Thành phố Hải Phòng chủ động ứng phó bão số 3 (Yagi)

Với tinh thần chủ động ứng phó với cơn bão số 3 (Yagi), ngày 6.9, lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã khẩn trương kiểm tra công tác phòng, chống bão tại các tuyến đê; khu cụm công nghiệp; quận, huyện trên địa bàn thành phố.

Tinh thần không chủ quan với bão

Theo đó, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu đã kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại các quận, huyện: Dương Kinh, Đồ Sơn, Kiến Thụy.

Thành phố Hải Phòng kiểm tra công tác phòng chống Bão số 3 (YAGI) -0
Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu kiểm tra tại một số vị trí trọng yếu. Ảnh: 
Hoàng Tùng

Qua kiểm tra thực địa, nghe báo cáo của các ngành, địa phương, Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu đánh giá lãnh đạo các đơn vị, địa phương, các lực lượng liên quan đã vào cuộc quyết liệt theo đúng chỉ đạo của Trung ương, thành phố. Tất cả các công việc, kịch bản, phân công trách nhiệm vụ cho từng cơ quan, đơn vị, địa bàn, từng cá nhân đều được phân công rõ ràng.

Bí thư Thành ủy lưu ý, cuối năm 2023, thành phố đã tổ chức diễn tập phòng, chống siêu bão và kịch bản đó đến nay có giá trị. Trên tinh thần dự báo của Trung ương, Công điện của Thủ tướng Chính phủ, thành phố đã ra công điện, chỉ thị phân công trách nhiệm từng Ủy viên Ban Thường vụ đi kiểm tra, nắm bắt tình hình tại các địa phương, cũng như công tác phòng, chống bão của thành phố trong những ngày tới. Với sự vào cuộc tích cực của toàn hệ thống chính trị, tinh thần không chủ quan của người dân Hải Phòng sẽ hạn chế được thấp nhất thiệt hại do bão số 3 gây ra - Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu nhấn mạnh.

Thành phố Hải Phòng kiểm tra công tác phòng chống Bão số 3 (YAGI) -0
Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu kiểm tra tại một số vị trí trọng yếu. Ảnh: 
Hoàng Tùng

Đặc biệt quan tâm các khu vực trọng yếu

Cùng ngày, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng đã kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại cảng Nam Đình Vũ, tuyến đê biển và một số khu, cụm công nghiệp tại quận Hải An.

Thành phố Hải Phòng kiểm tra công tác phòng chống Bão số 3 (YAGI) -0
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng kiểm tra tuyến đê biển tại quận Hải An. Ảnh: Đàm Thanh

Qua kiểm tra thực tế cho thấy, tại Cảng Nam Đình Vũ, từ 0h ngày 6.9 các tàu đã dời cảng, dừng bốc dỡ hàng hóa. Cảng cũng đã neo chốt cẩu, bảo đảm chịu được bão cấp 14, 15. Đồng thời, hạ độ cao các bãi container, xếp container thành các khối hình vuông để phòng gió lớn. Các dự án bến cảng trong khu công nghiệp, khu kinh tế Hải Phòng đã thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn (nhất là các vị trí xung yếu), cầu tàu, bến cảng, khu hậu cần dịch vụ cảng… hạn chế thiệt hại do bão số 3 xuống mức thấp nhất.

Để bảo đảm an toàn cho doanh nghiệp, tài sàn, tính mạng của Nhân dân, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng yêu cầu các đơn vị tiếp tục triển khai các phương án, kịch bản ứng phó với bão. Đặc biệt quan tâm các khu vực trọng yếu, đê điều, cảng biển, khu neo đậu tránh trú bão, công trình đang thi công...

Có phương án sơ tán người dân ở vùng có nguy cơ sạt lở, ngập lụt

Tại huyện Thủy Nguyên, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Văn Lập đã kiểm tra thực địa tại một số khu vực trọng yếu trên địa bàn huyện gồm: Khu neo đậu bến Mắt Rồng, Công ty TNHH MTV đóng tàu Phà Rừng và khu vực công trình xây dựng Trung tâm Hành chính – Chính trị thành phố.

Thành phố Hải Phòng kiểm tra công tác phòng chống Bão số 3 (YAGI) -0
Chủ  tịch HĐND thành phố Phạm Văn Lập kiểm tra công tác phòng chống bão tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV đóng tàu Phà Rừng. Ảnh: Cẩm Nhung

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện Thủy Nguyên, để chủ động ứng phó với bão Yagi được dự báo có cường độ mạnh, những ngày qua huyện thường xuyên đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về diễn biến của bão trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nắm rõ và chủ động phòng tránh. Chỉ đạo Trạm kiểm soát Biên phòng Bạch Đằng, UBND các xã Lập Lễ, Phả Lễ thông tin cho các tàu thuyền thủy sản về tình hình bão, kêu gọi ngư dân về nơi tránh trú an toàn, sắp xếp neo đậu tàu thuyền an toàn... Tại các tuyến đê xung yếu như: cống Hải Giỏ, cống Thủ Lợn, cửa khẩu qua đê đò Dinh, đê Tả Cấm... các địa phương đã chuẩn bị bao cát, bố trí người trực 24/24 giờ, sẵn sàng hoành triệt cống khi cần thiết...

Thành phố Hải Phòng kiểm tra công tác phòng chống Bão số 3 (YAGI) -0
Chủ  tịch HĐND thành phố Phạm Văn Lập kiểm tra công tác phòng, chống bão tại  công trình xây dựng Trung tâm Hành chính - Chính trị. Ảnh: Cẩm Nhung

Qua kiểm tra và nghe báo cáo, Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Văn Lập nhấn mạnh: Đây là cơn bão mạnh, đường đi của bão dự báo hướng thẳng vào Hải Phòng – Quảng Ninh. Do đó, huyện cần chỉ đạo thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra, tiếp tục theo dõi chặt diễn biến của bão, tình trạng ngập úng do mưa lớn xảy ra trên địa bàn. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện chằng chống cơ quan, công sở, nhà cửa cơ sở hạ tầng. Có phương án sơ tán người dân ở vùng có nguy cơ sạt lở núi, sạt lở bờ sông, ngập lụt...

Một số hình ảnh về công tác ứng phó với bão số 3 tại thành phố Hải Phòng:

Thành phố Hải Phòng kiểm tra công tác phòng chống Bão số 3 (YAGI) -0

Thành phố Hải Phòng kiểm tra công tác phòng chống Bão số 3 (YAGI) -0

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng
Xã hội

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng

Với những đóng góp không ngừng nghỉ, Agribank đã trở thành biểu tượng cho sự đồng hành giữa tài chính và cộng đồng. Hơn 4 vạn cán bộ, nhân viên Agribank đang ngày ngày gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục - những hạt giống sẽ lớn lên, trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.