Nghệ An:

Trải qua gần một thập kỷ, dự án hơn 200 tỷ đồng vẫn là bãi đất trống

Trải qua gần một thập kỷ nhưng đến nay Dự án Tổ hợp sản xuất tinh dầu, dược liệu, thực phẩm chức năng công nghệ cao, với tổng mức đầu tư 217 tỷ đồng vẫn là bãi đất trống.

Người dân mong ngóng, dự án vẫn là bãi đất trống

Dự án Tổ hợp sản xuất tinh dầu, dược liệu, thực phẩm chức năng công nghệ cao, với tổng mức đầu tư 217 tỷ đồng, công suất 250.000 tấn nguyên liệu lá (sả) mỗi năm được UBND tỉnh Nghệ An chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 4560/QĐ-UBND.CNTM ngày 10/10/2013.

Dự án chính thức khởi công năm 2013 do công ty TNHH VN Nam Đàn Vạn An làm chủ đầu tư, ngốn 33ha đất tại thôn 3, xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương.

Siêu dự án hơn 200 tỷ đồng
Nằm bên trục quốc lộ 46, dự án Tổ hợp sản xuất tinh dầu có diện tích hơn 33ha, với mức đầu tư 217 tỷ đồng.

Khi thực hiện dự án đã có nhiều hộ dân được đưa ra ở khu  tái định cư (TĐC)  mới. Công ty TNHH VN Nam Đàn Vạn An cam kết khởi công xây dựng trong tháng 8 hoặc tháng 9.2014 và đi vào hoạt động trong quý I năm 2015 theo yêu cầu của UBND tỉnh.

Ông Nguyễn Minh Sơn - Trưởng thôn Thủy Chung xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương cho biết:"Dự án này được giải tỏa 2014, đến nay đã gần một thập kỷ trôi qua nhưng vẫn chưa thấy triển khai. Họ gia hạn nhiều lần, nhưng cứ sau mỗi lần như vậy, cỏ dại lại mọc nhiều hơn. Từ khi dự án này nói triển khai cuộc sống của người dân gặp muôn vàn khó khăn, bị đảo lộn hoàn toàn ".

Siêu dự án hơn 200 tỷ đồng
Trải qua gần một thập kỷ nhưng dự án này chỉ là bãi đất trống.

Trao đổi với phóng viên, ông Hà Hồng Thái - Chủ tịch UBND xã Thanh Thủy cho biết: "Sau khi được chấp thuận đầu tư, chính quyền sở tại phối hợp với chủ đầu tư tiến hành giải phóng mặt bằng. Tưởng chừng, sau khi tiến hành san gạt mặt bằng, họ sẽ triển khai. Nhưng, từ đó đến nay bỏ hoang. Người dân và chính quyền mong chủ đầu tư triển khai đúng cam kết với dân và tỉnh".

Siêu dự án hơn 200 tỷ đồng
Xung quanh bờ rào được thưng tôn sơ sài.

Tỉnh Nghệ An yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng tiến độ

Sau một thời gian ngưng trệ, tháng 6.2015, công ty TNHH VN Nam Đàn Vạn An đã có văn bản gửi UBND tỉnh xin “giãn” tiến độ thực hiện dự án đến tháng 6.2017 và được chấp thuận. Vậy nhưng, sau lần gia hạn này dự án cũng không thể triển khai, vẫn quây tôn, đắp chiếu. Người dân trên địa bàn thì hàng ngày ngóng chờ công ăn việc làm từ dự án.

Siêu dự án hơn 200 tỷ đồng
Nhà điều hành dự án bị hư hỏng không một bóng người.
Siêu dự án hơn 200 tỷ đồng
Mọi thứ vẫn nằm im tại chỗ.

Nhưng, từ đó đến nay, trên khu đất ấy vẫn chỉ là nhà bảo vệ và một số hạng mục nhỏ được hàng rào tôn bao quanh kín mít. Mọi thứ vẫn nằm im tại chỗ khiến người dân cảm thấy thất vọng.

Sau khi được gia hạn tiến độ dự án vào 6.2017, chủ đầu tư vẫn không triển khai. Thời điểm đó, chính quyền huyện đã có văn bản đề nghị tỉnh thu hồi dự án.

Ông Trình Văn Nhã - Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương cho biết, sau nhiều năm được chính quyền địa phương đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhưng dự án vẫn không thể khởi công. 

"Phía dự án đã bàn giao đất đợt một rồi và bây giờ đang hoàn thành thủ tục trả tiền giao đất là xong. Bây giờ phía công ty xin điều chỉnh dự án Tổ hợp trồng, sản xuất, chế biến chè xuất khẩu chất lượng cao", ông Nhã cho biết thêm.

Trước đó, ngày 7.6.2021, UBND tỉnh Nghệ An đã có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án. Theo đó, dự án được chuyển mục đích sử dụng và đổi tên thành dự án "Tổ hợp trồng, sản xuất, chế biến chè xuất khẩu chất lượng cao".

Theo quyết định điều chỉnh, dự án có tổng diện tích hơn 33,7ha, các công trình, hạng mục chính gồm: Nhà máy chế biến, khu văn phòng, nhà kho, vườn ươm giống, đất trồng chè, sân đường nội bộ. Tổng vốn đầu tư dự án được giảm xuống còn 170,35 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thành trong quý I/2023 nhưng đến nay vẫn chưa thành hiện thực.

Siêu dự án hơn 200 tỷ đồng
Hiện trạng dự án hiện tại.

UBND tỉnh Nghệ An đã yêu cầu Công ty Nam Đàn Vạn An khẩn trương hoàn thiện các thủ tục đầu tư để triển khai thực hiện dự án; Bên cạnh đó, tập trung nguồn lực để thi công, hoàn thành dự án đúng tiến độ. Trường hợp không đúng tiến độ theo quy định, nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. 

* Báo Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục giám sát và thông tin đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Đời sống

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…