“Xuống ngựa xem hoa”

Câu chuyện “Giám mà không sát, sát mà không dám” tổng kết cho những cuộc giám sát chuyên đề hình thức, tốn kém, không hiệu lực, hiệu quả đang lùi vào “dĩ vãng”.

Trong những nhiệm kỳ Quốc hội gần đây, đặc biệt là nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, giám sát chuyên đề đã trở thành hình thức giám sát quan trọng, thường xuyên, kịp thời giữa các kỳ họp, trên các lĩnh vực nóng bỏng của đời sống xã hội và mang lại chuyển biến “ngay và luôn” trong thực tiễn thi hành chính sách pháp luật. 

Giám sát chuyên đề - “Thanh bảo kiếm”

Đổi mới hoạt động giám chuyên đề là một lựa chọn đúng đắn nhằm khắc phục tính hình thức của hoạt động này. Từ đó tăng cường hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, nâng cao vị thế, vai trò thực sự của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử, đồng hành cùng bộ máy chính quyền.

Nghiên cứu đổi mới hoạt động giám sát chuyên đề cần thấy rõ sự khác biệt giám sát với thanh tra, kiểm tra hay điều tra. Mục đích của giám sát là bảo đảm việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, pháp lệnh của UBTVQH; bảo đảm thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước. Từ đó làm rõ trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và những giải pháp khắc phục tồn tại. Mục đích công tác kiểm tra, thanh tra là hướng tới xử lý, khắc phục sai phạm hành chính hay thi hành kỷ luật hành chính, kỷ luật đảng theo thẩm quyền và chuyển cơ quan điều tra khi có dấu hiệu phạm pháp luật. Điều này lại càng khác xa với công tác điều tra, truy tố, xét xử. Mục đích của hoạt động giám sát có thể xem là điểm “cốt lõi” khi đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát nói chung và giám sát chuyên đề nói riêng.

Đoàn giám sát phải có bản lĩnh, dám nói thẳng, nói thật.”
Chủ tịch Quốc hội 
Vương Đình Huệ.

“Xuống ngựa xem hoa” ảnh 1

Sự lúng túng lâu nay trong đánh giá hiệu quả, hiệu lực giám sát của cơ quan dân cử còn ở nhận thức “thiên lệch” mà chưa làm rõ khác biệt về mục đích, yêu cầu mỗi loại hình giám sát như: chất vấn, xem xét báo cáo hoạt động của cơ quan nhà nước, bỏ phiếu tín nhiệm và giám sát chuyên đề. Điều này gây khó khăn ít nhiều trong lựa chọn hướng đi tập trung đổi mới hoạt động giám sát trong một thời gian dài. Đánh giá hiệu quả giám sát chuyên đề đúng, sát là cơ sở cho những bước đổi mới. Hiệu quả giám sát chuyên đề “cô đọng” ở kết luận giám sát và việc đưa kết luận đó vào cuộc sống. Kết luận của đoàn giám sát như "khuyến nghị" mang tính ràng buộc pháp lý thấp. Kết luận giám sát chuyên đề cần xây dựng thành nghị quyết nhằm “luật hóa” kết quả giám sát; nâng tầm giá trị pháp lý, buộc đối tượng bị điều chỉnh phải tuân thủ. Và khi nghị quyết giám sát được đổi mới chứa đựng quy phạm pháp luật, lượng hóa nhiều mục tiêu, chỉ rõ sai phạm, trách nhiệm cá nhân, thời hạn khắc phục... thì đấy là bước đột phá bảo đảm hiệu lực thi hành pháp luật. Và giám sát chuyên đề như “thanh bảo kiếm” sắc bén vào lĩnh vực nào sáng tỏ lĩnh vực đó; làm rõ những ưu, khuyết, những lỗ hổng pháp luật, lỗ hổng trong vận hành bộ máy và chuyển biến kịp thời.

Không cần thiết không thành lập Ủy ban lâm thời

Hình thức giám sát chuyên đề hoạt động giữa 2 kỳ họp, phiên họp và đưa ra xem xét tại các kỳ họp, phiên họp được tổ chức công phu có khảo sát, nghe báo cáo, giải trình, chất vấn chuyên ngành, có kiểm tra số liệu, đi thực địa, điều tra dư luận xã hội… để đánh giá hoạt động thực thi pháp luật trên những lĩnh vực cụ thể được hoạch định trước như: đất đai, quy hoạch, văn hóa giáo dục, an sinh xã hội, bảo vệ quyền lợi công dân… Hình thức này đang tìm tòi hướng đi mới, giải pháp mới, cách tiếp cận mới, tránh cách làm hình thức, “cưỡi ngựa xem hoa”. Điều này đặt ra nhiệm vụ mới cho các cơ quan của Quốc hội, HĐND các cấp và đại biểu Quốc hội, HĐND trong công tác chuẩn bị.

“Xuống ngựa xem hoa” là cách nói ví von, là yêu cầu khi bắt tay vào đổi mới hoạt động giám sát chuyên đề không hình thức bao biện, không chung chung. Điều đó thể hiện từ việc lựa chọn vấn đề đúng và trúng; chuẩn bị kỹ lưỡng, xác định mục tiêu, mục đích rõ ràng với kế hoạch triển khai cụ thể, sát thực tế… Và quan trọng nhất là kết quả giám sát sẽ là gì? Từ kết quả giám sát có ra được nghị quyết không? Kết luận giám sát bằng một nghị quyết có giá trị như  đạo luật “sửa đổi, bổ sung một số điều” điều chỉnh lĩnh vực được giám sát, buộc đối tượng bị giám sát thực thi nghiêm.

Ngay trong cuộc làm việc mới đây với đoàn giám sát tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đã nhấn mạnh “Việc triển khai 4 chuyên đề giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần này có nhiều đổi mới so với trước đây, trong đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến nhiều lần, nhiều vòng mới thống nhất được bản kế hoạch chi tiết và Đề cương giám sát của từng chuyên đề để triển khai thực hiện. Do đó trong quá trình triển khai, Đoàn giám sát phải bám sát các mốc thời gian, tiến độ, mục đích và yêu cầu đặt ra tại Kế hoạch chi tiết và Đề cương giám sát, rà soát đánh giá từng loại phần việc, ai chịu trách nhiệm, sản phẩm đến nay là gì, phải cá thể hóa trách nhiệm đến từng thành viên Đoàn giám sát và từng thành viên tổ giúp việc, chuẩn bị kỹ lưỡng, làm đến đâu chắc đến đấy để bảo đảm hiệu quả giám sát”.

Khi nghị quyết giám sát chuyên đề được đổi mới chứa đựng quy phạm pháp luật thì đấy là bước đột phá bảo đảm hiệu quả, hiệu lực thực thi của hoạt động này.

Chuẩn bị từ sớm, từ xa, kỹ lưỡng và đầy đủ cùng với việc huy động đội ngũ chuyên gia chuyên sâu tham gia hỗ trợ nhưng kết quả giám sát, kết luận giám sát có nói thẳng, nói thật, nói hết không? Điều quan trọng chính là dũng khí, bản lĩnh của mỗi thành viên giám sát dù vấn đề kết luận đụng chạm đến các tầng nấc, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong bộ máy nhà nước, thậm chí là cả hệ thống chính trị từ trung ương tới địa phương. “Giám sát phải đi đến cùng, giám sát đến nơi, đến chốn với mục tiêu cao nhất là vì sự phát triển của đất nước, vì quyền lợi của người dân và doanh nghiệp”. Từ đó thúc đẩy các giải pháp khắc phục nhanh chóng, hiệu quả trong vận hành bộ máy; bảo đảm thực thi phám luật nghiêm minh; hoàn thiện hệ thống pháp luật và xử lý kịp thời những vi phạm; lấy lại niềm tin trong nhân dân.

Giám sát chuyên đề được tổ chức tốt có năng lực mạnh mẽ như một “Ủy ban đặc biệt” xem xét chuyên sâu những vấn đề lớn, có tính hệ thống và mang lại kết quả thiết thực, khả thi cao, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật; nâng cao vai trò, vị trí của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội và hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Việc thành lập Ủy ban lâm thời (theo Khoản 5, Điều 11 và Điều 17 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân năm 2015) để thực hiện giám sát chuyên đề thường xuyên như một số ý kiến khơi gợi chỉ thực sự cần thiết ở những vấn đề cơ quan của Quốc hội cần vào cuộc điều tra.

Đối thoại

“ Cuốc xẻng từ dưới lên, đường, sữa từ trên xuống”
Đối thoại

“ Cuốc xẻng từ dưới lên, đường, sữa từ trên xuống”

"Cuốc xẻng từ dưới lên, đường sữa từ trên" xuống phản ánh bề nổi mối quan hệ lao động và thụ hưởng hay một thực trạng lệch lạc trong thi đua khen thưởng hiện nay. Khen thưởng nhầm người, nhầm việc hạ thấp giá trị lao động trung thực, trở thành yếu tố văn hóa tiêu cực, có hại cho sự phát triển của mỗi đơn vị và đời sống xã hội.

Chất vấn rác
Đối thoại

Chất vấn rác

Rác thải rắn đô thị đã đến nghị trường. Chính việc thu gom, xử lý rác, nhất là rác thải có chứa Covid-19 là vấn đề cử tri bức xúc. Rác thải rắn chôn lấp không hợp vệ sinh gây hệ lụy rất lớn cho môi trường và là nguồn cơn đe doạ cận kề phát triển kinh tế bền vững và cuộc sống của người dân. Hơn nữa rác thải rắn không thể chôn lấp mãi... như núi “trùng trùng, điệp điệp”.
Phép vua và lệ làng
Đối thoại

Phép vua và lệ làng

Nghị quyết 66 của Quốc hội về tiến độ hoàn thành đường Hồ Chí Minh; Nghị quyết 653 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã; hay Nghị quyết 437 về thu phí dịch vụ không dừng… là 3 trong số những Nghị quyết bị chậm trễ trong thực thi, yêu cầu bổ sung nguồn lực, thêm hướng dẫn, điều chỉnh thời hạn… Phải chăng, “Phép vua thua lệ làng”? Do đâu mà luật của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của Nhân dân trên thực tế có nơi, có lúc lại không có hiệu lực bằng “xử lý” ở địa phương, bộ ngành, bằng “thói quen làng xã”?
Không đánh trống bỏ dùi
Đối thoại

Không đánh trống bỏ dùi

Khi dân kêu mà không thấu, dân oan mà không giải quyết, dân kiến nghị mà lãng quên… thì là vấn đề của tổ chức, của cơ chế vận hành và trách nhiệm người đứng đầu trong bộ máy chính quyền.

TIẾP LỬA!
Đối thoại

TIẾP LỬA!

Tại sao HĐND - cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương hoạt động có chỗ còn hình thức? Tại sao các nội dung HĐND quyết định không thể chuẩn bị từ sớm từ xa với việc huy động nguồn lực trí tuệ của các chuyên gia trên các lĩnh vực một cách thấu đáo? Tại sao vai trò giám sát của HĐND ở một số nơi, một số việc mờ nhạt kéo dài? Và tại sao những sai phạm ngay ở địa phương trong quản lý đất đai, tài nguyên, môi trường; quản lý, phân bổ và sử dụng các nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19… được phát hiện xử lý mà không thấy “bóng dáng’’ HĐND, đại biểu HĐND ở đâu?

Sàng lọc để chọn được "hạt giống" tốt
Đối thoại

Sàng lọc để chọn được "hạt giống" tốt

Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa có tài, có đức, vừa trong sạch, vững mạnh không chỉ là mong muốn chung của đất nước mà còn là yêu cầu tất yếu đối với Đảng. Song, thời gian gần đây chúng ta cũng liên tiếp chứng kiến nhiều bài học đau xót về công tác cán bộ. Vì thế, nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh LÊ QUỐC LÝ cho rằng, trong tìm kiếm, lựa chọn nhân tài cho đất nước nhất định phải công tâm, khách quan, “có con mắt tinh đời” để sàng lọc, lựa chọn được đâu là “hạt giống” tốt thật sự, đồng thời loại bỏ những “hạt lép”, “quả dại”.
Nhận thức đúng để đầu tư đúng
Xây dựng luật

Nhận thức đúng để đầu tư đúng

Qua các đợt khảo sát cùng Đoàn công tác của Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NGUYỄN HOÀNG HIỆP cho rằng, từ phía Quốc hội cần xem xét ban hành nghị quyết về an ninh nguồn nước và an toàn hồ, đập. Từ đó, Chính phủ sẽ xây dựng chương trình hành động cụ thể nhằm bảo đảm toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc. Nhận thức đúng và đồng bộ từ trên xuống dưới sẽ có đầu tư đúng cho an ninh nguồn nước và an toàn hồ, đập.
Mạnh dạn chuyển sang hậu kiểm
Xây dựng luật

Mạnh dạn chuyển sang hậu kiểm

Việc dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) có quy định "trả" báo cáo đánh giá tác động về đúng vị trí của mình, và bổ sung các công cụ khác được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong quản lý ngành này khi được thông qua. Tuy nhiên, theo TS. HOÀNG DƯƠNG TÙNG - Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, cần tiếp tục hoàn thiện quy định tại dự thảo Luật để có thể mạnh dạn chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, thay vì sự e ngại, chưa tin doanh nghiệp như hiện nay.
Chấm dứt thời kỳ "hạ cánh an toàn"
Đối thoại

Chấm dứt thời kỳ "hạ cánh an toàn"

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7, theo đánh giá của Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp PHẠM VĂN HÒA, sẽ đặt dấu chấm hết cho thời kỳ "hạ cánh an toàn". Chúng ta kiên quyết xử lý mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức kể cả khi cán bộ đó đã nghỉ việc, nghỉ hưu. Bên cạnh đó, việc bỏ chế độ biên chế suốt đời là cú hích để đội ngũ viên chức phải không ngừng nỗ lực trong công việc.
“Ngoại” quan trọng nhưng “nội” mới là quyết định
Đối thoại

“Ngoại” quan trọng nhưng “nội” mới là quyết định

Nhìn lại những vấn đề đang đặt ra đối với phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, 3 năm đầu nhiệm kỳ và những vấn đề cần xử lý trong năm 2019 cũng như trung hạn, dài hạn, TS. NGUYỄN ĐỨC KIÊN, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho rằng, phải thống nhất một nguyên tắc, “ngoại” là quan trọng nhưng “nội” mới là quyết định. Vì vậy, cần tiếp tục chuyển đổi nền kinh tế, hướng điều hành của Chính phủ và các ưu tiên trong chương trình nghị sự của QH trong thời gian tới theo định hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng và nâng cao năng lực nội tại của nền kinh tế.
Xử lý nghiêm sai phạm trong công tác cán bộ
Đối thoại

Xử lý nghiêm sai phạm trong công tác cán bộ

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân xung quanh vấn đề công tác cán bộ, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa MAI SỸ DIẾN cho rằng, với những trường hợp bất chấp mọi quy định về trình tự, điều kiện và tiêu chuẩn để bổ nhiệm cán bộ “thần tốc” thì cần kiên quyết hủy bỏ, thu hồi các quyết định không đúng. Đồng thời, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân để xảy ra những sai phạm này.
Góp phần nâng cao vị thế, uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng
Đối thoại

Góp phần nâng cao vị thế, uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng

Đó là khẳng định của ĐBQH Khóa XIII LÊ NAM khi trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân về việc Hội nghị Trung ương 8, Khóa XII vừa qua đã thống nhất cao việc ban hành Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng.
Không chỉ là kỹ thuật lập pháp
Đối thoại

Không chỉ là kỹ thuật lập pháp

Dù đã được QH tiến hành thảo luận tại 2 kỳ họp, các phiên bản dự thảo Luật gần đây cũng được đánh giá là đã tốt hơn rất nhiều so với những phiên bản trình QH tại Kỳ họp thứ Tư, thứ Năm nhưng tại Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách vừa qua, dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) vẫn tiếp tục gây tranh luận không chỉ ở những vấn đề lớn, mang tính nguyên tắc, quan điểm mà còn cả những vấn đề thuộc về kỹ thuật lập pháp. Chỉ ra một số “lỗi kỹ thuật” trong dự thảo Luật, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh NGUYỄN MAI BỘ đề nghị, cần tiếp tục chỉnh lý để tránh dẫn đến cách hiểu không chính xác và bất cập khi thực thi.
Bước ngoặt lớn về chính sách bảo hiểm xã hội
Đối thoại

Bước ngoặt lớn về chính sách bảo hiểm xã hội

Bàn về Nghị quyết của Trung ương 7, Khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch QH PHÙNG QUỐC HIỂN khẳng định, đây là một bước ngoặt lớn sẽ thay đổi toàn bộ, từ tư duy đến cơ chế, chính sách về BHXH. Đương nhiên, cải cách phải trên cơ sở kế thừa, chứ không phải “phủ định sạch trơn”, bảo đảm vừa ổn định vừa phát triển. Thực hiện tốt chính sách BHXH, giải quyết các vấn đề liên quan những người bị giảm thu nhập, hoặc không còn khả năng lao động, chính là để bảo đảm sự ổn định.
Đặt nặng thi cử sẽ không đạt mục tiêu giáo dục
Đối thoại

Đặt nặng thi cử sẽ không đạt mục tiêu giáo dục

Cho rằng, hành vi nâng điểm thi THPT Quốc gia tại Hà Giang là bê bối rất nguy hại đối với ngành giáo dục nước nhà, theo ĐBQH PHẠM THỊ MINH HIỀN (Phú Yên), cần nhìn thẳng vào sự thật để nhận diện vấn nạn, tìm ra nguyên nhân và phương án giải quyết tận gốc cũng như có chính sách đổi mới hiệu quả hơn cho nền giáo dục nước nhà. Bởi “đặt quá nặng việc thi cử như hiện nay sẽ không đạt mục tiêu giáo dục”.
Nhanh, gọn, hiệu quả
Đối thoại

Nhanh, gọn, hiệu quả

Đó là nhận định của ĐBQH BÙI VĂN XUYỀN (THÁI BÌNH) về phiên chất vấn và trả lời chất vấn theo hình thức hỏi nhanh, đáp gọn. Đổi mới chất vấn đã giúp tiết kiệm thời gian, gia tăng áp lực cho chính các thành viên Chính phủ. Áp lực ấy đòi hỏi Bộ trưởng phải thực sự giỏi chuyên môn, có kinh nghiệm thực tiễn thì mới trả lời được những câu hỏi hóc búa từ ĐBQH.
Phải “nhìn xa trông rộng” hơn
Đối thoại

Phải “nhìn xa trông rộng” hơn

Giám sát tại một số quận, huyện trên địa bàn Thủ đô, Ủy viên Ủy ban Pháp luật PHẠM VĂN HÒA nhận thấy, việc cho phép xây dựng nhiều chung cư cao tầng trong nội thành đã khiến tỷ lệ tăng dân số cơ học luôn cao trong thời gian qua. Đây là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông, quá tải cho hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của thành phố, nên cần quan tâm xây dựng giải pháp hữu hiệu, để giảm sức ép này.
Tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan
Đối thoại

Tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan

Đối thoại với PV Báo Đại biểu Nhân dân ngay sau khi Hội nghị Trung ương 7, Khóa XII bế mạc, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Khóa XIII Lê Nam cho biết, những nội dung được Ban Chấp hành Trung ương thảo luận và quyết định tại Hội nghị lần này đều là những vấn đề vừa nóng bỏng, cấp thiết vừa có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của đất nước trong tương lai. Trong đó, điểm cốt lõi của các nghị quyết này thể hiện ngay trong phát biểu bế mạc của người đứng đầu Đảng ta: Phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.
Sự vào cuộc đồng bộ giữa các cơ quan Đảng và Nhà nước
Đối thoại

Sự vào cuộc đồng bộ giữa các cơ quan Đảng và Nhà nước

Trong thời gian qua, một số trường hợp bị bãi nhiệm tư cách ĐBQH, sau một thời gian ngắn làm nhiệm vụ. Nhìn nhận về hiện tượng này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ Khóa XIII LÊ NHƯ TIẾN cho rằng, trong khi các cơ quan chức năng phải tuân thủ đúng quy định pháp luật, quy trình xử lý cán bộ, thì mỗi đại biểu nên có ý thức chọn giải pháp phù hợp hơn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của mình, tránh để cử tri bức xúc.
Tập trung chỉnh đốn công tác nhân sự
Đối thoại

Tập trung chỉnh đốn công tác nhân sự

Vừa qua, những vụ việc vi phạm pháp luật do cán bộ giữ chức vụ cao trong cơ quan quản lý nhà nước, hoặc một số địa phương tiếp tục được đưa ra xử lý nghiêm minh. Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách LÊ THANH VÂN bày tỏ, những vụ việc bị phát hiện gần đây tiếp tục gióng lên hồi chuông mạnh mẽ về sự cấp bách phải chỉnh đốn bộ máy, trước hết là công tác cán bộ. Một nguyên lý không mới, nhưng vẫn thời sự: Phải có chế tài đủ mạnh để “không muốn”, “không dám” và “không thể” chạy chức, chạy quyền.