Ưu tiên giải quyết nút thắt nào khi cải cách tiền lương?

Theo TS. NGUYỄN HỮU DŨNG, Trưởng Bộ môn Kinh tế tài nguyên, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, khu vực công lương thấp nhưng tổng lương và lương hưu do ngân sách bảo đảm chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng chi tiêu của Nhà nước, vì vậy cải cách tiền lương buộc phải "đẽo chân cho vừa giày". Đây là nút thắt phải ưu tiên giải quyết trong cải cách chính sách tiền lương.

Buộc phải “đẽo chân cho vừa giày”

- Theo ông, cải cách tiền lương những năm gần đây có ý nghĩa như thế nào với việc nâng cao mức sống của cán bộ, công chức, viên chức?

Ưu tiên giải quyết nút thắt nào khi cải cách tiền lương? -0

- Thời gian qua, một số luật và quy định về tăng lương đã được ban hành nhằm nâng cao mức sống của cán bộ, công chức, viên chức và củng cố quản lý nhân sự. Có thể thấy, mức lương tối thiểu được điều chỉnh ngày càng nhiều, hiện đã tăng gần 18 lần so với năm 1994. Năm 2003 đã chứng kiến bước nhảy vọt lớn nhất, mức lương tối thiểu tăng 38% so với năm trước, nhưng mức tăng này đang chậm lại - ví dụ năm 2006 chỉ tăng 28,6%, năm 2012 chỉ tăng 26,5%.

Tôi cho rằng, sự thay đổi lương tối thiểu đã được thực hiện một cách có chủ ý, dần dần và từng bước, thay vì biến động lớn. Ở đầu giai đoạn, lạm phát không cao hơn mức tăng lương nên việc tăng lương có thể giúp tăng mức sống. Tuy nhiên, những năm tiếp theo, lạm phát tăng nhanh và đạt đỉnh điểm năm 2008 với 23%, nhưng lương không tăng được mức như vậy nên thành tựu tăng lương đã bị xói mòn rất nhiều.

- Theo ông, đâu là khó khăn lớn nhất trong cải cách chính sách tiền lương hiện nay?

Các lý thuyết kinh tế cho rằng, chỉ có thể thu hút người lao động nếu tiền lương  phù hợp với năng suất của họ. Lương thấp chỉ thu hút những người không có động lực, loại bỏ những người có năng lực và tâm huyết ra khỏi hệ thống hoặc những người ở lại bị buộc phải làm gì đó để bù đắp thu nhập của họ. Những điều này cần phải được lưu ý trong cải cách tiền lương tới đây.

- Khu vực công có hệ thống lương thấp, nhưng tổng lương và lương hưu được bảo đảm bởi ngân sách chiếm tỷ lệ rất cao nên cải cách tiền lương buộc phải "đẽo chân cho vừa giày" - đây là nút thắt khó giải quyết nhất.

Theo tôi được biết, tỷ lệ ngân sách nhà nước cho tiền lương, trợ cấp và tiền thưởng là khá cao và liên tục gia tăng. Ước tính tiền lương và trợ cấp cho các nhân viên ở khu vực công hiện chiếm 51% chi thường xuyên của Nhà nước, tức là gần 9,6% GDP trong khi năm 2010 con số này chỉ là 6,7% GDP. Ngoài ra, do xu hướng mở rộng ở 16 loại trợ cấp khác nhau, dẫn tới phần còn lại của ngân sách nhà nước trở nên nhỏ đi. Do đó, Nhà nước vẫn thực hiện chính sách lương cho các công chức với mức lương tối thiểu. Tiền lương dường như chỉ đủ cho 65 - 70 % nhu cầu cho cuộc sống tối thiểu của công chức, viên chức hiện nay.

Ngoài ra, so với khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài, mức lương trong khối Nhà nước vẫn rất thấp, và chênh lệch lương giữa khối công - tư ngày càng mở rộng. Vì thế, tìm kiếm thu nhập ngoài lương là xu hướng khó tránh khỏi. Nó đã trở thành nghịch lý lớn và mâu thuẫn trong cấu trúc lương.

Mạnh tay cắt giảm cán bộ

- Giải pháp ở đây là gì?

- Thực ra, chúng ta đã và đang thực hiện cải cách lương song song với cải cách hành chính, cải thiện dịch vụ công, giảm quy mô nhân sự trong khu vực công, và phát triển các dịch vụ công theo nhu cầu phát triển xã hội. Mặc dù việc tiến hành cải cách cần được thực hiện từng bước phù hợp nhưng tôi cho rằng cần phải tinh giản, cắt giảm cán bộ mạnh hơn, thay vì chỉ 10% như hiện nay mà không ảnh hưởng tới hiệu quả công việc, để dành nguồn lực tài chính cho cải cách cấu trúc lương.

Việc thực hiện chính sách xã hội hóa các hoạt động dịch vụ công cũng rất quan trọng nhưng đang diễn ra khá chậm với kết quả không đạt được kỳ vọng, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo. Chúng ta cần một bộ máy tinh gọn và hiệu quả hơn là cồng kềnh và yếu kém. Việc cắt giảm bớt biên chế để tăng lương cho các vị trí còn lại là rất cần thiết để cải thiện chất lượng công việc và cuộc sống. Cùng với đó, quan điểm và chính sách về cải cách chính sách tiền lương cần thay đổi cho phù hợp với nền kinh tế thị trường hơn.

- Thay đổi như thế nào, thưa ông?

- Chúng ta cần coi mức lương thích hợp cho người lao động là một yếu tố thúc đẩy đầu tư vào phát triển xã hội, giúp phát triển kinh tế và cải thiện chất lượng dịch vụ công, góp phần vào tính minh bạch và nâng cao hiệu quả của bộ máy nhà nước. Luật về cán bộ, công chức, viên chức quy định: hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị sa thải; xác định vị trí làm việc là yếu tố cơ bản cho việc bổ nhiệm; những người không đáp ứng các yêu cầu của vị trí công việc cần phải loại khỏi chức vụ. Chúng ta cần phải bảo đảm các quy định này được thực thi trong thực tế.

Lương công chức, viên chức tính theo mức lương tối thiểu và hệ số như hiện nay cũng chưa hợp lý. Mức lương thích hợp phải được dựa trên hiệu quả và hiệu suất của các nhân viên công và chất lượng dịch vụ công, từ đó phân loại và loại bỏ những người yếu kém ra khỏi bộ máy, giảm gánh nặng cho ngân sách.

Thời gian tới, phải tiếp tục tách biệt lương trong sản xuất với khu vực hành chính cung cấp dịch vụ công - đây phải là bước quan trọng cho cải cách lương trong điều kiện mới của nền kinh tế. Đồng thời, phải thực hiện cải cách chính sách tiền lương bao gồm cả chính sách bảo hiểm xã hội và các chính sách khác liên quan đến con người và phát triển quốc gia thì mới đạt được thành công hơn nữa trong cải cách tiền lương.

- Xin cảm ơn ông!

Đời sống

Sinh viên Khóa 1 Tiếng Nhật do Công ty XKLĐ hợp tác với Trường Cao đẳng Yên Bái trong buổi khai giảng.
Đời sống

Nhiều gia đình khá giả nhờ xuất khẩu lao động

Nhờ quan tâm triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài nên giai đoạn 2019-2023, tỉnh Yên Bái đã có 2.212 lao động đi làm việc tại các thị trường chủ yếu như: Trung Đông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nga...

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại hội nghị.
Xã hội

Bảo đảm cung ứng thuốc an toàn, chất lượng với giá hợp lý

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn phòng, chống đại dịch và các vấn đề cấp bách cần tháo gỡ, góp phần bảo đảm cung ứng đủ thuốc khám bệnh, chữa bệnh cho Nhân dân. Đồng thời, đổi mới mạnh mẽ quy trình, thủ tục hành chính theo hướng cắt giảm tối đa thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng vẫn bảo đảm chất lượng thuốc.

 “Những mùa xuân nguyên vẹn” - Tết vì nạn nhân chất độc da cam
Đời sống

“Những mùa xuân nguyên vẹn” - Tết vì nạn nhân chất độc da cam

Sáng 19.12, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp với Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (1400) và Nền tảng thiện nguyện của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) tổ chức Lễ phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn” - Tết vì nạn nhân chất độc da cam. Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Thiếu tướng, TS Đỗ Hồng Lâm chủ trì buổi lễ.

Một số hình ảnh tại Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Đời sống

Một số hình ảnh tại Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, chương trình nghệ thuật lễ khai mạc triển lãm có chủ đề "Việt Nam - Hòa bình, hợp tác, cùng phát triển" với sự tham gia của hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã gây ấn tượng mạnh với khán giả. 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
Xã hội

Bảo đảm tính khả thi, hiệu quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 khu vực phía Bắc

Sáng 18.12 tại thành phố Thái Nguyên, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) và đề xuất Chương trình giai đoạn 2026 - 2030 khu vực phía Bắc.

Viettel trình diễn những công nghệ hiện đại nhất tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xã hội

Viettel trình diễn những công nghệ hiện đại nhất tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Thiếu tướng Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, "mục tiêu chiến lược của Viettel trong việc nghiên cứu sản xuất công nghệ cao là tạo ra các sản phẩm lưỡng dụng, hiện đại thông minh hơn, nhanh hơn, chính xác hơn, uy lực hơn. Các sản phẩm quân sự công nghệ cao của Viettel sẽ phù hợp với điều kiện môi trường, phương thức tác chiến của Quân đội Nhân dân Việt Nam và tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế". 

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chung tay xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát
Xã hội

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chung tay xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát

Sáng 18.12, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức buổi Lễ trao quà tài trợ xây dựng nhà tình thương, nhà cho gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Tuấn Anh; Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Nguyễn Tuấn Dũng cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị thành viên Tập đoàn, gồm: Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, Công ty Cổ phần Hóa chất Cơ bản miền Nam và Công ty Cổ phần Bột giặt Lix tham dự buổi lễ.

Tăng cường ứng dụng số lĩnh vực y tế
Xã hội

Tăng cường ứng dụng số lĩnh vực y tế

Việc ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực y tế đã góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian, chi phí cho người có thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế.

Khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào
Xã hội

Khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi là quyết sách lớn, đúng đắn của Đảng, Nhà nước dành cho các tỉnh miền núi nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Sau 3 năm nỗ lực triển khai các dự án thành phần đã giúp đời sống người dân ngày càng nâng lên, hạ tầng được đầu tư đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giao thương hàng hóa. Đây là đòn bẩy quan trọng khơi dậy ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các DTTS khu vực vùng sâu, vùng xa.

Tìm cơ chế thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Đời sống

Tìm cơ chế thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Nhằm huy động được các nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa nói chung và đầu tư cho xây dựng, hoàn thiện và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như các khu chức năng, ngày 17.12, (Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội) Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã tổ chức Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.