Đơn vị thi công đường dẫn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây trúng nhiều gói thầu nghìn tỷ

Công ty Cổ phần Đầu tư – Xây dựng và Giao thông Phương Thành, đơn vị thi công đường dẫn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đã lấp suối gây ngập nặng cho người dân ở xã Tân Phúc từng trúng hàng loạt gói thầu nghìn tỷ, trong đó nhiều gói thầu trúng có tỷ lệ tiết kiệm "nhỏ giọt".

Các gói thầu Công ty Cổ phần Đầu tư – Xây dựng và Giao thông Phương Thành trúng thầu thì đều là đơn vị duy nhất tham gia và trúng thầu
Các gói thầu Công ty Cổ phần Đầu tư – Xây dựng và Giao thông Phương Thành trúng thầu thì đều là đơn vị duy nhất tham gia và trúng thầu

Theo tìm hiểu của PV Báo Đại biểu Nhân dân, Công ty Cổ phần Đầu tư – Xây dựng và Giao thông Phương Thành (Cty Phương Thành) là đơn vị thường xuyên tham hoạt động đấu thầu các dự án xây dựng công trình giao thông.

Theo đó, có hàng loạt gói thầu được Cty Phương Thành trúng thầu với tỷ lệ tiết kiệm nhỏ giọt dưới 1%, có nhiều gói tỷ lệ tiết kiểm gần như bằng 0% (chỉ tiết kiệm được 900 nghìn đến 1 triệu đồng).

Đáng chú ý, các gói thầu mà phía Cty Phương Thành đã trúng thầu đều trúng với tư cách là đơn vị duy nhất tham gia và trúng thầu. Có thể kể đến một số gói thầu sau:

Tại gói thầu số 07 thuộc dự án Đường nối QL1 với QL45, phía Cty Phương Thành đã được huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa phê duyệt trúng thầu với giá hơn 404,7 tỷ đồng, giá dự toán là hơn 405,2 tỷ đồng, tỷ lệ tiết kiệm khoảng 0,1%.

Công ty CP ĐT – XD và Giao thông Phương Thành trúng nhiều gói thầu nghìn tỷ có trúng có tỷ lệ tiết kiệm dưới 1%
Công ty CP ĐT – XD và Giao thông Phương Thành trúng nhiều gói thầu nghìn tỷ có trúng có tỷ lệ tiết kiệm dưới 1%

Tại gói thầu số 15 dự án đầu tư xây dựng cầu Bến Rừng, phía Cty Phương Thành được TP. Hải Phòng phê duyệt trúng thầu với giá hơn 1.810 tỷ đồng, giá dự toán là hơn 1.825 tỷ đồng, tỷ lệ tiết kiệm khoảng 0,8 %.

Tại gói thầu số 8 dự án đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng – Đông Triều, phía Cty Phương Thành được tỉnh Quảng Ninh phê duyệt trúng thầu với giá hơn 1.186 tỷ đồng, giá dự toán là hơn 1.191 tỷ đồng, tỷ lệ tiết kiệm khoảng 0,4%.

Tại gói thầu số 16 dự án nối từ đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đến đường tỉnh 338, phía Cty Phương Thành được tỉnh Quảng Ninh phê duyệt trúng thầu với giá hơn 744 tỷ đồng, giá dự toán là hơn 748 tỷ đồng, tỷ lệ tiết kiệm khoảng 0,5%.

Tại gói thầu số 8 dự án nối từ đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đến đường tỉnh 338, phía Cty Phương Thành được tỉnh Quảng Ninh phê duyệt trúng thầu với giá hơn 264,1 tỷ đồng, giá dự toán là hơn 266,7 tỷ đồng, tỷ lệ tiết kiệm khoảng 0,9%.

Nhiều gói thầu Công ty CP ĐT – XD và Giao thông Phương Thành trúng chỉ tiết kiệm được 900 nghìn đến 1 triệu đồng
Nhiều gói thầu Công ty CP ĐT – XD và Giao thông Phương Thành trúng chỉ tiết kiệm được 900 nghìn đến 1 triệu đồng

Đáng chú ý, tại gói thầu Xây dựng đường từ Km187+400 - Km192+000 dự án Đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ, phía Cty Phương Thành được phê duyệt trúng thầu với giá hơn 281,394 tỷ đồng, giá dự toán là 281,395 tỷ đồng, tiết kiệm khoảng 1 triệu đồng.

Còn tại gói thầu Xây dựng đường từ Km201+100 - Km206+100 dự án Đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ, phía Cty Phương Thành được phê duyệt trúng thầu với giá hơn 414.928 triệu đồng, giá dự toán là 414.928,9 triệu đồng, tiết kiệm là khoảng 900.000 đồng.

Mới đây, Cty Phương Thành vừa trúng 2 gói thầu lớn với tổng trị giá gần 10.000 tỷ đồng gồm: Gói thầu XL01: Thi công xây dựng đoạn Km285+000 ÷ Km337+500 do Ban Quản lý dự án 7 làm chủ đầu tư và Gói thầu XL02: Thi công xây dựng đoạn Km600+700 - Km624+228 do Ban Quản lý dự án 6 làm chủ đầu tư.

Theo phản ánh của các hộ dân tại thôn 4 (xã Tân Phúc, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận), mấy tháng qua, người dân nơi đây bị ảnh hưởng nặng nề do 2 con suối bị đã bị san lấp để phục vụ thi công dự án đường dẫn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, đoạn đường ĐT720 được xác định là do Cty Phương Thành thi công.

Việc dòng chảy bị chặn khiến nước đổ về không có cống thoát dẫn đến ứ đọng, gây ngập lụt nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoa màu, cuộc sống người dân nơi đây đảo lộn.

Dòng chảy bị chặn khiến nước từ thượng nguồn con suối đổ dồn về khu dân cư
Dòng chảy bị chặn khiến nước từ thượng nguồn con suối đổ dồn về khu dân cư

Theo thông báo số 47/TB-UBND của UBND xã Tân Phúc nêu rõ, ngày 7.3.2023, UBND xã đã mời Công ty Cổ phần Đầu tư – Xây dựng và Giao thông Phương Thành (đơn vị thi công), Ban Quản lý dự án Thăng Long cùng làm việc với các hộ dân.

Quá trình khảo sát thực địa thì thửa đất của bà Phạm Thị Thới phản ánh cùng các hộ dân xung quanh có 2 con suối, trước đây không xảy ra tình trạng ngập úng, nhưng khi thi công đường dẫn cao tốc, đơn vị thi công đã san lấp, ngăn dòng chảy không làm cống thoát nước dẫn đến mùa mưa sắp tới sẽ ảnh hưởng việc ngập lụt tại vị trí khu này.

“Tại buổi làm việc, qua cung cấp bản vẽ thiết kế thi công, Ban Quản lý dự án, đơn vị thi công cùng địa phương kiểm tra thì không thể hiện cống thoát nước. UBND xã đã đề nghị Ban Quản lý dự án Thăng Long, đơn vị thi công là Công ty Cổ phần Đầu tư – Xây dựng và Giao thông Phương Thành mời đơn vị thiết kế cùng địa phương kiểm tra và có phương án cụ thể giải quyết cho người dân. Thời gian hoàn thành trước ngày 20.3.2023”, Thông báo của UBND xã Tân Phúc nêu rõ.

Người dân phải vượt qua khu vực ngập lụt để vào vườn thu hoạch hoa màu
Người dân phải vượt qua khu vực ngập lụt để vào vườn thu hoạch hoa màu

Theo ghi nhận thực tế của PV Báo Đại biểu Nhân dân vào ngày 4.6.2023, khu vực đường dẫn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây trước đây có suối hiện hữu được người dân gọi là Suối Le, nhiều ngày qua, các hộ dân bị ngập nặng nên việc vận chuyển nông sản ở vườn thanh long, mít ra ngoài gặp nhiều khó khăn.

Khi có mưa lớn, nước đổ dồn về khiến cả khu vực bị ngập sâu, có chỗ nước lên cao đến hơn 1,5m nên việc đi lại của người dân tiềm ẩn nguy hiểm. "Biết là nguy hiểm nhưng vì vườn trái cây đang vào mùa thu hoạch nên vẫn phải lội ra, lội vào vận chuyển nông sản ra chợ. Họ thi công quá ẩu, không quan tâm gì đến người dân chúng tôi", ông Nguyễn Văn Hậu (67 tuổi) bức xúc.

Bà Phạm Thị Thới cho biết: “Khi họp dân, thấy thi công sẽ san lấp một phần của con suối, chắn lối thoát nước, chúng tôi đã ý kiến là phải làm cống, nhưng đơn vị thi bỏ qua, vẫn cố tình lấp con suối, chặn lối thoát nước. Hậu quả bây giờ là người dân lãnh đủ, hoa màu, cây trái chết hàng loạt gây thiệt hại vô cùng nặng nề”.

Lấp suối làm đường dẫn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, nhiều hộ dân bị ngập lụt nặng
Lấp suối làm đường dẫn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, nhiều hộ dân bị ngập lụt nặng
Con suối bị lấp khi thi công đường dẫn cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây gây ngập nặng

Là gia đình nằm sâu trong khu vực bị ngập nước, cụ Phan Thanh Hải than thở: “Nhà tôi bị cô lập hoàn toàn nên muốn mang gạo, thực phẩm chỉ còn cách lội qua khu vực ngập nước. Lo hơn, khi vườn thanh long vào vụ thu hoạch không có đường vận chuyển thì phải bỏ đi”.

Việc Công ty Cổ phần Đầu tư – Xây dựng và Giao thông Phương Thành (đơn vị thi công) và Ban Quản lý dự án Thăng Long thực hiện dự án lớn như tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây nhưng không quan tâm, khắc phục việc lấp suối, chặn dòng chảy gây ngập lụt nặng, làm ảnh hưởng đến nhiều hộ dân khiến dư luận "băn khoăn" về trách nhiệm, cũng như chất lượng của dự án này.

Địa phương

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.

Công viên hồ Phùng Khoang khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025
Hoạt động chính quyền

Công viên hồ Phùng Khoang khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025

Đây là thông tin của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại buổi họp sáng 20.11, sau khi nghe báo cáo về tình hình triển khai, các tồn tại, vướng mắc đối với dự án đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm và quận Thanh Xuân), một trong những dự án chậm tiến độ kéo dài đang được dư luận xã hội quan tâm.

Công ty TNHH dược phẩm Mai Phương đã ký kết tiêu thụ sản phẩm của Công ty Nguyên liệu xanh Thủy Tùng
Trên đường phát triển

Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với nhà phân phối khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Trong khuôn khổ Festival Gạch gốm đỏ - kinh tế xanh Vĩnh Long, chiều 20.11, Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long tổ chức “Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long với các doanh nghiệp phân phối”.

Đắk Lắk: Sôi nổi hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
Địa phương

Đắk Lắk: Sôi nổi hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Hướng tới kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, các trường học trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn, văn hóa, văn nghệ, tạo sân chơi thiết thực, ý nghĩa và bổ ích nhằm tôn vinh, tri ân công lao của các thầy, cô giáo, tăng cường tình cảm gắn kết giữa thầy và trò.

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Địa phương

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các nhiệm vụ này, thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm của thành phố.

Hiện trạng nhà văn hóa lao động tỉnh Đắk Lắk đang xuống cấp nghiêm trọng
Địa phương

Hiện trạng nhà văn hóa lao động tỉnh Đắk Lắk đang xuống cấp nghiêm trọng

Nhà văn hóa lao động (VHLĐ) tỉnh Đắk Lắk, trực thuộc Liên đoàn lao động tỉnh, là nơi hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và là nơi thu hút người dân đến vui chơi, giải trí, sáng tạo. Tuy nhiên, sau nhiều năm hoạt động, công trình hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, tạo nên một cảnh nhếc nhác, hoang tàn.

Hải Dương: Công ty Long Thịnh liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thị xã Kinh Môn
Địa phương

Hải Dương: Công ty Long Thịnh liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thị xã Kinh Môn

Công ty TNHH Long Thịnh là đơn vị "quen mặt" thường xuyên trúng nhiều gói thầu trên địa bàn thị xã Kinh Môn. Theo tìm hiểu trong nhiều năm qua, doanh nghiệp này đã trúng khoảng 52 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này là hơn 400 tỷ đồng. Đáng chú ý, các gói thầu trúng thường có kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức thấp.