Đồng Đăng – Trà Lĩnh: Cung đường của khát vọng “vượt mức không ai cao bằng” -0

Đồng Đăng – Trà Lĩnh: 

Cung đường của khát vọng “vượt mức không ai cao bằng”

.

Hơn 60 năm từ ngày Bác Hồ lên thăm Cao Bằng lần cuối, vùng đất phên dậu Tổ quốc đang đứng trước thời cơ có một không hai để hiện thực hóa lời dặn “vượt mức cao không ai bằng” của Người – cũng chính là khao khát của người dân sống bên trong 333km đường biên giới.

Đồng Đăng – Trà Lĩnh: Cung đường của khát vọng “vượt mức không ai cao bằng” -0
Một góc hành phố Cao Bằng. Ảnh: baoxaydung

Xã Chí Thảo, huyện Quảng Hòa là điểm cuối của dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng). Sinh ra rồi lớn lên ở đây, ông Nông Văn Tập, 63 tuổi, trông ngóng ngày dự án khởi công và hoàn thành. “Người ta nói đường mở tới đâu, kinh tế phát triển tới đó. Vì thế, từ mấy năm nay, nghe tin có dự án cao tốc, bà con chúng tôi ai cũng vui mừng và chờ đợi!”.

Khao khát của người dân - lãnh đạo Cao Bằng qua các nhiệm kỳ vô cùng thấu hiểu! Vài năm trước, lãnh đạo tỉnh về Hà Nội, chủ động tìm nhà đầu tư cho dự án đã nằm trên giấy nhiều năm vì tổng mức đầu tư quá lớn này.

Đồng Đăng – Trà Lĩnh: Cung đường của khát vọng “vượt mức không ai cao bằng” -0

“Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh là khát vọng từ lâu của người dân, của nhiều khóa lãnh đạo Cao Bằng”, nguyên Bí thư Lại Xuân Môn nhiều lần nói vậy! Con đường này được xác định là động lực giúp Cao Bằng đột phá phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm mục tiêu an ninh, quốc phòng và hiện thực hóa dặn của Bác Hồ trong buổi nói chuyện với các cán bộ lãnh đạo của tỉnh đầu xuân năm 1961: “Cao Bằng phải cao bằng những tỉnh tốt nhất, tốt nhất là Cao Bằng vượt mức cao không ai bằng”.

Cao Bằng quả là có những lợi thế phát triển không nơi nào có được! Đây là vùng đất của những địa danh lịch sử là niềm tự hào của cả nước - Hang Pác Bó, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau những năm tháng ra đi tìm đường cứu nước; khu rừng Trần Hưng Đạo - nơi chứng kiến sự ra đời của Quân đội nhân dân Việt Nam. Hơn 333km đường biên giới với Trung Quốc là cơ hội tuyệt vời để Cao Bằng phát triển kinh tế cửa khẩu. Vùng địa đầu Tổ quốc cũng đầu ắp tiềm năng phát triển du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh, trong đó có Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu...

Đồng Đăng – Trà Lĩnh: Cung đường của khát vọng “vượt mức không ai cao bằng”

Vậy nhưng, những con đèo dốc quanh co, xoáy trôn ốc, nhiều đoạn xuống cấp gây ách tắc đã cô lập Cao Bằng và làm nản lòng các nhà đầu tư có ý định đóng chân ở vùng đất này.

Trong cuộc tiếp xúc chính thức đầu tiên với lãnh đạo tỉnh Cao Bằng về dự án cao tốc Trà Lĩnh – Đồng Đăng vài năm trước, ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả, mở đầu bằng câu chuyện: Một bệnh nhân ở Cao Bằng phải xuống Hà Nội cấp cứu, di chuyển bằng con đường hiện nay mất 6 tiếng đồng hồ với rất nhiều khúc cua tay áo thì làm sao cứu nổi!

“Nhìn từ lợi ích kinh tế - xã hội, cho người dân, chúng tôi nghĩ chắc chắn Cao Bằng phải có con đường khác thuận lợi hơn”, ông Hồ Minh Hoàng nói.

Kể từ đó, các bước đi cụ thể của dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh đã được các bên liên quan tiến hành bài bản, chuyên nghiệp và kiên trì với một quyết tâm cao độ. Đặc biệt, lãnh đạo tỉnh Cao Bằng và Tập đoàn Đèo Cả mong muốn làm cho cao tốc này trở thành cung đường đẹp nhất Việt Nam.

Đồng Đăng – Trà Lĩnh: Cung đường của khát vọng “vượt mức không ai cao bằng” -0

Tháng 12.2020, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc một số hạng mục công trình thuộc dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh. Lãnh đạo tỉnh nhấn mạnh, đây là tuyến đường đặc biệt ở nơi cội nguồn cách mạng. Tuyến đường không chỉ phục vụ cho giao thông đi lại thuận lợi mà còn là biểu tượng văn hóa lịch sử, có ý nghĩa chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Việc tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc của tuyến cao tốc này hướng đến mục tiêu tạo điểm nhấn, xây dựng công trình kiểu mẫu, cũng là tuyến đường độc đáo của Việt Nam.

Trong số 5 đơn vị tư vấn, thiết kế đã tham gia, phương án của Liên danh Công ty CP Tư vấn xây dựng A2Z được Hội đồng chấm thi trao giải A do đạt được nhiều tiêu chí như: sáng tạo, độc đáo, hiện đại và có bản sắc.

Đơn vị tư vấn đã đưa hình ảnh núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn), tượng đài chiến thắng Đông Khê (Cao Bằng), núi non thác Bản Giốc tại nhiều cửa hầm để tạo điểm nhấn cảnh quan.

Những cầu cạn bắc qua thung lũng được thiết kế hình chiếc nỏ, đàn tính đậm bản sắc dân tộc vùng núi Cao Bằng. Các nút giao cửa ngõ vào thành phố được đặt nhiều tượng đài vua Quang Trung, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và hình tượng hoa sen, đàn tính.

Quyết định lựa chọn phương án kiến trúc này cho dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, lãnh đạo tỉnh Cao Bằng hy vọng sau khi hoàn thành, đây sẽ là tuyến đường có kiến trúc đẹp nhất Việt Nam.

Nếu không có gì thay đổi, dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh sẽ khởi công vào ngày 22.12 tới – đúng dịp kỷ niệm 79 năm ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam ra đời tại Cao Bằng với mục tiêu phấn đấu đến 22.12.2025, tức là sau 2 năm, sẽ đi vào hoạt động.  

“Từ lòng dân Chí Thảo suy ra, tôi chắc chắn bà con cả tỉnh đều mong sớm có cao tốc để đi lại thuận tiện hơn và đời sống khấm khá hơn”, ông Nông Văn Tập nói khi nghe tin dự án sắp được khởi công.

Đồng Đăng – Trà Lĩnh: Cung đường của khát vọng “vượt mức không ai cao bằng” -0

Người dân khao khát, địa phương và nhà đầu tư tràn đầy quyết tâm, “điều cuối cùng chờ đợi” là quyết định của Quốc hội - nâng tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án này.

Theo phương án đề xuất ban đầu, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án là trên 14.330 tỷ đồng. Dù ngân sách còn nhiều khó khăn, tỉnh Cao Bằng đã cố gắng bố trí 4.080 tỷ đồng, vốn ngân sách Trung ương 2.500 tỷ đồng, phần còn lại là 7.750 tỷ đồng sẽ huy động từ các nhà đầu tư và ngân hàng tài trợ vốn.

Đến nay, dự án đã chọn được nhà đầu tư nhưng vẫn loay hoay ở khúc thương thảo hợp đồng, bởi lẽ sau khi thẩm định thấy doanh thu, lưu lượng thực tế quá thấp, nhà tài trợ chỉ cam kết rót 2.500 tỷ đồng thay vì 4.300 tỷ đồng như ban đầu.

Trong bối cảnh đó, nếu không có giải pháp tăng vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương lên 5.720 tỷ đồng (thêm 3.220 tỷ đồng), đồng thời, nhà đầu tư tăng phần vốn góp lên 2.030 tỷ đồng (thêm gần 600 tỷ đồng) thì hành trình hiện thực hóa lời căn dặn của Bác và cung đường khát vọng của người dân Cao Bằng, cung đường có kiến trúc đẹp nhất Việt Nam khó lòng trở thành hiện thực!

Hà Lan

Xuân Tùng trình bày

Đồng Đăng – Trà Lĩnh: Cung đường của khát vọng “vượt mức không ai cao bằng” -0

EMagazine

Cô giáo "vén mây" giúp trẻ vùng cao làm bạn với tiếng Anh
Giáo dục

Cô giáo "vén mây" giúp trẻ vùng cao làm bạn với tiếng Anh

Trên cung đường đèo quanh co, trắc trở lên Bản Mù, huyện Trạm Tấu chứng kiến hành trình cô giáo Nguyễn Hải Quyên - Trường TH&THCS Võ Thị Sáu, Thị xã Nghĩa Lộ, mang tiếng Anh đến bản vùng cao khó khăn nhất của tỉnh Yên Bái, nơi ngày đêm lẩn khuất trong sương mù.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã phát biểu kết thúc Phiên chất vấn.
Thời sự Quốc hội

Với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay”, khẩn trương khắc phục những hạn chế, có giải pháp mới thực hiện hiệu quả hơn các nhiệm vụ

Lời Tòa soạn: Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, đồng hành cùng với Chính phủ, cùng các cơ quan, tổ chức trong cả hệ thống chính trị, quyết tâm vượt qua các khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu năm 2025 và những năm tiếp theo, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã phát biểu kết thúc Phiên chất vấn. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và phát biểu khai mạc Phiên chất vấn. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Nỗ lực cao nhất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới với ý chí, niềm tin vào tương lai phát triển mạnh mẽ

Lời Tòa soạn: Sáng nay, Quốc hội bắt đầu Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám với 3 nhóm lĩnh vực. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì, phát biểu khai mạc và điều hành phiên chất vấn. 

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu: 

Tạo động lực đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới
EMagazine

Tạo động lực đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới

Ngày mai (9.11), dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Đây là một trong những dự án luật được đông đảo cử tri quan tâm và đội ngũ nhà giáo mong đợi từ lâu… Kỳ vọng, khi luật được ban hành và có hiệu lực sẽ góp phần đổi mới công tác quản lý nhà nước về nhà giáo, giúp nâng cao tính chủ động của cơ quan quản lý giáo dục các cấp; đồng thời, sẽ là hành lang pháp lý vững chắc để phát triển đội ngũ nhà giáo, tạo động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục nước ta lên tầm cao mới.

Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới
Thời sự Quốc hội

Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới

Lời Tòa soạn: Tối 14.10, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương Hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

CHỐNG LÃNG PHÍ
Sự kiện nổi bật

CHỐNG LÃNG PHÍ

Lời Toà soạn: Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí. Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với tiêu đề "Chống lãng phí".

Bài cuối: Sớm xây dựng bộ cơ sở dữ liệu hiện trạng phục vụ công tác cảnh báo, ứng phó
Trên đường phát triển

Bài cuối: Sớm xây dựng bộ cơ sở dữ liệu hiện trạng phục vụ công tác cảnh báo, ứng phó

Với tập quán sinh sống ven sông, rạch, ven biển, nhiều hoạt động kinh tế - xã hội chủ yếu dựa vào sông nước nên đối với Vĩnh Long hay các địa phương khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, khi xảy ra sạt lở là ảnh hưởng trực tiếp ngay đến người dân. Vì vậy, mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng sụt lún, sạt lở; phát triển, bảo vệ, khai thác bền vững đất, rừng, tài nguyên, khoáng sản; bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững là nhiệm vụ được cấp ủy, chính quyền địa phương xác định phải tập trung thực hiện với các giải pháp cả cấp bách lẫn lâu dài.

 Bài 2: Ưu tiên nguồn lực cho các giải pháp công trình, phi công trình phòng, chống sạt lở
Trên đường phát triển

Bài 2: Ưu tiên nguồn lực cho các giải pháp công trình, phi công trình phòng, chống sạt lở

Xác định những tác động của sạt lở đến đời sống kinh tế - xã hội, thời gian qua, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã tập trung thực hiện song song các giải pháp phi công trình và công trình trong phòng, chống sạt lở. Các giải pháp phi công trình được đánh giá đã giảm thiểu hiệu quả các tác động từ tự nhiên; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng đối với phòng, chống sạt lở. Trong khi đó, các công trình hướng tới giải quyết dứt điểm hiện tượng sạt lở bờ sông ở những nơi nguy hiểm, xây dựng khu tái định cư bố trí hàng trăm hộ dân vùng sạt lở nguy hiểm về nơi ở mới, an toàn và góp phần chỉnh trang các đô thị, khu dân cư theo hướng văn minh, hiện đại…

Bài 1: Vĩnh Long triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ sông
Trên đường phát triển

Bài 1: Vĩnh Long triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ sông

Trong những năm qua, tình hình sạt lở bờ sông tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra rất phức tạp, có xu hướng gia tăng cả về phạm vi và quy mô; nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng con người và trực tiếp làm thiệt hại tài sản, cơ sở hạ tầng của Nhà nước và người dân. Tại Vĩnh Long, địa phương đang triển khai đồng bộ, căn cơ nhiều giải pháp ngắn hạn và dài hạn nhằm tăng cường công tác dự báo, ứng phó và khắc phục hậu quả do sạt lở bờ sông gây ra

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc Diễn văn kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Ảnh: Trí Dũng
Sự kiện nổi bật

Sớm xây dựng Hà Nội trở thành "Thủ đô xã hội chủ nghĩa” như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xứng tầm Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước

Lời Tòa soạn: Sáng nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Thành phố Hà Nội đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954-10.10.2024). Thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đọc Diễn văn kỷ niệm. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống Nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát
Sự kiện nổi bật

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống Nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát

Lời Toà soạn: Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều địa phương Bắc Bộ, nhưng ngay trong những thời khắc khó khăn nhất luôn có sự vào cuộc chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, qua đó góp phần giảm đến mức tối đa thiệt hại.

Ngày 21.9, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết: "Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống Nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát". Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc
Chính trị

Tập trung cao nhất các công việc “về đích” để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chuẩn bị tốt nhất cho Đại hội XIV của Đảng

Lời Tòa soạn: Chiều nay, 20.9, sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và họp phiên bế mạc. Tại Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu bế mạc quan trọng.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc:

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

titlecolor:3
Quốc hội và Cử tri

Cần kiên trì, nhất quán, thống nhất trong quan điểm chỉ đạo và tổ chức thực hiện

Cần phải tập trung chỉ đạo để hoàn thiện các văn bản thuộc thẩm quyền, đồng thời đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên, liên tục đến tất cả các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất trong nhận thức và tổ chức thực hiện. Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân với Báo Đại biểu Nhân dân về các nội dung liên quan đến việc áp dụng Bảng giá đất theo quy định tại khoản 1, Điều 257, Luật Đất đai năm 2024.

titlecolor:2
Chính trị

Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

TÔ LÂM- Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Lời Tòa soạn: Trong không khí phấn khởi, tự hào của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đón chào kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2.9.1945 - 2.9.2024), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam TÔ LÂM đã có bài viết quan trọng với tiêu đề: “Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu: