Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn tại huyện Đan Phượng (Hà Nội):

Đông đảo người dân Thủ đô trải nghiệm tham quan, mua sắm

Tối 6.11, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Đan Phượng đã diễn ra Lễ khai mạc Hội chợ Sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đan Phượng tổ chức.

Dự lễ khai mạc có: Thành ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Xuân Đại; Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đan Phượng Lê Văn Thìn; lãnh đạo các sở, ngành thành phố cùng đông đảo Nhân dân.

ong-nguyen-dinh-hoa.jpg
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Đình Hoa phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Đình Hoa cho biết, đến nay, TP. Hà Nội có 100% huyện, xã đạt chuẩn nông thôn mới, 188 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 76 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Huyện Thanh Trì được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Năm 2024 phấn đấu có thêm ít nhất 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, trong đó có huyện Đan Phượng và TP. Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Theo ông Nguyễn Đình Hoa, với vị thế là "đất trăm nghề", Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 334 làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống được UBND TP công nhận; có 1.090 HTX nông nghiệp đang hoạt động; 1.695 trang trại; 149 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Đáng chú ý, Hà Nội hiện có hơn 164 mô hình ứng dụng công nghệ cao, trên 13.000 sản phẩm nông lâm thủy sản đã được cấp mã truy xuất nguồn gốc (QRCode), đặc biệt Hà Nội và 43 tỉnh, thành phố trên cả nước đã chủ động, tích cực duy trì và hỗ trợ phát triển 977 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho TP. Hà Nội.

cat-bang-1.jpg
Các đại biểu cắt băng khai mạc Hội chợ

Đến nay, Hà Nội đã có 2.756 sản phẩm OCOP, trong đó: 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.491 sản phẩm 4 sao và 1.247 sản phẩm 3 sao. Năm 2024, thành phố tiếp tục đánh giá, phân hạng khoảng 500 sản phẩm nhằm hỗ trợ các chủ thể OCOP phát triển, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Thủ đô, trong nước và tiến tới xuất khẩu.

Tuy nhiên, sản lượng sản xuất nông nghiệp hiện tại của thành phố mới chỉ đáp ứng được khoảng 35%- 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu người dân đang làm việc và sinh sống tại TP. Hà Nội. Số còn lại phải nhập từ các tỉnh, thành phố khác và nhập khẩu từ nước ngoài.

Theo đó, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, thực hiện liên kết Hà Nội với cả nước và cả nước với Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2024 tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Đan Phượng.

cac-dai-bieu-tham-quan-cac-gian-hang.jpg
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đan Phượng Lê Văn Thìn giới thiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương

Ông Hoa nhấn mạnh: Hội chợ lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp của Hà Nội. Đây là cơ hội giúp các chủ thể, các doanh nghiệp, các hộ sản xuất tăng cường kết nối giao thương, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng, tiếp cận thị trường, nhất là việc đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, hệ thống phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP...

Hội chợ cũng là dịp để các chủ thể, doanh nghiệp và cộng đồng tăng cường kết nối giao thương, trao đổi kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất, xây dựng thương hiệu và tìm đầu ra cho sản phẩm, trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi số, tiếp cận với công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật mới nhằm góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm và phát triển chuỗi giá trị nông sản bền vững.

Ban tổ chức kỳ vọng, hội chợ góp phần thiết thực trong phát triển kinh tế khu vực nông thôn; bảo tồn, phát triển làng nghề và Chương trình xây dựng nông thôn mới tại các địa phương, đồng thời cũng đẩy mạnh tuyên truyền cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Hội chợ được tổ chức trong thời gian 4 ngày, từ ngày 6 đến 9.11.2024. Với trên 80 gian hàng sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn, sản phẩm OCOP và các khu trưng bày trải nghiệm du lịch làng nghề, sản phẩm OCOP gắn với nông nghiệp, nông thôn xây dựng nông thôn mới, và trên 1.000 sản phẩm tham gia hội chợ đến từ các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội và 21 tỉnh, thành phố trong nước có gian hàng tham gia... Hội chợ hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo Nhân dân và du khách về tham quan, trải nghiệm mua sắm các mặt hàng tại đây.

Xã hội

Đẩy mạnh công tác tuyền truyền, giáo dục pháp luật cho trẻ em. Ảnh: Mỹ Hạnh
Đời sống

Bảo đảm tiến độ, kết quả giải quyết các vụ án xâm hại trẻ em

Công an tỉnh An Giang cho biết, hành vi xâm hại trẻ em, nhất là xâm hại tình dục trẻ em có biểu hiện rất đa dạng. Theo số thống kê trong năm 2024, tình hình tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng, mang tính chất nghiêm trọng.

Đắk Lắk: Triển lãm 150 tác phẩm tranh cổ động tuyên truyền về xây dựng môi trường văn hóa
Xã hội

Đắk Lắk: Triển lãm 150 tác phẩm tranh cổ động tuyên truyền về xây dựng môi trường văn hóa

Sáng 7.11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp Sở VHTTDL tỉnh tổ chức triển lãm tranh cổ động tuyên truyền về xây dựng môi trường văn hóa và chào mừng kỷ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024).

ABBank và Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam chính thức chung tay vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em
Đời sống

ABBank và Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam chính thức chung tay vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) cùng Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN - thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) chính chức ký kết thỏa thuận tài trợ năm 2024, mở đầu cho việc đặt quan hệ hợp tác, cam kết đồng hành triển khai các dự án cộng đồng vì trẻ em Việt Nam.

Kết nối cung - cầu, thúc đẩy nuôi trồng, tiêu thụ dược liệu và sản phẩm cổ truyền
Sức khỏe

Kết nối cung - cầu, thúc đẩy nuôi trồng, tiêu thụ dược liệu và sản phẩm cổ truyền

Nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi, đầu tư, bảo tồn, phát triển, phát huy tiềm năng thế mạnh của dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu Việt Nam; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Cục quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) cùng Công ty Cổ phần Hội chợ Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam – VIETFAIR phối hợp tổ chức “Hội chợ Dược liệu, Y Dược cổ truyền và các Sản phẩm từ Dược liệu toàn Quốc lần thứ Hai, năm 2024 – VIETRAMED EXPO 2024”.

Bạc Liêu có nhiều doanh nghiệp thủy sản, thu hút số lượng lớn lao động trên địa bàn tỉnh (Ảnh: Duy Anh)
Đời sống

Ngành lao động quyết tâm cao cho mục tiêu giảm nghèo

Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, tỉnh Bạc Liêu đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong công tác giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, với mục tiêu phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập, thời gian qua, ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh Bạc Liêu đã triển khai thực hiện nhiều chính sách, định hướng quan trọng.