Những ánh sao khuê

Đồng chí Dương Bạch Mai - Nhà cách mạng kiên định

Nguyễn TúcỦy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Đồng chí Dương Bạch Mai là lão thành cách mạng, đại biểu Quốc hội Khóa I, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa II phụ trách Ban Thanh tra chính trị miền Đông Nam bộ. 

Đồng chí Dương Bạch Mai - nhà lão thành cách mạng, đại biểu Quốc hội khóa I, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa II phụ trách Ban Thanh tra chính trị miền Đông Nam bộ Ảnh: baobariavungtau.com.vn
Đồng chí Dương Bạch Mai

Theo hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa I, đồng chí Dương Bạch Mai sinh năm 1904 ở xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong một gia đình giàu có. Ông nội là một địa chủ lớn, bố là Thư ký Tòa Thống đốc Nam Kỳ. Lúc nhỏ, ông học ở quê nhà. Lớn lên, ông theo cha lên Sài Gòn và vào học tại Trường Cao đẳng Thương mại Đông Dương.

Năm 1934, ông tốt nghiệp và xin vào làm việc tại một xí nghiệp in. Làm được một thời gian ông xin thôi và sang Pháp du học. Thời gian học ở Pháp, ông tham gia các phong trào yêu nước của sinh viên, tham gia tổ chức An Nam độc lập do một số nhà yêu nước Việt Nam sáng lập với sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp... Thấy Đảng Cộng sản Pháp ủng hộ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc, ông tham gia Đảng Cộng sản Pháp và cùng ông Nguyễn Văn Tạo ở trong nhóm nghiên cứu chính sách về Việt Nam.

Sau khi Tạ Thu Thâu thay Nguyễn Thế Truyền làm lãnh tụ và đổi tên Đảng từ "An Nam độc lập" thành "Việt Nam Độc lập Đảng", thì nội bộ Đảng bị phân hóa thành hai nhóm: Cộng sản quốc tế và Dân tộc cực hữu dẫn đến cuộc xô xát đẫm máu. Ông bị thực dân Pháp bắt giam.

Năm 1929, ông được Đảng Cộng sản Pháp giới thiệu sang Moscow để liên lạc với Đảng Cộng sản Liên Xô và được bố trí vào học tại Trường Đại học Phương Đông cùng các đồng chí Hà Huy Tập, Bùi Văn Thủ, Trần Ngọc Danh. Tốt nghiệp Đại học Phương Đông, ông trở lại Pháp làm công chức và tham gia hoạt động trong Đảng Cộng sản Pháp.

Năm 1933, ông trở về nước và tham gia các hoạt động yêu nước tại Sài Gòn do Hội Phản đế Liên minh triển khai nhằm tập hợp tất cả các lực lượng phản đế toàn Đông Dương. Ông tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin trong các tổ chức của Đảng Cộng sản Đông Dương, các thành viên của Hội Phản đế Liên minh.

Năm 1936, theo chủ trương của Đảng, ông nhân danh Mặt trận vô sản thống nhất ra ứng cử vào Hội đồng thành phố và đắc cử. Với cương vị Ủy viên Hội đồng thành phố, ông có những phát biểu, tham luận nhằm tuyên truyền chủ trương chỉ đạo chiến lược của Đảng trong tình hình mới, tập trung đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Những tham luận của ông đã gây tiếng vang lớn trong giới báo chí và tầng lớp trí thức. Ông lên án và phản đối những chính sách hà khắc của thực dân Pháp khiến bọn thực dân căm ghét và tìm mọi cách ám hại ông.

Cũng vào thời gian này, tờ báo La Lutte (Đấu tranh) đăng lời kêu gọi “Tiến tới một cuộc Đại hội Đông Dương” của nhà trí thức cách mạng Nguyễn An Ninh. Sáng kiến này bắt nguồn từ một thực tế là Mặt trận Nhân dân Pháp đã giành được chính quyền với bản Hiến chương hành động, trong đó nêu rõ việc thành lập một Ủy ban của Nghị viện Pháp để điều tra tình hình chính trị và kinh tế ở các nước thuộc địa, trong đó có An Nam.

Sáng kiến trên được Đảng Cộng sản Đông Dương hưởng ứng và cử một số đồng chí làm nòng cốt do đồng chí Dương Bạch Mai phụ trách đứng ra thành lập Ban Vận động Đông Dương Đại hội nhằm tập hợp, liên kết các lực lượng yêu nước cùng những người cộng sản thành một khối thống nhất chống thực dân Pháp vì mục tiêu dân sinh, dân chủ.

Với khẩu hiệu “Vì cuộc sống của người dân. Vì dân chủ cho mọi người”, ngày 13.8.1936, Ủy ban Lâm thời gồm 19 đại biểu được Đại hội cử ra, trong đó có 3 đảng viên Cộng sản do Dương Bạch Mai phụ trách. Trong các năm 1936 - 1939, Đông Dương Đại hội phát triển nhanh chóng, lan rộng ra toàn quốc. Riêng ở Nam Kỳ đã có tới trên 600 Ủy ban hành động được thành lập, gần một nửa có trụ sở công khai, phần lớn là do những người cộng sản chỉ đạo.

Cuộc vận động dân chủ, mà mở đầu là bằng Đông Dương Đại hội được Đảng ta đánh giá là cuộc tập dượt thứ hai, chuẩn bị cho cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Lo sợ trước phong trào lớn mạnh của quần chúng Nhân dân lao động, thực dân Pháp ra lệnh giải tán các Ủy ban hành động, đàn áp phong trào Đông Dương Đại hội. Chúng bắt đồng chí Dương Bạch Mai, đưa ra tòa xử án với tội danh “Cộng sản làm loạn” và cưỡng bức đồng chí lưu trú ở Cần Thơ. Đồng chí đã tuyệt thực, phản đối chính sách đàn áp dã man của thực dân Pháp ở xứ Đông Dương, gây xôn xao dư luận tiến bộ cả ở trong nước lẫn ở Pháp.

Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình nổ ra. Cuối cùng nhà cầm quyền buộc phải trả tự do cho đồng chí.

Năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ. Vin vào tình trạng chiến tranh, thực dân Pháp lại bắt đồng chí và đầy ra Côn Đảo.

Sống ở địa ngục trần gian với những đòn thù dã man, đồng chí giữ vững khí tiết của người cách mạng. Khác với một số anh em khác có tư tưởng nằm im, chờ thời, Dương Bạch Mai cùng nhiều đồng chí khác vẫn kiên cường đấu tranh, tham gia dạy văn hóa và chủ nghĩa Mác - Lênin cho anh em mình.

Năm 1943, đồng chí Dương Bạch Mai được trả tự do, trở về đất liền, nhưng vẫn bị quản thúc tại Tân Uyên thuộc Bình Dương ngày nay. Ông đã tìm cách trốn về Sài Gòn, bắt liên lạc với tổ chức và tham gia Xứ ủy Nam Kỳ. Được Xứ ủy phân công phụ trách Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, đồng chí đã nhiều lần đến các địa phương trên để tuyên truyền về Chương trình, Điều lệ của Mặt trận Việt Minh, vận động “sĩ, nông, công, thương binh, phú hào yêu nước, phụ lão thương nòi” hưởng ứng Lời kêu gọi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc “cùng nhau đoàn kết đặt quyền lợi dân tộc cao hơn hết, quyết đánh đổ đế quốc và Việt gian cứu giống nòi ra khỏi nước sâu, lửa nóng”.

Để chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, đồng chí đã nhiều lần về Bà Rịa, Long Điền móc nối, tập hợp các đảng viên cũ ở địa phương thành lập lại chi bộ, chỉ đạo hoạt động của lực lượng thanh niên tiền phong sẵn sàng vùng lên giành chính quyền.

Tại Vũng Tàu, đồng chí Dương Bạch Mai đề xuất việc thành lập Thanh niên cứu quốc. Năm 1945, theo sự chỉ đạo của đồng chí, Quốc gia tự vệ quốc được giao nhiệm vụ diệt trừ một số tên phản động, tay sai bán nước.

Từ ngày 17 đến 25.8.1945, Xứ ủy Nam Kỳ họp tại Chợ Đệm để quyết định những vấn đề quan trọng, trong đó mấu chốt là đưa Mặt trận Việt Minh ra hoạt động công khai, quyết định việc cướp chính quyền ở Tân An làm điểm, khẩn trương chuẩn bị cướp chính quyền ở Sài Gòn và các tỉnh. Xứ ủy phân công đồng chí Dương Bạch Mai về Bà Rịa - Vũng Tàu truyền đạt Nghị quyết của Xứ ủy và trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Ủy ban khởi nghĩa, hơn 4.000 đồng bào Vũng Tàu đại diện cho lực lượng đã tham gia khởi nghĩa tập trung ở Sân vận động Lam Sơn chào mừng thắng lợi của cuộc khởi nghĩa. Đồng chí Dương Bạch Mai - đại diện Xứ ủy Nam Kỳ phụ trách Quốc gia tự vệ cuộc trong Ủy ban hành chính lâm thời Nam bộ kiêm Thanh tra chính trị miền Đông đã long trọng tuyên bố: “Từ giờ phút này, chính quyền đã thực sự về tay nhân dân”.

Ngày 6.1.1946, cuộc Tổng Tuyển cử đầu tiên của dân tộc được tiến hành. Đồng chí Dương Bạch Mai trúng cử đại biểu Quốc hội tại Bà Rịa. Cũng trong năm đó, ông được cử làm thành viên của Phái đoàn nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dự Hội nghị trù bị tại Đà Lạt để đàm phán với Pháp về vấn đề độc lập, chủ quyền của Việt Nam. Sau Hội nghị trù bị Đà Lạt, ông tiếp tục được cử đi dự Hội nghị Fontainebleau ở Pháp và được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ định làm Trưởng đoàn, đại diện Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Pháp.

Thực dân Pháp phản bội tạm ước 14.9.1946. Chúng bắt ông và đưa về giam tại nhà lao Kon Tum. Ngày 14.7.1949, ông được một đơn vị tình báo giải thoát. Thực dân Pháp đưa ra giải thưởng 5 nghìn Franc cho ai bắt hoặc chặt đầu người đã giải thoát cho Dương Bạch Mai.

Thoát khỏi ngục tù, đồng chí được Trung ương điều ra Việt Bắc nhận nhiệm vụ Phó ban Mặt trận của Đảng giúp việc cho Trưởng ban Hoàng Quốc Việt - Ủy viên Thường vụ Trung ương kiêm Trưởng ban Mặt trận. Đồng chí được cử thay mặt Ban Mặt trận tham gia vào cơ quan lãnh đạo của Mặt trận Liên Việt.

Sau 9 năm kháng chiến trường kỳ và cực kỳ gian khổ, Nhân dân ta đã đánh thắng thực dân Pháp bằng chiến dịch Điện Biên Phủ. Hiệp định Geneva được ký kết. Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Nhiệm vụ cách mạng đã thay đổi. Mặt trận Liên Việt đã hoàn thành vẻ vang sứ mệnh lịch sử của mình. Đảng cần có một tổ chức Mặt trận mới phù hợp với tình hình mới nhằm thu hút tất cả mọi tổ chức và cá nhân yêu nước và tiến bộ, nhất là những người ở vùng mới giải phóng. Đồng chí Dương Bạch Mai được Đảng cử vào Ban Vận động.

Từ ngày 5 đến 10.9.1955, Đại hội Mặt trận thống nhất Việt Nam đã họp tại Hà Nội, quyết định lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đồng chí Dương Bạch Mai được cử vào Ban Thư ký của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tư cách Ủy viên Thư ký không chuyên trách.

Tuy tuổi chưa cao, song sức yếu và nhiều bệnh, ông đã đột quỵ ngay trong ngày họp cuối cùng của Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa II, ngày 4.4.1964, thọ 60 tuổi.

Quốc hội và Cử tri

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền
Ý kiến đại biểu

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Góp ý vào Dự thảo Luật nhà giáo sáng 20.11, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng Nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định, nhưng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là hàng triệu tương lai của đất nước.

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.

Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu cùng đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chính sách và cuộc sống

Phải thực sự là niềm vui lớn!

Một đạo luật về nhà giáo với những chính sách thật sự khả thi sẽ là sự tri ân ý nghĩa nhất dành tặng các thầy giáo, cô giáo. Hy vọng rằng, qua phiên thảo luận tổ và trong tuần tới, khi Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể, chúng ta sẽ có một đạo luật hoàn thiện, thực sự đem lại niềm vui lớn cho các nhà giáo.

Công sở xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa bỏ không khi xã này thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính
Chính sách và cuộc sống

Trị “bệnh” lãng phí - cần chế tài mạnh!

Rất nhiều khu đất là các dự án, khu biệt thự, nhà tái định cư bị bỏ hoang nhiều năm ở các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước gây lãng phí rất lớn tài nguyên tài sản của Nhà nước. Việc tổ chức khai trương, khánh thành, lễ kỷ niệm gây lãng phí lớn ngân sách vẫn diễn ra... Đây là một trong những nội dung được nêu trong Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Đánh thức, phát triển các động lực nội sinh
Chính sách và cuộc sống

Đánh thức, phát triển các động lực nội sinh

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III.2024 ước tăng 7,40% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng qua, GDP ước tăng 6,82% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 7% và lạm phát ở mức 4 - 4,5% vẫn còn rất nhiều thách thức bởi thời gian còn lại của năm chỉ vỏn vẹn 2 tháng.

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 1
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tìm giải pháp mới phòng, chống ma túy hiệu quả nhất

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các ĐBQH thành phố Hà Nội cho rằng, tình hình tệ nạn ma túy càng ngày càng phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, đòi hỏi phải có những giải pháp mới nhằm phòng, chống hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Chuẩn bị thật kỹ cho đường sắt tốc độ cao

Có một điểm chung trong phiên thảo luận tổ của các Đoàn ĐBQH về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vào giữa tuần này. Đó là hầu hết ý kiến đều ủng hộ triển khai dự án, cho đây là thời điểm chín muồi; đồng thời lưu ý Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Trong đó, cần đánh giá toàn diện những rủi ro có thể xảy ra, lên phương án xử lý, để dự án bảo đảm tiến độ và chất lượng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Diễn đàn Quốc hội

Giao Chính phủ hướng dẫn mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản

Theo dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, căn cứ vào tình hình thực tiễn, HĐND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Tại Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến cho rằng, quy định này còn tùy nghi, mỗi địa phương quyết định mức hỗ trợ khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giao Chính phủ hướng dẫn, để có nguyên tắc xác định trình tự, thủ tục, hồ sơ, ngân sách, điều tiết ngân sách hoặc hạch toán sử dụng nguồn thu thống nhất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật có phạm vi tác động rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Quỹ Bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước, do đó, cần rà soát kỹ lưỡng, nhất là về thủ tục hành chính để bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Hội nghị lần thứ Mười, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII diễn ra từ ngày 18-20.9.2024
Chính sách và cuộc sống

Đột phá từ Trung ương

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu “cần khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị” thì đó không chỉ là vấn đề về tổ chức bộ máy mà hơn thế, chính là tương lai phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Cần lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về việc có áp thuế VAT với phân bón hay không

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp tại phiên thảo luận ở hội trường và quá trình làm việc giữa cơ quan thẩm tra với cơ quan chủ trì soạn thảo cho thấy, trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) còn một số nội dung có ý kiến khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các cơ quan phối hợp xây dựng phương án cụ thể, đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, bảo đảm khách quan, nêu rõ căn cứ, các ưu điểm và nhược điểm của từng phương án.

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia
Ý kiến đại biểu

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia

Thảo luận tại Hội trường về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An) đề nghị: cơ quan soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia này. 

Có lộ trình cụ thể cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Ý kiến đại biểu

Có lộ trình cụ thể cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Khẳng định thời điểm này đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là hoàn toàn phù hợp, song các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An đề nghị cần có lộ trình cụ thể đầu tư cho dự án này; đồng thời, nghiên cứu kỹ lưỡng để giảm thiểu tối đa lãng phí quỹ đất; tránh lệ thuộc công nghệ của nước ngoài...