Xây dựng, phát triển Bắc Giang giai đoạn mới

Dồn sức xây dựng nông thôn mới

Năm 2024, tỉnh Bắc Giang phấn đấu có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), 12 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 7 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 79 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 12 thôn đạt chuẩn NTM tại các xã đặc biệt khó khăn.

Tiến độ còn chậm

Báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang cho thấy, tiến độ xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh còn chậm bởi đến nay mới có 3/79 thôn đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu (đạt 3,8% kế hoạch năm), chưa có thôn đạt chuẩn thôn NTM tại các xã đặc biệt khó khăn và chưa có xã được công nhận đạt chuẩn NTM, nâng cao, kiểu mẫu. Bên cạnh đó, một số sở, ngành chưa ban hành hướng dẫn triển khai thực hiện, nên gây khó khăn cho địa phương trong việc rà soát, đánh giá tiêu chí, thiết lập hồ sơ công nhận xã đạt chuẩn NTM, nâng cao, kiểu mẫu.

Một trong những nguyên nhân khác của việc tiến độ xây dựng NTM còn chậm liên quan đến việc giải ngân vốn thực hiện Chương trình NTM của tỉnh. Thống kê cho thấy, năm 2024, tổng kế hoạch vốn Trung ương và ngân sách tỉnh bố trí thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh là 390,3 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển gồm cả vốn ODA 317,1 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 73,2 tỷ đồng. Riêng vốn chuyển nguồn từ các năm 2022, 2023 sang năm 2024 khoảng 73,2 tỷ đồng. Nguồn kinh phí này được tỉnh phân bổ từ đầu năm cho các địa phương để triển khai thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM.

Số liệu thống kê của Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Giang cho thấy, tính đến ngày 15.8.2024, nguồn vốn đầu tư giải ngân thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM của tỉnh đạt tỷ lệ 49%. Đến nay, mới có 3/79 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, đạt 3,8% kế hoạch năm, chưa có thôn đạt chuẩn thôn NTM tại các xã đặc biệt khó khăn và chưa có xã được công nhận đạt chuẩn NTM, nâng cao, kiểu mẫu.

Diện mạo nông thôn mới trên quê hương Bắc Giang
Diện mạo nông thôn mới trên quê hương Bắc Giang

Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang cho biết, bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2021 - 2025 với yêu cầu cao hơn nhiều chỉ tiêu, tiêu chí thời gian ngắn rất khó hoàn thành, các bộ, ngành Trung ương ban hành hướng dẫn chưa đồng bộ; nguồn vốn ngân sách trung ương bố trí chậm, ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai tại địa phương.

Bên cạnh đó, đại diện một số địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cũng cho biết để đạt được các tiêu chí xã NTM, nhất là xã NTM nâng cao cần rất nhiều nguồn lực. Việc huy động nguồn lực để thực hiện Chương trình còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu vẫn là nguồn vốn trực tiếp từ Chương trình. Trong khi ngân sách phân bổ từ cấp trên hạn chế, nguồn thu ngân sách của các xã chủ yếu đến từ nguồn tiền sử dụng đất.

Đẩy mạnh giải ngân vốn

Để bảo đảm hoàn thành mục tiêu kế hoạch thực hiện Chương trình NTM năm 2024 và giai đoạn 2021 - 2025, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương phân bổ nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM hiện chưa phân bổ để kịp thời triển khai và hoàn thiện tiêu chí NTM. Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ triển khai, thi công hoàn thành các hạng mục công trình hạ tầng đáp ứng yêu cầu đạt chỉ tiêu, tiêu chí NTM của xã; chủ động lồng ghép và huy động các nguồn lực khác để triển khai tổ chức thực hiện hoàn thành theo kế hoạch.

Chỉ đạo, hướng dẫn các xã trong kế hoạch đạt chuẩn NTM, nâng cao, kiểu mẫu năm 2024, tiến hành rà soát, đánh giá kết quả thực hiện từng chỉ tiêu, tiêu chí theo quy định để tập trung chỉ đạo sớm hoàn thành; lập hồ sơ đề nghị thẩm tra, thẩm định tập trung trong tháng 10 và kết thúc trước ngày 30.11.2024. Đối với các tiêu chí, chỉ tiêu khó như: Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung, cần quyết tâm chỉ đạo xây dựng hoặc đề xuất phương án đấu nối từ các công trình nước sạch tập trung lân cận để cấp nước kịp thời.

Việc đề nghị xét, công nhận địa phương đạt chuẩn NTM cấp xã, huyện bảo đảm theo trình tự, thủ tục xét, công nhận theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp các xã trong kế hoạch phấn đấu đạt chuẩn NTM, nâng cao, kiểu mẫu năm 2024 đã hoàn thiện hồ sơ và trình UBND cấp huyện thẩm tra trong tháng 8.2024 thì áp dụng thực hiện hồ sơ chứng minh tiêu chí theo Công văn số 1688/HD-SNN ngày 18.8.2022 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thực hiện tiêu chí NTM trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021 - 2025 và các quy định hiện hành.

Các sở, ngành, cơ quan phụ trách tiêu chí NTM chưa ban hành hướng dẫn thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu sửa đổi, bổ sung cần khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện tiêu chí thuộc lĩnh vực phụ trách xong trước ngày 25.8.2024.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM, nâng cao, kiểu mẫu đảm bảo. Kịp thời tổng hợp, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tại cơ sở; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết những khó khăn, vướng mắc, trường hợp vượt quá thẩm quyền khẩn trương báo cáo, tham mưu UBND, Ban Chỉ đạo tỉnh để chỉ đạo kịp thời.

Đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang chỉ đạo các tổ chức thành viên tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia xây dựng NTM thông qua cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh"; phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội, lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân đối với kết quả thực hiện Chương trình, đặc biệt việc thực hiện các chính sách, pháp luật của nhà nước trong xây dựng NTM.

Địa phương

Bền chặt biên giới Việt - Lào
Địa phương

Bền chặt biên giới Việt - Lào

Cùng với công tác phối hợp bảo vệ biên giới, đảm bảo ổn định an ninh chính trị cho phát triển, các cụm dân cư và lực lượng bảo vệ biên giới tại Quảng Bình và các địa phương nước bạn Lào cũng kết nghĩa bền chặt, kết dải biên giới Việt - Lào thắm đượm nghĩa tình.

Lào Cai: Công ty Nam Phong liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thành phố Lào Cai
Địa phương

Lào Cai: Công ty Nam Phong liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thành phố Lào Cai

Công ty TNHH một thành viên xây dựng Nam Phong là đơn vị "quen mặt" thường xuyên trúng nhiều gói thầu trên địa bàn thành phố Lào Cai. Theo tìm hiểu trong những năm gần đây, doanh nghiệp này đã trúng khoảng 70 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này là hơn 550 tỷ đồng. Đáng chú ý, các gói thầu trúng thường có kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức "siêu thấp".

Người làm hương tại làng nghề hương xạ thôn Cao
Trên đường phát triển

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.

Hội nghị triển khai bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) trên địa bàn Đồng Nai năm 2024. Ảnh: Hải Quân
Địa phương

Đồng Nai: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng

UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá năng lực, chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương thông qua bộ chỉ số DDCI (Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh) nhằm thúc đẩy cải thiện chất lượng điều hành; tạo động lực cải cách liên tục, đồng bộ giữa các ngành, cấp nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch tại địa phương. 

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ.
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc tăng cường hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động công nghiệp hỗ trợ

Triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh các hoạt động liên kết, tăng năng lực cho các doanh nghiệp nội đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài... với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước.

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện

Mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” ở xã, phường, thị trấn được TP. Sông Công (Thái Nguyên) xây dựng và đưa vào hoạt động đang tạo nên sự thân thiện, trọng dân, gần dân, gắn kết, chia sẻ, vì Nhân dân phục vụ. Đồng thời, từng bước đổi mới tác phong, thái độ, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong giải quyết công việc cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững
Địa phương

Hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh sẽ chỉ đạo tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc để nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh; rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành, điều chỉnh bổ sung kịp thời giúp nông dân và các tổ chức kinh tế tập thể, doanh nghiệp có điều kiện được tiếp cận, hấp thụ hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước và thành phố.