Đóng góp của Phật giáo với dân tộc từ thời nhà Lý đến nay

Cuốn sách “Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay” do NXB Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, đã khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, đồng thời khẳng định giá trị của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Phật giáo đã có những đóng góp quan trọng. Với lịch sử hơn 2.000 năm, Phật giáo đã hội nhập và đồng hành như một thành tố quan trọng trong đời sống văn hóa - xã hội đất nước.

Đặc biệt, Phật giáo phát triển hưng thịnh và trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trong đời sống chính trị nước ta dưới triều đại nhà Lý. Trải qua chín đời vua với hơn 200 năm trị vì (1009 - 1225), cả Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo cùng tồn tại và phát triển.

Tuy nhiên, đạo Phật được các vua Lý tôn sùng và có những chính sách ưu ái, tạo điều kiện cho phát triển mạnh mẽ. Do vậy, Phật giáo trở thành tư tưởng chính thống quốc gia, chi phối mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có chính trị. Triều Lý đã phát huy yếu tố tích cực, tiến bộ của đạo Phật để phục vụ công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, chăm lo cuộc sống của nhân dân, góp phần xây dựng nền văn minh Đại Việt thịnh trị trong hơn hai thế kỷ.

s.jpg
Cuốn sách làm sáng tỏ đóng góp của Phật giáo với dân tộc. Ảnh: NXB Chính trị quốc gia Sự thật

Đến nhà Trần, Phật giáo tiếp tục phát triển rực rỡ và là một trong những giai đoạn Phật giáo hòa nhập sâu rộng vào lòng dân tộc. Sang thời Lê sơ thế kỷ XV - XVI, Nho giáo được chính quyền chọn làm hệ tư tưởng chính thống của nhà nước. Bước sang thế kỷ XX, Phật giáo tiếp tục nêu cao ngọn cờ yêu nước, kề vai sát cánh cùng toàn thể nhân dân cả nước đấu tranh giải phóng dân tộc.

Ngày nay, Phật giáo vẫn giữ nguyên vai trò, vị thế của mình trong đời sống dân tộc, một lòng phụng sự dân tộc, phụng sự chúng sinh theo phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. Tuy nhiên, Phật giáo Việt Nam hiện nay cũng đang đứng trước nhiều thách thức.

Với mong muốn làm rõ những đóng góp to lớn của Phật giáo đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, làm phong phú, sâu sắc thêm các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng hạnh phúc của con người và tư tưởng độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay” do Thượng tọa, TS. Thích Đức Thiện và ThS. Nguyễn Thái Bình đồng chủ biên.

Cuốn sách phác họa bức tranh toàn cảnh về bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội thời Lý, trong đó tinh thần đạo Phật không tách khỏi tinh thần dân tộc, văn hóa Phật giáo trở thành một bộ phận quan trọng của nền văn hóa dân tộc; đồng thời cho thấy di sản vật chất, tinh thần mà Phật giáo nhà Lý để lại cũng chính là tài sản quý giá, tài nguyên vô giá để Phật giáo hôm nay có thêm nhiều đóng góp cho sự phát triển của đạo và đời.

Văn hóa - Thể thao

Họa sắc xưa, tinh thần nay
Văn hóa - Thể thao

Họa sắc xưa, tinh thần nay

Không chỉ là di sản, lưu giữ ký ức ngàn đời, tranh dân gian vẫn đang viết tiếp câu chuyện của mình khi trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận trong cuộc sống hiện đại.

Khắc họa chân dung của mùa Xuân
Văn hóa - Thể thao

Khắc họa chân dung của mùa Xuân

Khi các nghệ nhân làng đào tất bật tỉa tót những gốc đào chuẩn bị mùa Tết, họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa lại chuyên tâm chăm chút từng bông hoa đào phơi phới trong hội họa; anh tâm sự mình đã tìm tòi, thể nghiệm qua nhiều đề tài khác nhau nhưng chỉ đến khi vẽ hoa đào mới mang lại cho anh nhiều xúc cảm hơn cả.