Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, thực hành tiết kiệm điện

Chiều 15.5, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm "Tiết kiệm điện - Từ chính sách đến cuộc sống" nhằm hệ thống hóa, phân tích, kiến giải, luận bàn về công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành chức năng trong sử dụng tiết kiệm, hiệu quả điện năng; lan tỏa các chương trình tiết kiệm điện năng vào thực tiễn đời sống xã hội; các giải pháp sử dụng hiệu quả, bền vững, tiết kiệm nguồn năng lượng điện...

1. tọa đàm tiết kiệm điện.jpg -0
Các khách mời tham gia Tọa đàm

Tham dự Tọa đàm có: Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Võ Quang Lâm; Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương Trịnh Quốc Vũ; Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Viết Sơn; nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, TS. Trần Đình Thiên; Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh Hà Đăng Sơn; Phó trưởng Phòng Thiết bị, Công ty TNHH Panasonic Việt Nam Trần Anh Tuấn...

 Ghi nhận những kỷ lục mới về công suất, sản lượng tiêu thụ điện

1.jpg -0
Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam Võ Quang Lâm thông tin về tình hình sản xuất, bảo đảm cung ứng điện và dự báo tình hình tăng trưởng tiêu thụ điện trong các tháng cao điểm nắng nóng của mùa hè năm 2024. Ảnh:Nhật Bắc

Tại tọa đàm, Phó Tổng Giám đốc EVN Võ Quang Lâm đã thông tin về tình hình sản xuất, bảo đảm cung ứng điện và dự báo tình hình tăng trưởng tiêu thụ điện trong các tháng cao điểm nắng nóng của mùa hè năm 2024. Theo số liệu 4 tháng đầu năm, điện thương phẩm đạt 96,2 tỷ kWh điện, tăng 12,4% so với 2023. Tính chung tại miền Bắc, tăng trưởng điện thương phẩm cho sản xuất công nghiệp là 13,02% - mức rất cao trong 4 tháng vừa qua.

Riêng tháng 4.2024, hệ thống điện đã lập những kỷ lục mới, cao hơn rất nhiều so với công suất và sản lượng trong quá khứ. Đơn cử, vào 13h30 ngày 27.4, công suất đỉnh của hệ thống điện quốc gia đã đạt 47.670 MW, tăng trưởng 13,2% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn công suất cực đại năm 2023 là 1.929 MW, con số kỷ lục trong toàn bộ quá trình 70 năm của ngành điện lực Việt Nam. Về sản lượng, ngày 26.4, sản lượng điện toàn quốc đạt 994 triệu kWh, tăng 14,3% so với 2023 và tăng 7,6% so với ngày cao nhất của 2023…

"Trong năm 2024, vào những tháng sắp tới, hệ thống điện có thể có những kỷ lục mới về công suất, sản lượng. Đây là những thách thức rất lớn mà EVN và các đơn vị thành viên cũng như các đơn vị khác trong hệ thống điện của phải cố gắng nỗ lực để bảo đảm điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những tháng cao điểm nắng nóng sắp tới”, Phó Tổng Giám đốc EVN Võ Quang Lâm nhận định.

Về tiết kiệm điện, theo ông Lâm, nước ta là quốc gia có tỷ lệ sử dụng năng lượng chưa hiệu quả bằng một số nước khác. Ví dụ, so sánh theo hệ số quy đổi, để có 1.000 USD chúng ta cần 376 tấn dầu quy đổi trong khi trung bình trên thế giới chỉ vào khoảng 170 tấn dầu quy đổi; với các nước trong OECD thì con số này khoảng 104 tấn dầu quy đổi; với Singapore là 99 tấn dầu quy đổi; Nhật Bản là 90 tấn dầu quy đổi. Như vậy, để có 1.000 USD, chúng ta đang tiêu thụ năng lượng gấp khoảng 2-3 lần các quốc gia khác. Đây là thách thức rất lớn để chúng ta phải làm tốt hơn công tác sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, đặc biệt là tiết kiệm điện trong thời gian tới…

Về giải pháp tiết kiệm điện, Phó Tổng Giám đốc EVN cho rằng, nếu làm tốt việc tuyên truyền về tiết kiệm điện cho học sinh thì sự lan tỏa sẽ nhiều hơn, sâu rộng hơn, dần xây dựng được một lớp công dân không những có ý thức tiết kiệm điện mà còn có ý thức với môi trường, xã hội, sống có trách nhiệm, sử dụng năng lượng hiệu quả.

Tuy nhiên, vận động chỉ là một trong những giải pháp. Do đó, EVN chú trọng ứng dụng nhiều công nghệ để tiết kiệm điện. Trong năm qua, EVN đã tập trung nhiều vào công tác hiện đại hóa hệ thống đo đếm, hiện đại hóa công tác vận hành hệ thống điện… Khoảng 92% công tơ đo đếm điện trên cả nước đã thực hiện điện tử hóa.

Đặc biệt, cần quan tâm đến nhóm khách hàng sản xuất công nghiệp, bởi họ chiếm tỷ lệ cao trong việc sử dụng điện. Năm 2023, trong tổng số 253 tỷ kWh điện thương phẩm, riêng nhóm khách hàng sử dụng năng lượng trọng điểm là 107 tỷ kWh. Nếu làm tốt việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả trong khối doanh nghiệp thì sẽ có cơ hội tiết kiệm điện rất nhiều. “EVN đặt ra mục tiêu năm 2024 tiết kiệm được 5,5 tỷ kWh và phấn đấu tiết kiệm 6 tỷ kWh đến hết năm 2024”, ông Lâm khẳng định...

2.jpg -0
Ông Trần Anh Tuấn - Phó trưởng Phòng Thiết bị, Công ty TNHH Panasonic Việt Nam (trái) chia sẻ về các giải pháp, chương trình thực hành tiết kiệm điện năng tại đơn vị - Ảnh: Nhật Bắc

Là doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ lượng điện năng lớn, Phó trưởng Phòng Thiết bị, Công ty TNHH Panasonic Việt Nam Trần Anh Tuấn chia sẻcông ty đã triển khai các giải pháp thực hành tiết kiệm điện như tuyên truyền vận động cán bộ công nhân viên tắt các thiết bị điện khi không sử dụng; duy tu, cải tạo các thiết bị nâng cao hiệu quả sử dụng điện, khuyến khích và đưa ra các ý tưởng tiết kiệm điện tại từng bộ phận sản xuất trong công ty; tiến hành thay thế toàn bộ đèn chiếu sáng trong công ty thành các đèn LED tiết kiệm điện; rà soát tối ưu hóa việc sử dụng khí nén cho sản xuất, phấn đấu tiến tới Net Zero vào năm 2030...

Nhiều khó khăn, thách thức hiện hữu

3.jpg -0
 Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương Trịnh Quốc Vũ phát biểu tại tọa đàm - Ảnh:Nhật Bắc

Tại tọa đàm, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương Trịnh Quốc Vũ khẳng định: Vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nhất là tiết kiệm điện đã được Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Bộ Công Thương quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện thành công tác thường xuyên trong giai đoạn vừa qua. Cụ thể, trong năm 2023  Bộ đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 8.6.2023 về tăng cường tiết kiệm điện trong giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo.

Bộ Công Thương đã xây dựng bộ nhận diện của chương trình tiết kiệm điện và khẩu hiệu của chương trình là "Tiết kiệm điện thành thói quen", đây là khẩu hiệu dễ nhớ, dễ thực hiện. Kèm theo đó, cũng đã ban hành các sổ tay hướng dẫn và các hướng dẫn trên môi trường internet ở trang web: tietkiemnangluong.com.vn - trang thông tin điện tử chính thức của chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả…

Cũng theo Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững Trịnh Quốc Vũ, năm 2024, việc cung ứng điện sẽ gặp rất nhiều khó khăn do tình hình El Nino còn diễn ra phức tạp; nhu cầu về sử dụng điện được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh do đà phục hồi kinh tế và phục hồi sản xuất, nhất là các ngành hàng chế biến xuất khẩu. Vì vậy, các bộ ngành, địa phương cần thực hiện nghiêm và mạnh mẽ các giải pháp về tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng, cần "tiết kiệm điện thành thói quen".

Hình thành thói quen tiết kiệm điện

4.jpg -0
TS. Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam phát biểu ý kiến tại tọa đàm

TS. Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế cho rằng, không phải vì thiếu mà chúng ta mới cần tiết kiệm điện, mà điều quan trọng là nguồn cung về điện phải ổn. Song song đó, phải bảo đảm làm sao ý thức tiết kiệm điện như một nét văn hóa. Cần nâng cao ý thức, giáo dục công dân coi điện là tài nguyên quý giá của con người.

Ở khía cạnh khác, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh Hà Đăng Sơn nêu quan điểm, đối với các quốc gia phát triển, việc đào tạo, giáo dục tiết kiệm điện, tài nguyên thiên nhiên được thực hiện một cách hiệu quả từ các em nhỏ, trong hệ thống giáo dục, trên các phương tiện giao thông, các nơi công cộng…

56.jpg -0
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh Hà Đăng Sơn phát biểu ý kiến

“Chúng ta cần tuyên truyền sâu rộng để thay đổi thói quen tiêu dùng, thay đổi việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Trước mắt, tiết kiệm, sử dụng năng lượng, sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, sau đó dùng các tài nguyên sẵn có như điện mặt trời, các dạng năng lượng tự dùng trước khi sử dụng từ nguồn, từ lưới”, ông Hà Đăng Sơn nêu.

67.jpg -0
Phó Giám đốc Sở Công Thương Vĩnh Phúc Nguyễn Viết Sơn chia sẻ về việc triển khai các chương trình sử dụng điện tiết kiệm trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Nhật Bắc

Từ kinh nghiệm thực tiễn của địa phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Viết Sơn cho rằng, cần sự phối hợp rất chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị phân phối điện và khách hàng sử dụng điện. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, tập trung với khách hàng trọng điểm, cận trọng điểm và tập trung triển khai các mô hình quản lý năng lượng và kiểm toán; phối hợp chặt chẽ với phân phối điện để xác định chính xác và tuân thủ biểu đồ phụ tải. Mặt khác, khách hàng sử dụng điện cũng phải tuân thủ về kiểm toán năng lượng...

Đời sống

Giáo dục văn hóa truyền thống, tạo sức đề kháng cho học sinh
Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống, tạo sức đề kháng cho học sinh

Gần đây báo chí phản ánh tình trạng một số học sinh ở Quảng Nam mua búp bê Kumanthong về thờ cúng, mua bánh kẹo “cho ăn” để cầu may mắn và học giỏi. Đây là hoạt động mê tín dị đoan hết sức nguy hiểm, gây tâm lý hoang mang, lo sợ, tạo hệ lụy xấu cho học sinh, gia đình và xã hội. Chúng tôi có cuộc trao đổi với PGS.TS. BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục xung quanh vấn đề này.

Ngành dân số sắp có logo mới
Đời sống

Ngành dân số sắp có logo mới

Mới đây, Ban Tổ chức cuộc thi Sáng tác Logo ngành dân số đã họp hội đồng để thống nhất ý kiến về việc chọn tác phẩm đoạt giải cuộc thi và góp ý về việc sử dụng mẫu logo mới cho ngành dân số trong tình hình mới.

Năm 2024, các Trung tâm Trợ giúp pháp lý đã thực hiện 63.361 vụ việc
Đời sống

Lan toả chất lượng trợ giúp pháp lý

Theo Cục Trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp), công tác trợ giúp pháp lý tại Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, từ việc gia tăng số lượng vụ việc đến việc cải thiện chất lượng dịch vụ cho người dân yếu thế. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và mở rộng quyền tiếp cận công lý cho người dân, cần nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ trợ giúp viên pháp lý và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác trợ giúp pháp lý.

Quang cảnh Hội nghị
Đời sống

Nhiều kết quả tích cực trong thực hiện nhiệm vụ

Tại TP. Cần Thơ, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua năm 2024 và triển khai nhiệm vụ chuyên môn năm 2025 đối với 12 cơ quan BHXH các tỉnh, thành khu vực Tây Nam Bộ. Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Chu Mạnh Sinh chủ trì hội nghị.

Ly hôn - ảnh hưởng sâu sắc đến cấu trúc gia đình và cộng đồng
Xã hội

Ly hôn - ảnh hưởng sâu sắc đến cấu trúc gia đình và cộng đồng

Trong bối cảnh văn hóa Việt Nam, nơi gia đình vẫn giữ vai trò quan trọng, việc ly hôn không chỉ là một quyết định cá nhân mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến cấu trúc gia đình và cộng đồng. Vì vậy, nghiên cứu tác động của ly hôn đến sự phát triển tâm lý của trẻ em là cực kỳ cần thiết để có thể tìm ra giải pháp hỗ trợ hiệu quả cho những trẻ em đang phải đối mặt với tình trạng này.

Giải bài toán y tế và an sinh cho nhóm người di cư
Đời sống

Giải bài toán y tế và an sinh cho nhóm người di cư

Theo Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) Lê Thanh Dũng, di cư là sự tất yếu và là động lực của quá trình phát triển. Bên cạnh đó, di cư mang đến các cơ hội về giáo dục, việc làm, thu nhập, chuyển giao công nghệ, giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác giữa nơi đi và nơi đến. Song, để bảo đảm phát triển bền vững, cần có những chính sách hỗ trợ người di cư, đặc biệt trong việc chăm sóc sức khỏe và cải thiện điều kiện sống, làm việc. 

Tổng tỷ suất sinh ước tính năm 2024 chỉ đạt 1,91 con/phụ nữ
Đời sống

Cần chính sách đồng bộ và hiệu quả

Tình hình mức sinh thấp tại nhiều địa phương hiện nay là một thách thức lớn đối với sự phát triển của đất nước. Để duy trì mức sinh thay thế, cần có những chính sách đồng bộ và hiệu quả, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ tài chính, y tế, giáo dục và an sinh xã hội. Đó là ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị "Tổng kết công tác dân số 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025" do Bộ Y tế tổ chức sáng 27.12.

Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát
Xã hội

Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 27.12, Báo Lao động phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Tọa đàm "Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát". Từ thực tế hiệu quả công tác hỗ trợ trong thời gian qua, tọa đàm tập trung phân tích và đưa ra các giải pháp đa dạng hóa, tạo thêm các nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm.

An Giang tuyên truyền lưu động nhân kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam 26.12
Xã hội

Truyền thông dân số - "Đòn bẩy" trong thực hiện chính sách

Theo Phó Trưởng phòng Truyền thông - Giáo dục, Cục Dân số (Bộ Y tế) Lê Song Lê, truyền thông, giáo dục dân số đóng một vai trò hết sức quan trọng, tạo ra sự chuyển đổi nhận thức và hành vi về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, trên cơ sở cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin với nội dung và hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh “chìa khóa” nâng cao chất lượng dân số
Xã hội

Can thiệp sớm, hạn chế tối đa dị tật bẩm sinh

Tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Vì những đứa con khỏe mạnh vùng cao" do Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp với Cục Dân số, Bộ Y tế tổ chức, các chuyên gia khẳng định, sàng lọc trước sinh và sơ sinh đóng vai trò then chốt trong việc phát hiện sớm các bệnh lý bẩm sinh, giúp giảm thiểu các rủi ro và cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ. Việc thực hiện sàng lọc giúp các gia đình và cộng đồng có thể chủ động chăm sóc sức khỏe và phát triển bền vững.