Dồn sức hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Chiều 23.10, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Lê Minh Hoan chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc đôn đốc hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2024.

Cả nước có trên 6.000 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Phát biểu tại hội nghị, ông Ngô Trường Sơn, Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương đã báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện Chương trình 9 tháng đầu năm và dự kiến nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thực hiện đến hết năm 2024.

Cụ thể, tính đến ngày 20.10.2024, cả nước có 6.320/8.162 xã (77,4%) đã được chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt quyết định xã đạt chuẩn NTM; 2.182 xã (34,6%) đạt chuẩn NTM nâng cao và 480 xã (7,6%) đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Ở cấp huyện, có 296 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM (chiếm 45,96% tổng số đơn vị cấp huyện của cả nước), trong đó, đã có 11 huyện (5%) được Thủ tướng công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao.

Ở cấp tỉnh, có 5 tỉnh (Nam Định, Đồng Nai, Hà Nam, Hưng Yên và Hải Dương) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Những con số này minh chứng cho những nỗ lực không ngừng của các địa phương trong việc nâng cao chất lượng đời sống, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế nông thôn.

z595982905618803bcc0315ff5ff2f045b4b1dc16f623a-1729687672687346715547-6484-1338.jpeg
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chủ trì tại điểm cầu Hà Nội. Ảnh: ITN

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, chương trình xây dựng NTM vẫn còn gặp phải những khó khăn nhất định. Một số bộ, ngành và địa phương vẫn chưa hoàn thành việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình. Ngoài ra, tiến độ giải ngân vốn ngân sách Trung ương còn chậm, đặc biệt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công và vốn sự nghiệp ở mức thấp. Đến hết tháng 8.2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 45%, trong khi vốn sự nghiệp chỉ đạt 16,2% tổng dự toán.

Theo đăng ký của các địa phương, đến cuối năm 2024, cả nước dự kiến có từ 79-79,5% số xã được công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó 38% đạt chuẩn NTM nâng cao và 10% đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM có thể đạt 47%, với khoảng 18 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao. Ngoài ra, có thể sẽ có thêm từ 1-2 tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Đây là những mục tiêu không nhỏ, đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm mạnh mẽ từ các cấp chính quyền và người dân.

z5959689313396185596881e76d1fe3cce630311498f81-17296876727331225172994-3359-8514.jpeg
Ông Ngô Trường Sơn, Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương báo cáo tình hình thực hiện Chương trình 9 tháng đầu năm 2024 và giải pháp đến hết năm 2024. Ảnh: ITN

Cần thêm cơ chế hỗ trợ

Phát biểu tại điểm cầu Nghệ An, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ đã báo cáo tiến độ thực hiện các chỉ tiêu NTM năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Đến 30.9.2024, Nghệ An đã thẩm định và công nhận thêm được 8 xã nông thôn mới nâng cao, 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu; huyện Nam Đàn đã được Hội đồng thẩm tra của tỉnh tổ chức thẩm tra, đang hoàn thiện hồ sơ để trình Trung ương thẩm định huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Lũy kế đến 30.9.2024, toàn tỉnh có 320 xã/411 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 77,85% (đạt 98,46% so với kế hoạch Trung ương giao); 101 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, chiếm 31,56% (đạt 90,17% so với kế hoạch Trung ương giao); 16 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, chiếm 5% (đạt 88,9% so với kế hoạch Trung ương giao); 9 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM; bình quân tiêu chí cả tỉnh là 17,2 tiêu chí/xã; có 609 sản phẩm được công nhận OCOP (đạt 3 sao trở lên) và có 2 sản phẩm tiềm năng 5 sao đã hoàn thiện hồ sơ trình Trung ương đánh giá công nhận.

Ông Nguyễn Văn Đệ cho biết, dự kiến đến cuối năm 2024, tỉnh Nghệ An sẽ hoàn thành và vượt chỉ tiêu xây dựng NTM theo kế hoạch của Trung ương giao.

Cũng tại hội nghị, ông Nguyễn Duy Quang, Giám đốc Sở NN-PTNT, Chánh văn phòng điều phối Chương trình NTM tỉnh Khánh Hòa cho biết, đến nay, tỉnh có 65/92 xã (70,6% số xã) đạt chuẩn NTM. Trong đó, có 19 xã NTM nâng cao; không còn xã dưới 10 tiêu chí; số tiêu chí đạt chuẩn NTM bình quân chung trên địa bàn toàn tỉnh là 17,5 tiêu chí/xã.

Hiện nay, tỉnh đang khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ NN-PTNT trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, công nhận huyện Diên Khánh đạt chuẩn NTM năm 2023. Các nhiệm vụ NTM năm 2024 đang hoàn thành theo tiến độ và tập trung hoàn chỉnh hồ sơ xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang cho biết, tỉnh hiện đã có 14 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Với 116 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 27 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, Thanh Hóa đang dẫn đầu nhiều chỉ tiêu về phát triển nông thôn. Tuy nhiên, huyện Mường Lát của tỉnh này vẫn là một trong những khu vực "trắng" xã NTM do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và ảnh hưởng của thiên tai. Ông Giang kiến nghị Bộ NN-PTNT xem xét hỗ trợ để địa phương có thể vượt qua khó khăn và hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM.

Quyết tâm hoàn thành mục tiêu năm 2024

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết liệt chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình ở tất cả các cấp, các ngành để hoàn thành các mục tiêu về xã, huyện đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM mà UBND cấp tỉnh đã đăng ký đạt được trong năm 2024. Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện, nâng cao chất lượng thẩm định địa phương đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Các địa phương khẩn trương hoàn thành phê duyệt chi tiết dự án, đề án, kế hoạch thực hiện các mô hình thí điểm thuộc các chương trình chuyên đề để có cơ sở bố trí nguồn lực và tổ chức triển khai, thực hiện ngay trong năm 2024. Ưu tiên bố trí đủ nguồn vốn ngân sách Trung ương, vốn đối ứng của địa phương, các nguồn lực huy động hợp pháp khác để thực hiện các mô hình thuộc chương trình. Thực hiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp huy động nguồn lực, trong đó huy động tối đa nguồn lực của địa phương để tổ chức triển khai xây dựng NTM.

Đẩy mạnh và đa dạng hoá các hình thức truyền thông về NTM và các chương trình chuyên đề thông qua giới thiệu các cách làm hay, sáng tạo ở các địa phương.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình ở các cấp, các ngành, đặc biệt là công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tổ chức thực hiện, duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chỉ tiêu đối với các xã, huyện sau khi công nhận đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan yêu cầu Văn phòng Điều phối NTM Trung ương tiếp thu các ý kiến tại hội nghị để có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng NTM của các địa phương.

Đời sống

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm và học nghề cho người lao động, học sinh trên địa bàn tỉnh.
Đời sống

Tuyên Quang huy động toàn lực cho công tác giảm nghèo

Tại Tuyên Quang, những chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo bền vững được triển khai hiệu quả, đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo. Công tác đào tạo nghề, tuyên truyền về giảm nghèo đã từng bước làm thay đổi nhận thức, khơi dậy ý chí nỗ lực vươn lên của mỗi hộ nghèo.

Năm 2023, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tỉnh Đồng Nai đạt gần 49.000 tỷ đồng.
Đời sống

Chung sức, đồng lòng cụ thể hóa Nghị quyết 19 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16.6.2022 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tỉnh Đồng Nai đã chủ động mọi nguồn lực, tập trung nâng cao kết cấu hạ tầng, thu nhập người dân nông thôn cũng như tạo độ bao phủ cao về dịch vụ, nâng cao đời sống văn hóa - tinh thần cho người dân.

Công tác dân vận và phong trào thi đua dân vận khéo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được đông đảo người dân hưởng ứng.
Đời sống

Dân vận khéo góp phần phát triển “tam nông”

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, các mô hình “Dân vận khéo” đã góp phần tạo sự đồng thuận trong nhân dân, chung tay thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Qua đó không ngừng nâng cao đời sống của người dân và tạo diện mạo phát triển mới cho địa phương.

BHXH tỉnh Phú Yên: Nỗ lực khắc phục khó khăn để sớm “cán đích” năm 2024
Xã hội

BHXH tỉnh Phú Yên: Nỗ lực khắc phục khó khăn để sớm “cán đích” năm 2024

Để hoàn thành mục tiêu năm 2024, bảo đảm quyền lợi của người tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), thời gian qua, BHXH tỉnh Phú Yên đã nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, phát huy các bài học kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình hay; linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng ứng phó kịp thời trước các khó khăn, thách thức mới.

Đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ (Ảnh: Thế Hùng)
Đời sống

Phú Thọ: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo động lực giảm nghèo bền vững

Giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có lao động nông thôn được xem là yếu tố quan trọng, giúp thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Những năm gần đây, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đã được các cấp, ngành, các địa phương trong tỉnh Phú Thọ chú trọng, bám sát đến nguyện vọng của người lao động, nhu cầu thực tế của thị trường lao động.

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024
Đời sống

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Ngày 23.10, Triển lãm Khai mạc Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt và may - thiết bị và nguyên phụ liệu (HanoiTex & HanoiFabric 2024) đã chính thức khai mạc, tại Hà Nội. Triển lãm lần này thu hút sự tham gia của nhiều nhà sản xuất, cung cấp công nghệ trong lĩnh vực dệt may.

Trẻ nam và nữ đều cần trang bị các kỹ năng tự bảo vệ mình, kiến thức nhận biết hành vi xâm hại. Ảnh: Vân Anh
Xã hội

Hậu quả nặng nề của tội phạm xâm hại tình dục trẻ em

Trên thực tế, những vụ xâm phạm tình dục trẻ em đều để lại hậu quả rất nặng nề, không chỉ gây tổn thương về thể chất mà còn cả về mặt tâm lý, khiến các em luôn sống trong sự sợ hãi và ám ảnh, rất khó hòa nhập lại với cộng đồng. Là địa bàn tỉnh miền núi Tây Bắc, tình hình tội phạm xâm hại tình dục ở trẻ em ở Sơn La thời gian qua diễn biến phức tạp với tính chất ngày càng nghiêm trọng.

Chùa Ba Vàng trao tặng nhà tình nghĩa cho thương binh - nạn nhân chất độc da cam/dioxin
Xã hội

Chùa Ba Vàng trao tặng nhà tình nghĩa cho thương binh - nạn nhân chất độc da cam/dioxin

Buổi lễ trao tặng nhà tình nghĩa trị giá 150 triệu đồng từ Chùa Ba Vàng vừa được Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thị xã Đông Triều tổ chức tại nhà ông Nguyễn Viết Thướng - Thương binh hạng 4, nạn nhân chất độc da cam/dioxin (thôn An Biên, xã Thủy An, thị xã Đông Triều). 

Bác sĩ, Trạm trưởng trạm y tế xã Krông Jing - H’Yên Niê khám bệnh cho đồng bào trên địa bàn.
Xã hội

Bài 1: Nền tảng xây dựng công dân ưu tú

Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược. Quán triệt quan điểm của Đảng, cấp ủy, chính quyền tỉnh Đắk Lắk nói chung, huyện M'Drắk nói riêng luôn quan tâm tới phát triển giáo dục, tạo môi trường học tập công bằng cho tất cả người dân, đặc biệt là những người yếu thế trên địa bàn. Cùng với sự hỗ trợ của các chính sách từ Trung ương tới địa phương, M'Drắk đã trao cơ hội và tạo dựng cho các em có hoàn cảnh khó khăn nền tảng tri thức, giúp các em vững vàng bước vào đời bằng việc thực hiện tốt Chương trình cho vay học sinh, sinh viên (HSSV).