Đồng bộ giải pháp xây dựng Hậu Giang “xanh - sạch - đẹp”

Khảo sát tình hình thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” tại một số địa phương, Thường trực HĐND tỉnh Hậu Giang đề nghị, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức để tạo đồng thuận cao trong cộng đồng, người dân. Đồng thời, vận động xã hội hóa để bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Việc tiếp tục vận động thành lập các tổ vệ sinh môi trường phủ khắp các ấp cũng là điều cần làm để giữ một môi trường sống xanh, sạch.

Duy trì, nâng cao chất lượng nhiều tiêu chí môi trường

Đề án “Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được HĐND tỉnh Hậu Giang thông qua tại Nghị Quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 4.12.2020 hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ môi trường; kiểm soát ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, nâng cao tỷ lệ thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và tiêu chí văn minh đô thị; cải thiện cảnh quan hướng đến xây dựng Hậu Giang “xanh - sạch - đẹp”.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Mã Thị Tươi và Đoàn khảo sát thực tế tại xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ. Ảnh: Cao Oanh

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Mã Thị Tươi và Đoàn khảo sát thực tế tại xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ. Ảnh: Cao Oanh

Kết quả khảo sát do Thường trực HĐND tỉnh Hậu Giang tổ chức mới đây cho thấy, đề án đã được các địa phương, đơn vị trong tỉnh quan tâm thực hiện bằng những cách làm linh hoạt, sáng tạo. Công tác quản lý, kiểm soát, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải sản xuất nông nghiệp chặt chẽ hơn; tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường được nâng lên. Đồng thời, giảm tình trạng hộ dân tự xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng thiêu đốt, chôn lấp không hợp vệ sinh môi trường hoặc vứt ra môi trường; giảm số hộ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trên sông, kênh, rạch gây cản trở giao thông, gây ô nhiễm. Tỷ lệ số hộ xử lý chất thải chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; tỷ lệ thu gom, xử lý bao gói bảo vệ thực vật… cũng được nâng lên.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thường trực HĐND tỉnh cũng ghi nhận còn những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện đề án. Trong đó, tình trạng thiếu phương tiện, nhân lực, kinh phí… thu gom rác là thực tế được các địa phương phản ánh. Mặt khác, việc phân loại rác thải tại nguồn, nhất là các bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng vẫn chưa thật sự đi vào nề nếp. Dù được tuyên truyền, vận động nhưng thói quen chủ động phân loại rác vẫn chưa được hình thành trong đông đảo người dân; thậm chí, một số ít còn duy trì tâm lý coi công việc thu gom rác là công việc của công nhân công ty vệ sinh môi trường hay các tổ vệ sinh chứ không phải trách nhiệm của mình…

Nhân rộng các mô hình hiệu quả

Mục tiêu thực hiện Đề án “Hậu Giang xanh” đến năm 2030, tỉnh Hậu Giang phấn đấu 100% lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý bảo đảm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; phấn đấu 80% lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại hộ gia đình ở nông thôn được thu gom, xử lý tập trung hoặc tự xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; phấn đấu 100% bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thu gom, xử lý đúng quy định…

Hành động thiết thực thực hiện Đề án Hậu Giang xanh. Ảnh: Lê Hùng

Hành động thiết thực thực hiện Đề án Hậu Giang xanh. Ảnh: Lê Hùng

Trên cơ sở ghi nhận thực tế qua khảo sát, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Mã Thị Tươi, Trưởng đoàn khảo sát cho rằng: chính quyền các địa phương cần quan tâm hơn nữa, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, cả chiều rộng lẫn chiều sâu, để người dân đồng thuận cao. Quan tâm vận động xã hội hóa để bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở địa phương. Việc tiếp tục vận động thành lập các tổ vệ sinh môi trường phủ khắp các ấp cũng là điều cần làm để giữ một môi trường sống xanh, sạch.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, nhằm biến rác thải thành tài nguyên tuần hoàn, vận động người dân thu gom, phân loại rác thải tại nguồn, để rác thải đúng nơi quy định, thời gian qua, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên… các cấp đã triển khai nhiều mô hình, như: “Đổi rác thải nhựa lấy nhu yếu phẩm”; “Đổi rác thải nhựa lấy cây xanh”; “Đổi rác thải nhựa lấy quà”; “Đội xung kích chống rác thải”, “Sọt rác nhà ta”... Từ hiệu quả đạt được, cần tiếp tục quan tâm nhân rộng các mô hình hiệu quả này. Cùng với đó, các địa phương có thể nghiên cứu áp dụng các mô hình sản xuất thân thiện với môi trường, sản xuất “nông nghiệp xanh”, chủ động di dời các điểm chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản gây ô nhiễm môi trường; nhất là tạo thói quen và nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân trong giữ gìn môi trường sống xanh, sạch, đẹp.

Hội đồng nhân dân

Quang Châu - Khu công nghiệp lớn và quan trọng hàng đầu của tỉnh Bắc Giang với quy mô 516ha
Diễn đàn

Động lực, tầm nhìn trong kỷ nguyên mới

Việc sáp nhập tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang là bước đi chiến lược nhằm tái thiết không gian phát triển, tăng liên kết vùng và tạo nên một cực tăng trưởng mới ở phía Đông Bắc Thủ đô. Tỉnh Bắc Ninh (mới) - với vị trí đắc địa, quy mô kinh tế top 5 cả nước và tiềm lực công nghiệp mạnh mẽ đang đứng trước thời cơ “vàng” để trở thành trung tâm sản xuất, dịch vụ và trung chuyển của Việt Nam và khu vực. Đây là sự cộng hưởng của động lực, tầm nhìn và khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Khát vọng kỳ tích sông Cầu
Diễn đàn

Khát vọng kỳ tích sông Cầu

Tại Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Bắc Giang đã thông qua nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang. Tên gọi Bắc Ninh của tỉnh mới không chỉ thể hiện chiều sâu văn hóa - lịch sử, mang ý nghĩa thiêng liêng, cội nguồn mà còn là thương hiệu mạnh, có tính nhận diện cao. Đặc biệt, việc đặt trung tâm hành chính mới tại thành phố Bắc Giang sẽ tạo dư địa phát triển bứt phá, tầm nhìn dài hạn tạo động lực mạnh mẽ để tỉnh Bắc Ninh (mới) trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2030, với khát vọng tạo dấu ấn kỳ tích sông Cầu.

Mở rộng không gian, dư địa phát triển bứt phá
Diễn đàn

Mở rộng không gian, dư địa phát triển bứt phá

Tại Kỳ họp thứ 27 (kỳ họp chuyên đề) vừa được tổ chức sáng 25.4, HĐND tỉnh Bắc Giang đã thông qua nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bắc Giang năm 2025; Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang. Đây là 2 nội dung mang tính lịch sử, mở rộng không gian, tạo lợi thế so sánh và dư địa phát triển mới, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, tạo bứt phá trong phát triển thời gian tới.

Chủ tọa kỳ họp
Hội đồng nhân dân

HĐND TP. Cần Thơ quyết nghị nhiều nội dung về sắp xếp đơn vị hành chính tại Kỳ họp thứ 20

Ngày 25.4, tại Hội trường Thành ủy Cần Thơ, HĐND thành phố Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề) nhằm xem xét, thảo luận và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng, cấp bách trong công tác điều hành phát triển kinh tế - xã hội, sắp xếp đơn vị hành chính và quản lý ngân sách trên địa bàn thành phố.

 Tán thành chủ trương sáp nhập 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long
Chuyển động

Tán thành chủ trương sáp nhập 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long

Sau ½ ngày làm việc với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao, Kỳ họp chuyên đề lần thứ Bảy, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình nghị sự đề ra và thông qua 13 nghị quyết quan trọng. Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh đã bày tỏ sự tán thành rất cao đối với chủ trương nhập đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn năm 2025 và nhập 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long. Qua đó, mở ra một chương mới cho sự phát triển của địa phương cũng như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thời gian tới.

Chủ tọa điều hành Kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Thanh Hóa Khóa XVIII
Hội đồng nhân dân

Kiến tạo không gian mới để phát triển bền vững và toàn diện

Sáng 25.4, HĐND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Kỳ họp thứ 28, HĐND tỉnh Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tại kỳ họp, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thanh Hóa năm 2025. Như vậy, chỉ trong vòng 11 ngày kể từ khi Ban chỉ đạo Trung ương ban hành kế hoạch số 47-KH/BCĐ, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành khối lượng công việc đồ sộ hướng tới mục tiêu kiến tạo không gian mới để phát triển bền vững, toàn diện.

Cao Bằng khắc phục những khó khăn công tác quy hoạch đô thị
Chuyển động

Cao Bằng khắc phục những khó khăn công tác quy hoạch đô thị

Thường trực HĐND tỉnh do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nông Thanh Tùng làm trưởng đoàn giám sát vừa có cuộc làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

Khai mạc Kỳ họp chuyên đề lần thứ Bảy, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X
Chuyển động

Khai mạc Kỳ họp chuyên đề lần thứ Bảy, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X

Sáng 25.4, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc trọng thể Kỳ họp chuyên đề lần thứ Bảy xem xét, quyết nghị một số nội dung cấp bách, quan trọng thuộc thẩm quyền, nhiều vấn đề cấp bách phục vụ nhiệm vụ sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Bí thư Tỉnh ủy Trần Tiến Dũng dự và phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Vân Anh
Hội đồng nhân dân

Thống nhất phương án sáp nhập HĐND hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh

Thường trực HĐND 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh vừa tổ chức hội nghị họp bàn và thống nhất Đề án sáp nhập Đoàn ĐBQH, HĐND, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh. Việc hợp nhất nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Quang cảnh Phiên họp thứ 53 của Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Phòng TT - DN
Hội đồng nhân dân

Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên sẽ tổ chức kỳ họp chuyên đề thông qua chủ trương sáp nhập tỉnh

Sáng nay, 22.4, dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Hoàng Sơn, Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Phiên họp thứ 53 xem xét nội dung Kỳ họp thứ 28 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Khóa XIV và một số nội dung khác thuộc thẩm quyền.

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách
Diễn đàn

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách

“Giữ người tài” không còn là một lựa chọn nhân sự, mà là trụ cột sống còn của cải cách bộ máy. Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: cải cách lần này là một cuộc cách mạng về tổ chức - thay đổi từ gốc, không chỉ sắp xếp đơn vị hành chính, mà cả cách đánh giá và sử dụng con người. Giữ đúng người - không thể đến sau, mà phải bắt đầu từ đầu: từ tư duy, thể chế đến hành lang minh bạch. Khi bộ máy mới được tinh gọn, thì mỗi người được giữ lại là một quyết định chiến lược; giữ đúng người, đúng lúc, đúng cách - là giữ lấy "mạch sống" của cải cách.