Tín dụng với người hoàn lương: Điểm tựa tái hòa nhập cộng đồng

Ngay khi Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17.8.2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù bắt đầu có hiệu lực, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Tây Ninh đã triển khai ngay công tác giải ngân tín dụng với vốn vay 100 triệu đồng/người cho 3 hộ đầu tiên trên địa bàn tỉnh. Nguồn vốn vay này được kỳ vọng sẽ là điểm tựa vững chắc giúp người hoàn lương vươn lên tái hòa nhập cộng đồng, cải thiện cuộc sống, làm giàu cho bản thân và gia đình.

Tín dụng với người hoàn lương: Điểm tựa tái hòa nhập cộng đồng -0
Ông Lương Thanh Hồng (đứng bên trái) nhận nguồn vốn giải ngân theo Quyết định 22 tại Điểm giao dịch xã Thạnh Bình, huyện Tân Biên. Ảnh: Giang Phương

Theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17.8.2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, kể từ ngày 10.10.2023, người chấp hành xong án phạt tù; cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn NHCSXH để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm.

Theo đó, đối tượng vay vốn là người chấp hành xong án phạt tù đã được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù và người được đặc xá đã được cấp giấy chứng nhận đặc xá; cơ sở sản xuất, kinh doanh (bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh) có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù.

Về điều kiện vay vốn, người chấp hành xong án phạt tù có nhu cầu vay vốn; có tên trong danh sách người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, do công an cấp xã lập và được UBND cấp xã xác nhận; thời gian kể từ khi chấp hành xong án phạt tù đến thời điểm vay vốn tối đa là 5 năm.

Ngay trong ngày đầu tiên chính sách này bắt đầu có hiệu lực, tại Điểm giao dịch xã Thạnh Bình, huyện Tân Biên, ông Lương Thanh Hồng dẫn theo con trai Lương Hoài Ân (33 tuổi), ở khu phố 4, thị trấn Tân Biên, huyện Tân Biên hoàn tất thủ tục và nhận về khoản vay 100 triệu đồng từ chính sách này. Anh Lương Hoài Ân cũng là một trong những người đầu tiên ở tỉnh Tây Ninh được giải ngân nguồn vốn vay này.

Tín dụng với người hoàn lương: Điểm tựa tái hòa nhập cộng đồng -0
Hai cha con ông Lương Thanh Hồng và Lương Hoài Ân tìm hiểu thông tin các chương trình vay vốn của NHCSXH tại Điểm giao dịch xã Thạnh Bình. Ảnh: Giang Phương

Ông Hồng xúc động cho biết, Hoài Ân - con trai ông đã trải qua khoảng thời gian lầm lỡ của cuộc đời. Sau khi mãn hạn tù trở về địa phương, Hoài Ân chí thú làm ăn, phụ quán ăn cùng vợ con. Khi chính sách vay theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg được triển khai, gia đình ông Hồng cùng Hoài Ân như được tiếp thêm sức mạnh để vực dậy trong cuộc sống tương lai.

Hơn 1 tuần qua, cha con ông Hồng - Ân không quản ngại thời tiết khắc nghiệt ở vùng biên giới, cố gắng dọn sạch mảnh đất hơn 2,5ha đất của gia đình nằm ở xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên để chuẩn bị trồng cao su từ nguồn vốn vay.

Ông Hồng chia sẻ: "Với khoản vốn vay này, tôi chỉ biết nói lời cảm ơn đến Đảng, Nhà nước đã tạo điều kiện cho gia đình tôi, đặc biệt cho con tôi có cơ hội vươn lên, làm lại cuộc đời. Tôi nhất định sẽ phát triển kinh tế gia đình từ khoản vay quý giá này dành cho tôi".

Còn với vợ chồng anh Tô Ngọc Xiêm, 38 tuổi, ở ấp Hòa Đông A, xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên, với khoản vay vốn 100 triệu đồng vừa được NHCSXH giải ngân, gia đình anh đầu tư cây keo giống trồng phủ trên 6ha đất của gia đình. Với khoản vay này, gia đình anh sẽ cố gắng hơn nữa để ổn định cuộc sống.

Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Tây Ninh Đào Anh Tuấn cho biết: Để thực hiện tốt Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, chi nhánh đã chủ động phối hợp với Công an, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, các cơ quan có liên quan tuyên truyền, phổ biến. Đồng thời, tổ chức tập huấn, hướng dẫn về chính sách cho vay người chấp hành xong án phạt tù đến các cấp, các ngành và người dân biết để thực hiện.

Tín dụng với người hoàn lương: Điểm tựa tái hòa nhập cộng đồng -0
Ông Tô Ngọc Xiêm ở ấp Hòa Đông A, xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên dọn đất để chuẩn bị trồng hơn 6ha từ nguồn vốn vay theo Quyết định 22. Ảnh: Giang Phương

Đồng thời, chi nhánh cũng phối hợp với công an các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và UBND cấp xã rà soát đối tượng người chấp hành xong án phạt tù có nhu cầu vay vốn để lập danh sách để kịp thời giải ngân cho vay. Qua rà soát, thống kê của chi nhánh NHCSXH tỉnh Tây Ninh, đến nay trên địa bàn tỉnh có 98 trong tổng số 2.803 người chấp hành xong án phạt tù đang có nhu cầu vay vốn theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg.

Khi triển khai chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, chi nhánh mong muốn với nguồn vốn được vay sẽ giúp người hoàn lương có được công ăn, việc làm ổn định, có vốn sản xuất, kinh doanh, phát huy hiệu quả nguồn vốn để ổn định cuộc sống, tái hòa nhập với cộng đồng, đồng thời phòng ngừa tái phạm việc vi phạm pháp luật.

Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…