Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với những thách thức về an ninh nguồn nước

Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa, thủy sản, cây ăn trái nhưng đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng liên quan đến an ninh nguồn nước.

dien-dan-annn.jpg
Diễn đàn “Đẩy mạnh truyền thông sử dụng nước hợp lý, hiệu quả đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long” tổ chức tại TP. Cần Thơ

Chiều 29.11, Cục Thủy lợi, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Diễn đàn “Đẩy mạnh truyền thông sử dụng nước hợp lý, hiệu quả đảm bảo an ninh nguồn nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long” tại TP. Cần Thơ.

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là phần cuối của lưu vực sông Mê Công, với tổng diện tích 39.400km2, chiếm khoảng 12% diện tích cả nước. Dân số toàn vùng khoảng 18 triệu người, trong đó 75% người dân hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Theo báo cáo của Cục Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian qua, mặc dù Trung ương và địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc quản lý điều hòa các nguồn nước sẵn có, các hoạt động phát triển, đô thị hóa, công nghiệp hóa, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và thói quen sử dụng nước chưa tiết kiệm của người dân đã và đang tạo sức ép rất lớn đến cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, thủy sản, tiêu thoát nước cho đô thị, xử lý nước thải.

img-0055.jpg
Vào mùa khô, nhiều tỉnh tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long xảy ra thiếu nước sinh hoạt và sản xuất

Riêng với khu vực ĐBSCL, đây là vựa lúa, vựa thủy sản, vựa trái cây lớn nhất cả nước, thế nhưng đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng liên quan đến an ninh nguồn nước.

Cụ thể, riêng mùa khô 2023 – 2024, hạn hán và xâm nhập mặn đã khiến 1.189ha lúa giảm năng suất, 43ha lúa (ngoài kế hoạch) tại tỉnh Sóc Trăng bị mất trắng; khoảng 73.900 hộ dân bị ảnh hưởng thiếu nước sinh hoạt.

Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam còn cho rằng, hạn hán và xâm nhập mặn làm suy giảm nguồn nước sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt tại các tỉnh ĐBSCL. Nhiều hệ thống thủy lợi vẫn chưa hoàn chỉnh, hệ thống cống không có tính chủ động trong điều tiết hoặc kiểm soát nguồn nước, hệ thống trạm bơm điện còn thiếu so với nhu cầu, có khoảng gần một triệu hộ dân có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt, trong đó có nhiều khu vực không thể cấp nước tập trung.

img-0022.jpg
Mùa khô xảy ra tình trạng hạn mặn gay gắt, gần một triệu hộ dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước sinh hoạt

Ngoài ra, tại Diễn đàn, các diễn giả còn cho rằng vấn đề an ninh nguồn nước an ninh nguồn nước còn bị tác động bởi sự gia tăng các chuỗi đập thủy điện ở thượng nguồn, việc chuyển hướng dòng chảy sông Mê Kông sang các khu vực khác, suy giảm chất lượng môi trường đất và nước, thay đổi mục đích sử dụng đất kèm theo mâu thuẫn trong phân bổ nguồn nước, hiệu quả sử dụng nước thấp, khai thác tài nguyên nước vượt quá mức cho phép, cùng với tác động ngày càng rõ rệt của biến đổi khí hậu và hiện tượng nước biển dâng…

Theo các diễn giả, những thách thức này đe dọa trực tiếp đến sinh kế của người dân địa phương và an ninh lương thực quốc gia.

img-6602.jpg
Trong khi chờ ngành chức năng thực hiện các giải pháp căn cơ, chính người dân cần chủ động tích nước, thay đổi các thói quen canh tác, sinh hoạt để tiết kiệm nước

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Vũ Minh Việt, Phó Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, truyền thông đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong việc nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và thúc đẩy các hành động cụ thể nhằm bảo vệ nguồn nước tại ĐBSCL để thực hiện Kết luận số 36 của Bộ Chính trị: “Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng đảm bảo an ninh nguồn nước, an toàn đập và hồ chứa nước trong tình hình mới”.

Trong bối cảnh ĐBSCL đang phải đối mặt với nhiều thách thức về an ninh nguồn nước, trong khi chờ đợi ngành chức năng thực hiện các giải pháp căn cơ đảm bảo an ninh nguồn nước, các diễn giả cho rằng, người dân cần chủ động tích trữ, điều hòa nguồn nước, phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo phát triển bền vững ĐBSCL dựa trên quan điểm “Chủ động sống chung với lũ”, “Sống chung với mặn và lợ”, “Chống ngập lụt ở các đô thị”...

Địa phương

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện

Mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” ở xã, phường, thị trấn được TP. Sông Công (Thái Nguyên) xây dựng và đưa vào hoạt động đang tạo nên sự thân thiện, trọng dân, gần dân, gắn kết, chia sẻ, vì Nhân dân phục vụ. Đồng thời, từng bước đổi mới tác phong, thái độ, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong giải quyết công việc cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững
Địa phương

Hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh sẽ chỉ đạo tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc để nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh; rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành, điều chỉnh bổ sung kịp thời giúp nông dân và các tổ chức kinh tế tập thể, doanh nghiệp có điều kiện được tiếp cận, hấp thụ hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước và thành phố.

Sơn Tây hướng đến nông thôn mới kiểu mẫu
Địa phương

Sơn Tây hướng đến nông thôn mới kiểu mẫu

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã Sơn Tây đã đạt được những kết quả nhất định: 6/6 xã đạt chuẩn nông thôn mới; thị xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2019; 3/6 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 1/6 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Diện mạo nông thôn thị xã ngày càng khang trang, xanh, sạch, đẹp, kết cấu hạ tầng thiết yếu như giao thông, thủy lợi, văn hóa, y tế, giáo dục… được quan tâm đầu tư, nâng cấp.

Ninh Thuận nằm trong top 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI năm 2024
Địa phương

Ninh Thuận nằm trong top 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI năm 2024

Năm 2024, tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức nhiều hoạt động, hội nghị xúc tiến đầu tư trên nhiều lĩnh vực với các tỉnh thành trong nước và quốc tế. Nhờ đó, nhiều mặt hàng nông sản đã được xuất khẩu, các sản phẩm chế biến từ nha đam đã xuất qua 22 quốc gia, với tổng giá trị khoảng 3,5 triệu USD/năm. Đặc biệt thu hút FDI, Ninh Thuận nằm trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu cả nước (tổng vốn trên 1.214 triệu USD).

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh giám sát thực tại thành phố Từ Sơn
Hội đồng nhân dân

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh giám sát thực tại thành phố Từ Sơn

Chiều 28.11, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh do Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh Trần Thị Hằng làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại UBND thành phố Từ Sơn về tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm năm 2025.

Công trình xây dựng cụm Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954- một trong những hạng mục chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau. Ảnh Huỳnh Lâm
Trên đường phát triển

Cà Mau phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân, UBND tỉnh vừa phát động đợt thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng đại hội Ðảng, đại hội thi đua yêu nước các cấp, tiến tới Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng, Ðại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI, Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Ðại hội Thi đua yêu nước tỉnh Cà Mau lần thứ VII.

Phú Yên: Thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu
Trên đường phát triển

Phú Yên: Thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu

Nhằm hỗ trợ ngành dệt may và da giày phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, UBND tỉnh Phú Yên định hướng tiếp tục thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu; tập trung vào các khâu có giá trị gia tăng cao; kết hợp đáp ứng nhu cầu trong nước với mẫu mã, chất lượng, giá cả phù hợp với sức mua của người tiêu dùng.

Các sản phẩm OCOP của tỉnh Đồng Nai được bày bán vào các ngày cuối tuần. Ảnh: Bảo Phong
Địa phương

Phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp lợi thế, yêu cầu

Với thành quả ấn tượng đạt được trong thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cả về số lượng, chất lượng, Đồng Nai tiếp tục thực hiện các kế hoạch, giải pháp phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân; phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất, yêu cầu của thị trường.

Cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ hủ tục lạc hậu
Địa phương

Thanh Hóa phát triển toàn diện, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Phát huy những kết quả đạt được, giai đoạn 2024 - 2029, tỉnh Thanh Hóa tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển toàn diện, bền vững vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi; khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế trong vùng, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với miền xuôi; đặc biệt, giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn.

Tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
Địa phương

Tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

Ngày 28.11, tại TP. Long Xuyên, UBND tỉnh An Giang tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh An Giang lần IV – năm 2024, giai đoạn 2024 – 2029 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”.

Hòa Bình: Phát triển, quảng bá thương hiệu thủy sản sông Đà
Địa phương

Hòa Bình: Phát triển, quảng bá thương hiệu thủy sản sông Đà

Nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu thủy sản sông Đà, những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu và tăng cường công tác quảng bá. Các sản phẩm cá, tôm sông Đà hiện nổi tiếng khắp các tỉnh thành trong cả nước và tạo nguồn thu lớn cho tỉnh, nâng cao thu nhập cho nhân dân, doanh nghiệp nuôi trồng, khai thác thủy sản.

Nhà khách Quốc hội tại TP. Hồ Chí Minh – Điểm dừng chân lý tưởng cho hành trình của bạn
Địa phương

Nhà khách Quốc hội tại TP. Hồ Chí Minh – Điểm dừng chân lý tưởng cho hành trình của bạn

Nhà khách Quốc hội tại TP. Hồ Chí Minh với 85 phòng ngủ được thiết kế đầy đủ tiện nghi theo tiêu chuẩn khách sạn 3 sao, 2 phòng họp hội nghị lớn, 2 phòng hội thảo với thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến; các bữa ăn theo yêu cầu với thực đơn phong phú, đa dạng được thực hiện bởi đầu bếp chuyên nghiệp... sẽ là điểm dừng chân lý tưởng cho hành trình của bạn.

Bài cuối: Không để ai bị bỏ lại phía sau
Trên đường phát triển

Bài cuối: Không để ai bị bỏ lại phía sau

Tính đến cuối năm 2024, một số mục tiêu của Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Nguyên đã đạt và vượt xa so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Với phong trào thi đua “Thái Nguyên chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ hàng chục nghìn hộ dân giảm nghèo, thoát nghèo, có cuộc sống ấm no.

Kết nối du lịch thành chuỗi liên kết vùng
Trên đường phát triển

Kết nối du lịch thành chuỗi liên kết vùng

Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa chú trọng phối hợp xây dựng, khai thác và phát triển các sản phẩm du lịch liên kết giữa 3 địa phương Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận phù hợp với thị trường khách quốc tế và khách du lịch nội địa. Đặc biệt, cần nghiên cứu xây dựng kết nối du lịch giữa các tỉnh trong khu vực như: Khánh Hòa - Phú Yên - Đắk Lắk; Khánh Hòa - Ninh Thuận - Lâm Đồng tạo thành chuỗi liên kết vùng, nhằm phát huy hiệu quả liên kết vùng theo định hướng chỉ đạo của Chính phủ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND các tỉnh.