Ngày Dân số thế giới 11.7 

Thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Ngày Dân số Thế giới năm 2023 có chủ đề: “Phát huy sức mạnh của bình đẳng giới: Nâng cao tiếng nói của phụ nữ và trẻ em gái để giải phóng tiềm năng vô hạn của thế giới chúng ta”. Đây là chủ đề rất thời sự, phản ánh một vấn đề to lớn của cộng đồng toàn cầu và cũng là một dịp để Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tiếp tục thực hiện những giải pháp bảo đảm quyền lựa chọn cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái. Trong đó, từng bước kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh là giải pháp quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. 

Mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn ở ngưỡng cao

Theo các chuyên gia dân số, tại Việt Nam, vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh đang tăng nhanh; tình trạng thừa nam, thiếu nữ ngày càng lan rộng, cả thành thị và nông thôn. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, năm 2022, tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta là 112,1 trẻ em trai trên 100 trẻ em gái, tương đương 2 năm trước đó. Cả nước có 21 tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh cao hơn mức trung bình cả nước. Một số địa phương có tỷ số này cao như Sơn La (117), Nghệ An (116,6), Hà Nội (112)… Trong khi đó, nhiều tỉnh miền Tây Nam Bộ có tỷ số dưới 108. 

Dự báo, đến năm 2034, Việt Nam sẽ “dư thừa” 1,5 triệu nam giới lứa tuổi từ 15-49 nếu tỷ số giới tính khi sinh không giảm. Nguồn: ITN
Dự báo, đến năm 2034, Việt Nam sẽ “dư thừa” 1,5 triệu nam giới lứa tuổi từ 15-49 nếu tỷ số giới tính khi sinh không giảm. Nguồn: ITN

Xuất hiện muộn nhưng tăng rất nhanh, mất cân bằng giới tính ở Việt Nam cũng có những điểm khác biệt. Theo TS. Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam cao ngay từ lần sinh đầu tiên, cao hơn hẳn ở những lần sinh sau, đối với những gia đình chưa có con trai, đặc biệt với những gia đình có 2 con gái và chưa có bé trai nào. Mức độ mất cân bằng ở nước ta cao hơn nhiều ở những cặp vợ chồng có trình độ học vấn cao và điều kiện kinh tế khá giả. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, Việt Nam sẽ dư thừa 1,5 triệu đàn ông vào năm 2034 và sẽ tăng lên 2,5 triệu vào 25 năm sau đó. 

Ông Phạm Ngọc Cương, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Ninh Bình cho biết, theo số liệu báo cáo dân số hàng năm, tỷ số giới tính khi sinh năm 2022 của tỉnh Ninh Bình là 116,2 bé trai/100 bé gái (năm 2021 là 112,04 bé trai/100 bé gái). Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn đang ở mức khá cao so với ngưỡng tự nhiên (ở mức tỷ lệ sinh tự nhiên khoảng 104 - 106 bé trai/100 bé gái sinh ra sống) và không ổn định. 

Ngoài những nguyên nhân khiến chênh lệch giới tính khi sinh tăng do tâm lý ưa thích con trai thì định kiến giới nằm ngay trong các hoạt động về dân số, kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản; sự tham gia của nam giới vào công tác dân số còn hạn chế. Những suy nghĩ, định kiến dẫn đến tâm lý phải sinh bằng được con trai, từ đó dẫn đến lựa chọn giới tính thai nhi và trở thành nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. 

Chú trọng truyền thông, nâng cao nhận thức

Với tỉnh Nghệ An - tỉnh có quy mô dân số lớn (đứng thứ 4 cả nước) và có mức sinh cao (đứng trong tốp 7 tỉnh có mức sinh cao nhất cả nước), mất cân bằng giới tính khi sinh cũng ở mức báo động (116,6/100). Ông Nguyễn Bá Tân, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Nghệ An nhấn mạnh, ngày Dân số Thế giới năm 2023, là điểm nhấn cần thiết thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Quá trình này cần bắt đầu từ việc lắng nghe tiếng nói của phụ nữ, trẻ em gái, những người yếu thế; xây dựng luật pháp, chính sách để có thể giúp họ thực hiện các quyền của mình và đưa ra các quyết định đúng đắn. 

Theo đó, thời gian tới, cần tập trung nâng cao hơn nữa vai trò trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc thực hiện chủ trương, chính sách về công tác dân số và phát triển…; thực hiện tốt Luật Bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ. Đặc biệt, triển khai mạnh, có hiệu quả các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, truyền thông; thúc đẩy bình đẳng giới và trao thêm quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái. Đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phụ nữ được tham gia vào lập kế hoạch, quyết định thực hiện đánh giá các chương trình dân số và phát triển…

Để giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, theo ông Phạm Ngọc Cương, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Ninh Bình, các địa phương cần tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như nâng cao vai trò, trách nhiệm của thành viên Ban Chỉ đạo công tác dân số các cấp trong việc tham mưu, đề xuất các giải pháp cụ thể phù hợp với từng ngành, lĩnh vực trong phối hợp tuyên truyền. Tăng cường sự tham gia của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội trong việc triển khai nội dung về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; lồng ghép, tích hợp nội dung về mất cân bằng giới tính khi sinh vào các hoạt động hàng năm của các cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó, chú trọng các hoạt động tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin kịp thời nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp; sự ủng hộ và tham gia của các tổ chức, cá nhân trong việc phòng ngừa và giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. 

Cho rằng việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về mất cân bằng giới tính khi sinh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu; ông Nguyễn Hồng Nam, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh An Giang cho rằng, cần xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi. Đồng thời, xây dựng cơ chế phối hợp và trao đổi thông tin giữa các cơ quan có chức năng điều tra, thanh tra, kiểm tra. Thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với các cơ sở sản xuất, buôn bán và lưu hành các tài liệu phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi, các cơ sở dịch vụ y tế liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi. Đồng thời, xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, thông báo công khai, rộng rãi các đơn vị, cá nhân vi phạm và kết quả xử lý... 

Đời sống

Bài cuối: Chung tay đẩy lùi hủ tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết
Xã hội

Bài cuối: Chung tay đẩy lùi hủ tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Nhằm từng bước xóa bỏ hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tỉnh Bắc Kạn đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu mà còn phân công cụ thể, rõ người, rõ việc vào từng nhiệm vụ. Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền tại những xã có tỷ lệ tảo hôn cao giúp nâng cao nhận thức của người dân về những hệ lụy của vấn nạn này.

Tọa đàm “Hoàn thiện hành lang pháp lý về việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, nhằm tiếp tục nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam tổ chức chiều 17.10.
Xã hội

Dấu ấn chặng đường 10 năm Lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam: Đặt trọng trách quốc gia lên trên hết

Tại Tọa đàm “Hoàn thiện hành lang pháp lý về việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, nhằm tiếp tục nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 17.10, các đại biểu, khách mời đều nhất trí cho rằng: 10 năm qua, Việt Nam đã và đang có những đóng góp tích cực vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, qua đó gặt hái được nhiều lợi ích quan trọng, góp phần nâng cao vị thế quốc gia, giúp Việt Nam khẳng định cam kết và trách nhiệm của mình đối với hòa bình và an ninh quốc tế.

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc điều chỉnh hoạt động tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc
Đời sống

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc điều chỉnh hoạt động tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

Việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc giúp cho vị thế và vai trò của Việt Nam ngày càng cao trên cộng đồng quốc tế. Nhận định như vậy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Thị Mai Phương cho rằng, cần thiết ban hành Luật tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc để tạo cơ sở pháp lý vững chắc điều chỉnh hoạt động này.

Anh Dũng (áo trắng) luôn khéo léo lựa chọn cách tư vấn về chính sách BHXH tự nguyện, BHYT phù hợp theo từng hoàn cảnh, từng gia đình. Ảnh: Tâm An
Đời sống

Gương sáng nhân viên thu bảo hiểm xã hội

Để đưa chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) đến gần hơn với người dân, các nhân viên thu BHXH có vai trò vô cùng quan trọng. Thực tế đã chứng minh, ở đâu các nhân viên thu hoạt động tích cực, năng nổ, tâm huyết, ở đó việc nâng cao tỷ lệ người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT luôn có những bước chuyển tích cực.

Ủy viên thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Phạm Phú Bình phát biểu tại toạ đàm.
Đời sống

Những chiến sĩ mũ nồi xanh trên mặt trận ngoại giao của đất nước

“Một buổi sáng khi nhìn qua cửa sổ được chứng kiến đoàn chiến sĩ mũ nồi xanh, rất cảm động. Rất nhiều người dân cũng nhìn qua cửa sổ để được thấy những chiến sĩ kính cẩn nghiêng mình trước vị cha già dân tộc trước khi lên đường đi làm nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả. Trân trọng cảm ơn các đồng chí đại diện cho lực lượng quân đội, lực lượng công an thực hiện nhiệm vụ trên mặt trận ngoại giao của đất nước” - Ủy viên thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Phạm Phú Bình chia sẻ. 

Bài 1: Vấn nạn tảo hôn luôn rình rập
Xã hội

Bài 1: Vấn nạn tảo hôn luôn rình rập

Nhằm nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tỉnh Bắc Kạn đã chủ động lồng ghép các hoạt động của Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2025” vào Tiểu dự án 2, thuộc dự án 9 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, góp phần xây dựng xã hội văn minh và tiến bộ cho thế hệ tương lai.

Ngành bảo hiểm là “bà đỡ”, “lá chắn” tránh tổn thất cho người dân
Xã hội

Ngành bảo hiểm là “bà đỡ”, “lá chắn” tránh tổn thất cho người dân

Chúng tôi vẫn thường gọi ngành bảo hiểm là bà đỡ, lá chắn tránh tổn thất cho người dân. Để làm được điều đó, trước tiên thì bảo hiểm phải có nguồn tài chính đủ mạnh, có tiền thì mới có thể hỗ trợ khi tổn thất xảy ra. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã ví von như vậy khi nói về vai trò của bảo hiểm tại Tọa đàm “Bảo hiểm - Giải pháp phòng ngừa rủi ro và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, tại Hà Nội.

Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn và các đại biểu dự hội nghị
Xã hội

Tạo dấu ấn đẹp trong bạn bè quốc tế

Hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ công tác tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, các chiến sĩ Đội Công binh số 2 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 đã nỗ lực, tận tâm trong công tác chuyên môn và các công tác khác, góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về Bộ đội Cụ Hồ đến bạn bè quốc tế.

Ra mắt Câu lạc bộ thanh niên Ê Đê tại thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột
Xã hội

Ra mắt Câu lạc bộ thanh niên Ê Đê tại thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột

Sau hơn một năm hoạt động với nhiều nỗ lực, Câu lạc bộ (CLB) thanh niên Ê Đê đã được Trung tâm tình nguyện Quốc gia trao quyết định và chính thức công nhận là thành viên mạng lưới tình nguyện Quốc gia khu vực Tây nguyên (thuộc Trung tâm tình nguyện Quốc gia). Đồng thời, công nhận Ban Chủ nhiệm để điều hành hoạt động của CLB.

Tập huấn công tác chuẩn tiếp cận pháp luật tại Tây Ninh
Xã hội

Tập huấn công tác chuẩn tiếp cận pháp luật tại Tây Ninh

Mới đây, Sở Tư pháp tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác chuẩn tiếp cận pháp luật cho đại diện Phòng Tư pháp cấp huyện, UBND và công chức tư pháp - hộ tịch các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, đô thị văn minh năm 2024.

Tăng cường khám bệnh, chữa bệnh tại y tế cơ sở
Xã hội

Tăng cường khám bệnh, chữa bệnh tại y tế cơ sở

Bộ Y tế đang lấy ý kiến về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Trong đó, đề xuất mới về đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu đang nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo người dân.

Bình Thuận: Tổng kết 15 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Xã hội

Bình Thuận: Tổng kết 15 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (Cuộc vận động) tỉnh Bình Thuận, việc triển khai thực hiện Cuộc vận động trong thời gian qua đã đạt một số hiệu quả nhất định. Đặc biệt trong giai đoạn 2019 - 2024, các hoạt động thông tin, tuyên truyền thực hiện cuộc vận động tiếp tục đẩy mạnh và tăng gần 85% so với giai đoạn trước đó (2014 - 2019).