Những ánh sao Khuê:

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác vận động quần chúng của Đảng

Nguyễn Túc- Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Công lao của đồng chí Hoàng Quốc Việt đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ghi nhận, đánh giá cao. Đồng chí là người thứ tư được tặng Huân chương Sao vàng khi còn đương chức (sau Bác Hồ, Bác Tôn và đồng chí Võ Nguyên Giáp).

Đồng chí Hoàng Quốc Việt tên thật là Hạ Bá Cang, sinh ngày 28.5.1905. Là con út của một gia đình nhà nho nghèo, đông con, mẹ mất sớm, cha già yếu, nhờ sự nuôi dưỡng, chăm sóc của các anh chị, đồng chí mới có điều kiện để học hết cao đẳng tiểu học rồi thi đỗ vào Trường Bách nghệ Hải Phòng. Sống giữa thành phố Cảng, được tiếp xúc với thực tại xã hội đương thời, Hạ Bá Cang sớm hiểu được nỗi cay đắng của một dân tộc bị nô lệ và mang nặng mối căm thù bọn thực dân cướp nước và bọn tay sai bán nước. Tiếng bom Phạm Hồng Thái ở Quảng Châu càng thôi thúc anh và bạn bè cùng chí hướng lao vào các phong trào yêu nước như đòi thả Phan Bội Châu, đòi để tang Phan Châu Trinh…

Năm 1925, bị đuổi khỏi trường vì đã tham gia đoàn biểu tình chặn đường tên toàn quyền Varen từ Đồ Sơn về Hải Phòng đưa yêu sách đòi thả Phan Bội Châu, đồng chí trở về quê. Chính tại đây, đồng chí làm quen với Ngô Gia Tự, người thanh niên trường Bưởi cũng đã bị đuổi học vì cùng học sinh Hà Nội đấu tranh chống xử án cụ Phan Bội Châu.

Trong những năm 1925-1927, Hạ Bá Cang vào làm thợ mỏ ở Phấn Mễ (Thái Nguyên), Mạo Khê (Quảng Ninh) rồi trở về Hải Phòng làm thợ nguội tại nhà máy cơ khí Carông với hy vọng ở nơi đông đúc thợ thuyền và đã từng nổ ra những cuộc đấu tranh gay gắt, ắt tìm được đoàn thể cách mạng. Quả nhiên, đồng chí đã gặp lại Lương Khánh Thiện, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu - những người đã giúp đỡ và kếp nạp mình vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Đầu năm 1929, do hoạt động trong phong trào cách mạng, đồng chí bị đuổi khỏi nhà máy và bước vào cuộc đời của một nhà hoạt động cách mạng chuyên nghiệp.

Trong hồi ký “Chặng đường nóng bỏng”, đồng chí đã tâm sự: “Tôi được sống những ngày tuyệt đẹp của tuổi thanh xuân, đã tìm thấy lý tưởng, được tôi luyện trong những cuộc đấu tranh giai cấp sôi động, được chứng kiến và tham gia chuyển những chi bộ Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội thành những chi bộ Cộng sản đầu tiên, được góp phần mình chuẩn bị cho Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời”.

Năm 1929, được Đảng cử vào Nam để cùng Ngô Gia Tự, Lê Văn Lương tuyên truyền mở rộng ảnh hưởng của Đảng, đồng chí đã lăn lộn và gắn bó với thợ thuyền và bà con lao động nghèo ở xóm Chiếu, Khánh Hội, Thủ Thiêm. Cuối năm, đồng chí được cử sang Pháp để liên hệ với Đảng Cộng sản Pháp xin tài liệu và đề nghị bạn giúp đỡ Đảng ta có thêm điều kiện hoạt động. Chuyến đi đầy gian khổ nhưng trót lọt đó không chỉ đặt đường dây liên lạc bí mật giữa Đảng ta với Đảng bạn, mà còn là dịp giúp đồng chí mở rộng tầm nhìn và thấm thía thế nào là tình cảm quốc tế vô sản.

Về đến Sài Gòn, hay tin Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập trên cơ sở hợp nhất các Đảng Cộng sản hiện có ở các xứ, đồng chí lại được cử thay mặt bộ phận Đông Dương Cộng sản ở Nam Kỳ ra dự hội nghị thực hiện việc hợp nhất. Nhưng đến Hải Phòng, mới kịp gặp đồng chí Trần Phú để nghe thông báo nội dung và chương trình nghị sự thì đồng chí đã bị bắt cùng nhiều đồng chí khác. Do biến cố này nên mãi đến tháng 10.1930, hội nghị hợp nhất mới họp được. Đồng chí được Hội nghị nhất trí cử vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, mặc dù đang còn ở trong tù.

Đầu năm 1931, tòa án đề hình Kiến An kết án đồng chí tù chung thân biệt xứ, đưa lên giam ở Hỏa Lò, Hà Nội, rồi đày ra Côn Đảo cùng các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ...

Mùa thu năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận Nhân dân Pháp, đồng chí được trả về đất liền. Và từ đó đến năm 1945, suốt 10 năm trời, như đồng chí Trường Chinh đã nhận xét: với đôi chân khập khiễng, kết quả của những trận đòn thù của mật thám Pháp ở Hải Phòng năm 1930, khi “khăn đóng, áo dài”, khi “complê cravat”, anh đã dọc ngang khắp nước, để móc mối, gây dựng, củng cố và phát triển cơ sở Đảng, phát triển phong trào, bất chấp sự rình rập, chăng bẫy ngày đêm của kẻ thù.

Ra đến Bắc, đồng chí được phân công cùng đồng chí Trường Chinh phụ trách tờ báo của Đảng ở Bắc Kỳ.

Năm 1937, đồng chí được cử làm Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ.

Tháng 3.1938, đồng chí được cử đi dự Hội nghị Trung ương tại Hóc Môn, Bà Điểm bàn về công tác Mặt trận của Đảng trong tình hình mới nhằm tập hợp lực lượng quần chúng đông đảo chống bọn phản động thuộc địa, chống chiến tranh phát xít. Vừa về đến Hà Nội, đồng chí cùng nhiều đồng chí khác bị thực dân Pháp trục xuất ra khỏi Hà Nội. Nhân cơ hội này Trung ương phân công đồng chí về nông thôn gây dựng cơ sở chuẩn bị cho giai đoạn đấu tranh mới.

Trong những năm 1941-1945, với cương vị Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng kiêm Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, vẫn đôi chân khập khiễng, khi lên rừng núi, lúc đi xuống đồng bằng, lúc vào Nam, khi ra Bắc, rồi lặn lội lên tận Pắc Bó (Cao Bằng) dự Hội nghị Trung ương VIII của Đảng vào tháng 5.1941 do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc triệu tập để phát triển và hoàn chỉnh đường lối của Đảng về vấn đề giải phóng dân tộc, thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh (tức Mặt trận Việt Minh). Hội nghị đã cử ra Ban chấp hành Trung ương mới do đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư, các đồng chí Hoàng Văn Thụ, Hạ Bá Cang được bầu vào Thường vụ Trung ương.

Cách mạng càng phát triển, đồng chí càng đi sâu vào công tác Dân vận - Mặt trận của Đảng, chuyên lo công tác vận động quần chúng. Giữa năm 1945, đồng chí cùng các vị đại diện Mặt trận Việt Minh tiến hành chuyến công tác ngoại giao đầu tiên, vượt biên giới sang Trung Quốc nhằm thăm dò ý đồ của Tưởng Giới Thạch lăm le muốn lấy danh nghĩa “Đồng minh” đưa “Hoa quân nhập Việt”. Đồng chí mang tên Hoàng Quốc Việt từ chuyến đi ấy.

Cũng năm 1945 lịch sử đó, đồng chí được Thường vụ Trung ương Đảng, Quốc dân Đại hội Tân Trào, Mặt trận Việt Minh và Bác Hồ cử đi kiểm tra tình hình chuẩn bị khởi nghĩa ở các tỉnh từ Bắc vào Nam và giúp Xứ ủy Nam Kỳ củng cố chính quyền cách mạng, mở rộng Mặt trận Dân tộc Thống nhất. Chính đồng chí đã viết những dòng sau đây điện ra cho Trung ương và Bác Hồ: “Hai mươi mốt tỉnh tôi đi qua đều đã giành được chính quyền, khắp lục tỉnh Nam Bộ cũng đã xong”.

Trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, đồng chí Hoàng Quốc Việt được Đảng, Chính phủ và Bác Hồ giao nhiều trọng trách. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951), đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị.

Với 26 năm liên tục ở cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam và hơn chục năm là Phó Chủ tịch Liên hiệp Công đoàn Thế giới, đồng chí đã góp phần quyết định vào việc xây dựng cơ chế làm chủ của công nhân viên chức Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.

Vừa là Chủ tịch Tổng Công đoàn, vừa là Trưởng ban Mặt trận, Trưởng ban Dân vận - Mặt trận của Đảng, rồi Chủ tịch và sau đó là Chủ tịch Danh dự của Mặt trận, đồng chí đã có những cống hiến to lớn vào việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết các dân tộc. Với thái độ chân thành, khiêm tốn, quan tâm và chăm lo cho mọi người, lắng nghe ý kiến của mọi người, nhất là những vị tiêu biểu trong các dân tộc, các tôn giáo, trong trí thức và các tầng lớp xã hội, đồng chí đã được mọi người tin yêu, kính trọng.

Đối với hoạt động nhà nước, đồng chí Hoàng Quốc Việt được ủy nhiệm đứng ra tổ chức hệ thống Viện Kiểm sát Nhân dân và là Viện trưởng đầu tiên trong suốt 16 năm của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Đồng chí đã góp phần quyết định trong việc xác lập vị trí của tổ chức rất mới này trong thể chế Nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

Công lao của đồng chí Hoàng Quốc Việt đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ghi nhận và đánh giá cao. Đồng chí là người thứ tư được tặng Huân chương Sao vàng khi còn đương chức (sau Bác Hồ, Bác Tôn và đồng chí Võ Nguyên Giáp). Hiện nay nhiều trường học, đường phố, công viên trong cả nước được vinh dự mang tên Hoàng Quốc Việt.

Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai tại TP. Cẩm Phả
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai tại TP. Cẩm Phả

Sáng 18.9, Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại TP. Cẩm Phả.

Quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư.
Chính sách và cuộc sống

Bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật gồm Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư và Luật Đấu thầu; trong đó, dự thảo Luật bổ sung quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt - đây được coi là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư lần này và sẽ giúp rút ngắn rất nhiều thời gian thực hiện dự án.

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật
Quốc hội và Cử tri

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, phải đổi mới việc triển khai và kiểm tra thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội một cách “tới nơi, tới chốn”. Tinh thần là chỗ nào làm tốt thì phải biểu dương, khen thưởng kịp thời, chỗ nào làm chưa tốt phải có phê bình, kiểm điểm.

Cấp bách nhưng không được nóng vội
Chính sách và cuộc sống

Cấp bách nhưng không được nóng vội

“Chúng tôi đã chấp hành nghiêm chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo cấp cao là phải tập trung rà soát, xây dựng để sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực làm sao để có thể thông qua tại một kỳ họp”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết tại Phiên họp ngày 12.9 vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ảnh minh họa
Lập pháp

Vướng mắc do thiếu văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền địa phương

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, hầu hết văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 thuộc thẩm quyền của địa phương hiện chưa được ban hành. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các luật bởi nhiều nội dung quan trọng đã được phân cấp cho chính quyền địa phương.

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân

Chiều 16.9, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia và Giám đốc Công ty Điện lực Hà Tĩnh Phạm Công Thành đồng chủ trì hội nghị.

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai
Quốc hội và Cử tri

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai

Ngày 16.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại TP. Uông Bí và kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão tại Khu liên hợp thể thao Quảng Ninh.

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động
Quốc hội và Cử tri

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo khoa học "55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan trung ương" ngày 29.8, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, xây dựng Đảng về đạo đức gắn với xây dựng văn hóa liêm chính, coi văn hóa liêm chính là nền tảng xây dựng ý thức và đạo đức của cán bộ, đảng viên; đồng thời xây dựng văn hóa liêm chính để “không muốn” tham nhũng, tiêu cực. Theo PGS.TS BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, đây là thông điệp mạnh mẽ, rằng văn hóa liêm chính không chỉ là khẩu hiệu, mà phải dẫn lối cho mọi hành động và quyết định.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dự Phiên họp thứ 2 Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát Quốc hội và HĐND
Quốc hội và Cử tri

Công cụ hữu hiệu để thu thập thông tin

Năm 2010 đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của Quốc hội, những phiên giải trình tại phiên họp của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được tổ chức thực hiện. Vào thời điểm đó, phiên giải trình của Hội đồng Dân tộc về chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số và phiên giải trình của Ủy ban Về các vấn đề xã hội (nay là Ủy ban Xã hội) về chuẩn nghèo và tình hình thực hiện các chính sách về giảm nghèo được thí điểm tổ chức đã mở ra một phương thức mới trong việc thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Quang cảnh phiên tòa xét xử một vụ án hành chính. Nguồn: lsvn.vn
Chính sách và cuộc sống

Xử nghiêm người không thi hành án hành chính

Các chế tài xử lý hành chính thế nào khi người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp với các cơ quan tư pháp? Có chế tài đối với người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp, thậm chí không cung cấp thông tin và khi thi hành án là không tự giác thi hành án. Việc đấy phải có chế tài xử lý cho nghiêm.

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông
Quốc hội và Cử tri

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” với Chính phủ, các thành viên Đoàn giám sát chỉ ra thực tế mất cân đối phát triển giữa 5 loại hình giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, đường hàng không và đường hàng hải.

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn
Chính sách và cuộc sống

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn

Phát huy truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, những ngày này, người dân cả nước đang một lòng hướng về các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại bởi bão số 3. Nhiều hoạt động quyên góp, ủng hộ đã được triển khai và đã đến được nơi cần đến, góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Quốc hội và Cử tri

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Cho ý kiến về dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có ý kiến đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục đánh giá đầy đủ các tác động của thủ tục hành chính được quy định trong dự thảo Luật liên quan đến việc lập xác nhận phiếu kiểm soát mua bán hóa chất cần kiểm soát đặc biệt; vấn đề tái xuất, tiêu hủy hóa chất cấm đã sản xuất hoặc nhập khẩu mà không sử dụng hết… nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tránh gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Quyết định di tản của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ (thứ 2 từ trái qua) đã bảo vệ an toàn tính mạng cho 115 người dân thôn Kho Vàng.
Chính sách và cuộc sống

Nghĩ từ quyết định táo bạo của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ

115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai không mất tích, không bị lũ cuốn trôi, họ đã được tìm thấy và vẫn an toàn ở nơi trú ẩn trên núi là tin mừng lớn trong những ngày nhiều tin xấu vừa qua; có kinh nghiệm với đồi núi, đặc biệt là dám nghĩ, dám làm, Trưởng thôn Kho Vàng, anh Vàng Seo Chứ (33 tuổi), đã đưa ra một quyết định táo bạo, cứu cả thôn khỏi nguy cơ bị vùi lấp do sạt lở.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát tại huyện Vân Đồn và Cô Tô
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát tại huyện Vân Đồn và Cô Tô

Ngày 13.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại huyện Vân Đồn và Cô Tô.

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, một trong những nguyên nhân giúp chỉ tiêu về phòng, chống tội phạm đạt tỷ lệ cao là nhờ chủ trương đưa công an chính quy về cấp xã. Khi lực lượng này về với xã thì rất gần dân và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có tác dụng rất rõ. Nhờ vậy, đã bảo đảm thực hiện phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật ngay tại địa bàn, cơ sở.

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga
Quốc hội và Cử tri

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga

Chuyến thăm đã thành công hết sức tốt đẹp và hơn mong đợi. Với những kết quả cụ thể và toàn diện đạt được, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNG khẳng định, chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga; triển khai, cụ thể hóa nội dung Thỏa thuận cấp cao giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Putin vào tháng 6.2024.

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật
Quốc hội và Cử tri

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật

Rà soát dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp sáng qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, có thể bỏ được khoảng 1/3 số điều. Lý do có thể bỏ được nhiều như thế không hẳn là do cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật này chuẩn bị chưa kỹ.

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga

Trong 3 ngày diễn ra chuyến thăm, phía Nga đã dành cho Chủ tịch Quốc hội ta và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam những nghi lễ đón tiếp ở mức cao, chu đáo, trọng thị và thân tình, thể hiện sự coi trọng, đánh giá rất cao mối quan hệ với Việt Nam. Khẳng định kết quả này trong trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại VŨ HẢI HÀ cho biết, với nội dung trao đổi phong phú, thiết thực trên nhiều lĩnh vực, chuyến thăm được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội cho sự phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời gian tới.