấp ưu đãi nghề với công chức, viên chức ngành y tế

Tại buổi làm việc với Sở Y tế tỉnh Hòa Bình về một số nội dung liên quan đến lĩnh vực y tế trên địa bàn mới đây, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã ghi nhận một số ý kiến, kiến nghị Bộ Y tế nghiên cứu, xem xét đề nghị Chính phủ nâng tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức ngành y tế nhằm khuyến khích, động viên, duy trì đội ngũ người có trình độ chuyên môn làm việc tại cơ sở y tế.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình BÙI ĐỨC HINH
Đại biểu - Cử tri

Đề xuất nhiều giải pháp thiết thực tháo gỡ "điểm nghẽn"

Theo dõi phiên thảo luận tại hội trường Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, đại diện cơ quan dân cử các địa phương chung nhận định: phiên thảo luận diễn ra sôi nổi, dân chủ, các ĐBQH đã đưa ra những ý kiến đánh giá rất sâu sắc, trách nhiệm, sát với tình hình thực tế. Từ những khó khăn, thách thức do thiên tai đến những “điểm nghẽn” vẫn chưa thể giải quyết triệt để, các ĐBQH đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực khắc phục khó khăn, hướng tới thực hiện tốt mục tiêu những tháng cuối năm 2024 và trong năm 2025.

Rà soát, hoàn thiện chính sách, hệ thống pháp luật liên quan đến thị trường bất động sản và nhà ở xã hội là yêu cầu quan trọng đặt ra hiện nay.
Đại biểu - Cử tri

Phúc đáp ngay những yêu cầu thực tiễn

Ngày 28.10, Quốc hội đã tiến hành thảo luận về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội. Theo dõi các diễn biến sôi nổi của phiên họp qua các phương tiện thông tin đại chúng, cử tri, Nhân dân cả nước đánh giá rất cao quá trình làm việc kỹ lưỡng, trách nhiệm, khách quan của Quốc hội. Những kiến nghị thẳng thắn được đưa ra trong báo cáo giám sát đã khẳng định tinh thần chủ động vào cuộc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn và phúc đáp ngay đối với những vấn đề liên quan mật thiết với đời sống cử tri, Nhân dân và sự phát triển của đất nước.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa LÊ TIẾN LAM
Đại biểu - Cử tri

Cần giải pháp căn cơ giải quyết tình trạng lũng đoạn, thổi giá bất động sản

Sôi nổi, thẳng thắn, các ĐBQH đã đề xuất nhiều giải pháp có tính khả thi nhằm khắc phục hạn chế, bất cập của thị trường bất động sản và nhà ở xã hội... là ý kiến đánh giá của đại diện cơ quan dân cử các địa phương dự thính phiên thảo luận tại hội trường Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV ngày 28.10 về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Hòa Bình: Phát huy vai trò “nhạc trưởng” nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND
Đại biểu - Cử tri

Hòa Bình: Phát huy vai trò “nhạc trưởng” nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND

Thành công của mỗi kỳ họp HĐND tỉnh Hòa Bình Khóa XVII phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Công tác chuẩn bị các văn bản tài liệu, điều kiện cơ sở vật chất, hoạt động thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn, chất lượng dự thảo nghị quyết HĐND. Tuy nhiên, tất cả các yếu tố này chỉ phát huy được hiệu quả cao nhất khi có sự điều hành khoa học, sáng tạo, linh hoạt của Chủ tọa kỳ họp.

Khẳng định vị trí, vai trò của thiết chế văn hóa trong phát triển đất nước
Đại biểu - Cử tri

Khẳng định vị trí, vai trò của thiết chế văn hóa trong phát triển đất nước

Theo Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh Hà Tĩnh ĐÀO THỊ ANH NGA, chủ đề của Hội thảo Văn hóa năm 2024 diễn ra vào ngày mai (12.5) thực sự trúng trọng tâm, trọng điểm những vấn đề về văn hoá đang được Đảng, Nhà nước và đông đảo Nhân dân quan tâm… Kỳ vọng Hội thảo sẽ có được cái nhìn sâu sắc hơn về văn hóa và vai trò của các thiết chế văn hóa, thể thao; đồng thời, khẳng định được vị trí, vai trò của thiết chế văn hóa trong phát triển bền vững đất nước…

Bắc những nhịp cầu trách nhiệm
Đại biểu - Cử tri

Bắc những nhịp cầu trách nhiệm

Bằng cách làm sáng tạo, trách nhiệm, từ sau khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương có hiệu lực thi hành, nhiều địa phương, đại biểu dân cử đã làm tốt vai trò liên hệ với cử tri - nhịp cầu nối liền cử tri với Nhà nước. Qua đó, những ý kiến, đóng góp của cử tri được chuyển tải đến chính quyền để tiếp thu, giải quyết kịp thời, còn chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến được với cử tri, tạo đồng thuận và vận động, thuyết phục cử tri tham gia thực hiện. Cũng chính nhờ nhịp cầu này, hoạt động của cơ quan dân cử ngày càng thiết thực, “thời sự” và gắn với nhịp sống của xã hội nhiều hơn.

Hòa Bình: Đánh giá thực chất kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội
Đại biểu - Cử tri

Hòa Bình: Đánh giá thực chất kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội

Khảo sát tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết số 43) trên địa bàn các huyện Yên Thủy, Lạc Sơn, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị: Cần đánh giá bổ sung thêm hiệu quả, tác động của việc thực hiện chính sách đối với đời sống Nhân dân.

Nâng cao vị thế HĐND thành phố trong hệ thống chính trị Thủ đô
Đại biểu - Cử tri

Nâng cao vị thế HĐND thành phố trong hệ thống chính trị Thủ đô

Trong năm 2023, HĐND TP. Hà Nội đã tổ chức thành công các kỳ họp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ chung của Thủ đô. Qua đó, vị thế của HĐND thành phố ngày càng được nâng cao trong hệ thống chính trị Thủ đô.

Hà Nội: Xoá bỏ rào cản gây phiền hà công tác khám, chữa bệnh
Đại biểu - Cử tri

Hà Nội: Xoá bỏ rào cản gây phiền hà công tác khám, chữa bệnh

Thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) quan tâm đến lĩnh vực y tế, nhất là những nội dung liên quan đến bảo hiểm y tế bởi đây là vấn đề được cử tri trên cả nước đặc biệt quan tâm.

Hà Nội: Nhận diện vướng mắc, đề ra giải pháp ứng phó phù hợp
Đại biểu - Cử tri

Hà Nội: Nhận diện vướng mắc, đề ra giải pháp ứng phó phù hợp

Thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, các đại biểu Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội đánh giá bên cạnh những kết quả đã đạt được, các báo cáo cũng đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, những khó khăn, nhận diện những vướng mắc, thách thức sắp tới để đề ra các giải pháp ứng phó phù hợp.

Gỡ "nút thắt" cho các Chương trình mục tiêu quốc gia
Đại biểu - Cử tri

Gỡ "nút thắt" cho các Chương trình mục tiêu quốc gia

Dự thính phiên giám sát tối cao tại Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV về việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia hôm qua, 30.10, đại diện cơ quan dân cử địa phương cho rằng: các đại biểu trao đổi thẳng thắn, sôi nổi. Bên cạnh đưa ra những minh chứng cụ thể, nhiều ý kiến còn đề xuất bổ sung các giải pháp, kiến nghị cụ thể sửa đổi một số quy định hiện hành… nhằm sớm gỡ "nút thắt", góp phần đẩy nhanh tiến độ, chất lượng thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Tạo dựng hành lang pháp lý huy động lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Đại biểu - Cử tri

Tạo dựng hành lang pháp lý huy động lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Phải ra sức vận động quần chúng tham gia phong trào bảo vệ trị an”. Thực vậy, thực tiễn đã chứng minh Nhân dân chính là nền tảng, là nguồn sức mạnh to lớn trong công cuộc bảo đảm anh ninh trật tự (ANTT); nơi nào người dân tích cực tham gia hỗ trợ thì nơi đó phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc mạnh, an ninh trật tự tại cơ sở được bảo đảm.

Quảng Ninh: Rõ lộ trình, thẩm quyền giải quyết dứt điểm kiến nghị của cử tri
Đại biểu - Cử tri

Quảng Ninh: Rõ lộ trình, thẩm quyền giải quyết dứt điểm kiến nghị của cử tri

Sáng nay, 10.7, tại Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV đã xem xét Báo cáo tình hình, kết quả giải quyết kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thường lệ cuối năm 2022 tại Nghị quyết số 141/NQ-HĐND ngày 09.12.2022 của HĐND tỉnh và tại Báo cáo số 194/BC-HĐND ngày 15.12.2022 của Thường trực HĐND tỉnh. Báo cáo của UBND tỉnh cho thấy, việc quan tâm giải quyết nhanh chóng, dứt điểm các kiến nghị, đã tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Tiếp tục khẳng định quyết tâm đổi mới của Quốc hội
Hội đồng nhân dân

Tiếp tục khẳng định quyết tâm đổi mới của Quốc hội

Theo đại diện cơ quan dân cử, cử tri địa phương: Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV không những hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đã đề ra mà còn thể chế hóa nhiều nội dung quan trọng của kết quả Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII. Thành công của kỳ họp tiếp tục khẳng định quyết tâm đổi mới của Quốc hội trong công tác lập pháp, giám sát, quyết định vấn đề quan trọng của đất nước, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm trong mọi quyết sách, vì sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Để chuyển mục đích sử dụng rừng hiệu quả
Đại biểu - Cử tri

Để chuyển mục đích sử dụng rừng hiệu quả

Liên quan đến nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) về những khó khăn, vướng mắc trong chuyển mục đích sử dụng rừng để triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, ngày 22.6.2023, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 576/TTg-NN trả lời nội dung trên.

Kỳ vọng tinh thần chủ động, trách nhiệm của đại biểu
Hội đồng nhân dân

Kỳ vọng tinh thần chủ động, trách nhiệm của đại biểu

Hôm nay (22.5), Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV chính thức khai mạc. Đây là kỳ họp có khối lượng công việc lớn, nhiều việc khó, phức tạp, tác động lớn như liên quan đến pháp luật về đất đai, đấu thầu, kinh doanh bất động sản, chính sách nhà ở... Để hoàn thành chất lượng nhất chương trình nghị sự của kỳ họp, cử tri kỳ vọng các ĐBQH phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, tích cực đóng góp trí tuệ trong từng nội dung Quốc hội xem xét, quyết định.