Thái Nguyên: Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội

Là địa bàn tập trung đông người nhập cư đến sinh sống, làm việc, tỉnh tỉnh Thái Nguyên đang nỗ lực thu hút đầu tư các dự án nhà ở xã hội giá rẻ, đồng thời hỗ trợ người lao động vay vốn xây nhà.

Tỉnh Thái Nguyên có gần 230 nghìn công nhân, viên chức, lao động, trong đó có khoảng 95 nghìn lao động làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn với đa phần người ngoại tỉnh phải thuê nhà trọ.

Thái Nguyên: Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội -0
Tỉnh Thái Nguyên phát triển nhà ở xã hội bằng việc hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp đầu tư vào các dự án trong lĩnh vực trên 

Từ thực tế trên, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện đồng thời Đề án phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025 và thi hành Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030” của Chính phủ. Thái Nguyên được giao chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn với mục tiêu đến năm 2030 là hoàn thành 24.272 căn nhà (trong đó giai đoạn 2021-2025 là 8.897 căn, giai đoạn 2026 - 2030 là 15.375 căn), đáp ứng 71,5% tổng nhu cầu về nhà ở xã hội.

Trong hai năm 2022 - 2023, tổng nguồn vốn nhà ở xã hội Ngân hàng được Trung ương giao là trên 62 tỷ đồng. Đến nay, Thái Nguyên đã cho vay được trên 53 tỷ đồng, giải ngân cho 132 khách hàng vay để xây mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhà ở. Ước tổng doanh số cho vay tính đến cuối năm 2023 sẽ đạt 100% kế hoạch giao.

Mặt khác, Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội và tiến độ các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, tổng hợp danh mục để kêu gọi đầu tư các dự án. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã được quy hoạch 86 dự án, với quỹ đất phát triển nhà ở xã hội là gần 228ha. Trong đó, huyện Phú Bình quy hoạch 4 dự án với diện tích gần 36ha, TP. Sông Công quy hoạch 39 dự án với diện tích trên 90ha, TP. Phổ Yên quy hoạch 22 dự án với diện tích trên 38ha, TP. Thái Nguyên quy hoạch 21 dự án với diện tích gần 64ha.

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang tập trung rà soát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng quỹ đất 20% trong các dự án khu đô thị, khu nhà ở để sớm bàn giao quỹ đất cho địa phương đầu tư hoặc kêu gọi đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Các địa phương trong tỉnh cũng đề xuất các quỹ đất nhà ở xã hội độc lập để kêu gọi đầu tư.

Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…