“Tắc” đường ra biển, hơn 200 tàu cá của ngư dân Quảng Bình gặp khó

Mặc dù được đầu tư nạo vét khơi thông, nhưng chỉ sau ít tháng, cửa sông Lý Hòa đổ ra biển đã trở về tình trạng bồi lấp ban đầu và kéo dài cho đến nay, khiến tàu thuyền của bà con gặp khó, ngành thủy sản địa phương vì vậy cũng đối mặt với “điểm nghẽn” bất khả kháng.

Nạo vét rồi lại tắc, dự án 14 tỷ đồng như “muối bỏ biển”

Đã nhiều năm nay, tàu thuyền của bà con ngư dân xã Hải Phú và xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) khi đánh bắt về đều phải đậu ở bãi ngang cửa biển, hoặc cất công đi xa hơn đến các bến cảng của huyện, thị khác neo đậu dù địa phương đã có sông Lý Hòa… ngay trước mặt.

Điều này được cho biết xuất phát từ việc cửa sông Lý Hòa đổ ra biển đã bị bồi lấp; cửa cạn, nhiều tàu vào ra đều mắc đáy, gây hư hỏng phương tiện.

“Tắc” đường ra biển, hơn 200 tàu cá của ngư dân Quảng Bình gặp khó -0
Cửa sông bị bồi lấp dù tỉnh đã nỗ lực nạo vét, khơi thông đường ra biển. Ảnh: Khánh Trinh

“Năm nay mùa khô cửa sông đổ ra biển cạn vô cùng, chỉ sâu tầm 20 phân, cát bồi đắp nữa nên đến thuyền nhỏ cũng khó lòng mà qua được. Mới tháng 4 đây thôi, một con tàu của ngư dân mắc cạn, chúng tôi phải huy động bà con và xã hỗ trợ ứng cứu”, ông Hoàng Minh Hồng, trưởng thôn Ngoại Hòa, xã Hải Phú cho biết.

Được biết, trước tình trạng bồi lấp đường ra biển, UBND tỉnh Quảng Bình đã thực hiện dự án nạo vét cửa sông Lý Hòa, hoàn thành trong năm 2022 với tổng mức đầu tư 14 tỷ đồng, nhằm mục đích khơi thông dòng chảy và bố trí an toàn giao thông đường thủy nội địa, đảm bảo cho tàu thuyền nghề cá có công suất đến 150Cv vào cập bến cá Đức Trạch, nâng cao năng lực vận tải của các phương tiện lưu thông trên tuyến sông Lý Hòa, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành, tình trạng bồi lấp tiếp tục tái diễn.

“Tắc” đường ra biển, hơn 200 tàu cá của ngư dân Quảng Bình gặp khó -0
Từ sông ra đến biển chỉ cách vài chục mét nhưng lại "nghẽn" ở chính cửa sông. Ảnh: Khánh Trinh
“Tắc” đường ra biển, hơn 200 tàu cá của ngư dân Quảng Bình gặp khó -0
Thuyền của bà con ngư dân phải đậu trên bãi biển rồi ngư dân mới bơi vào bờ. Ảnh: Khánh Trinh

“Nhờ sự quan tâm của cấp trên, cửa sông được nạo vét để khơi thông con đường từ sông Lý Hòa ra biển, mục đích để bà con thuận tiện hơn trong neo đậu, tránh trú bão, góp phần phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá nữa. Nhưng nạo vét không lâu thì đã bồi lấp lại hoàn toàn”, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Phú Nguyễn Xuân Tuyển cho biết.

Cửa biển bị bồi lấp đã gây ảnh hưởng đến sinh kế của bà con ngư dân tại xã biển Hải Phú và Đức Trạch. Được biết, xã Đức Trạch có khoảng 200 tàu, xã Hải Phú có hơn 30 tàu, nhưng không khi nào có thể an tâm đậu tàu gần nhà mà phải đến bến cảng của huyện Quảng Trạch, TP. Đồng Hới hoặc cảng của các tỉnh lân cận thu mua, neo đậu cũng như tránh trú bão.

“Do cửa biển cạn thế này nên tàu nhà tôi cũng ít đi biển hơn. Mỗi lần đi thì neo tàu ngoài biển rồi lội nước, bơi ra lên tàu. Đặc biệt, cửa sông cạn thì khi có sóng to gió lớn, tàu thuyền của bà con ngư dân càng dễ gặp nguy hiểm do gió đẩy thuyền dễ mắc cạn hơn. Trong những năm gần đây, một số tàu mắc cạn, để lại đà ở dưới lớp cát. Nếu không may bị đà đâm sẽ gây thủng thuyền”, ngư dân Nguyễn Thăng Long (70 tuổi) thôn Ngoại Hòa, xã Hải Phú cho biết.

Kỳ vọng đắp kè để an tâm mùa bão, phát triển ngư nghiệp địa phương

Bờ biển bãi ngang xã Hải Phú và xã Đức Trạch nằm tiếp giáp, chỉ cách một cửa sông Lý Hòa. Với đặc điểm này, địa phương có điều kiện phát triển ngư nghiệp và các dịch vụ hậu cần nghề cá. Cửa sông cũng được hy vọng là nơi để tàu thuyền neo đậu khi về bờ và nhanh chóng tránh trú bão, tiết kiệm nhiên liệu sau mỗi chuyến biển.

Tuy nhiên, thực trạng bồi lấp cửa sông ngày một nghiêm trọng hơn trong những năm gần đây đã khiến mong muốn của bà con ngư dân chỉ là mơ ước.

“Mùa mưa bão sắp đến mà năm nay dự báo thiên tai cũng khắc nghiệt hơn. Nên đến lúc đó, bà con ở làng, ở xã phải lên kế hoạch sớm vì đi neo đậu ở xa, chứ rủi mà chậm trễ chút là không kịp, xui là mất cả của lẫn người…”, ông Nguyễn Thăng Long buồn bã chia sẻ.

“Tắc” đường ra biển, hơn 200 tàu cá của ngư dân Quảng Bình gặp khó -0
Ông Hoàng Minh Hồng, trưởng thôn Ngoại Hòa, xã Hải Phú tại khu vực cửa sông bị bồi lấp. Ảnh: Khánh Trinh

Nỗi niềm trăn trở của bà con và địa phương được đưa ra tìm giải pháp trong nhiều năm qua. Bên cạnh dự án nạo vét cửa biển của cơ quan chức năng cấp tỉnh, một số phương án xã hội hóa cũng được đề xuất như cho phép doanh nghiệp tư nhân nạo vét và sử dụng cát ở cửa sông. Tuy nhiên, qua cân nhắc và hội ý với bà con, phương án không được chấp thuận do e ngại sạt lở, ảnh hưởng đến người dân ở hai bên bờ. Thực hiện phương án khác, bà con xã Hải Phú và Đức Trạch cùng góp tiền, góp sức, dùng máy xúc mở một con lạch nhỏ để tàu thuyền có thể ra khơi. Tuy nhiên, cũng chỉ sau thời gian ngắn, đâu lại vào đấy.

Đến nay, Chủ tịch UBND xã Đức Trạch Hồ Thị Hoa cho biết, do cửa sông quá cạn, mỗi lần ra vào cửa, chủ thuyền đều phải thuê cẩu để đưa tài sản làm nghề qua vị trí cát bồi.

Theo đại diện chính quyền địa phương xã Hải Phú, phương án có thể giải quyết dứt điểm tình trạng bồi lấp cát ở cửa biển, tạo đường thủy lưu thông cho tàu thuyền dễ dàng là nạo vét kết hợp với đắp đê, xây kè, chống tái diễn tình trạng bồi lấp.

“Bà con ngư dân và xã cũng cùng nhau thử một số cách nhưng đều thất bại. Nay chỉ mong có thể xây một con kè, đắp đê kiên cố, mới có thể giữ được cửa biển cho bà con làm nghề. Nhưng việc này vượt ngoài khả năng của chúng tôi”. Phó Chủ tịch UBND xã Hải Phú Nguyễn Xuân Tuyển chia sẻ.

“Tắc” đường ra biển, hơn 200 tàu cá của ngư dân Quảng Bình gặp khó -0
Mùa khô năm 2024, cửa sông Lý Hòa ngày một cạn và bị bồi lấp nhiều hơn. Ảnh: Khánh Trinh

Với thực trạng một đội lớn tàu của hai xã biển phải neo đậu tại các cảng lớn hoặc tại huyện thị khác, huyện Bố Trạch cũng không khỏi có nhiều trăn trở. Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch Nguyễn Văn Thủy cho biết, việc neo đậu của đội tàu ảnh hưởng đến hoạt động mua bán, tiêu thụ hải sản, kéo theo thực tế thất thoát nguồn lực, địa phương không phát huy được những dịch vụ hậu cần nghề cá,… từ đó ảnh hưởng đến phát triển kinh tế.

“Huyện cũng đã nhiều lần đề xuất, được tỉnh quan tâm nhưng dự án không thành. Nay cũng vẫn chỉ mong muốn có công trình kiên cố, khơi thông cửa biển, tạo tuyến đường thủy thông thoáng cho bà con ngư dân, góp phần phát triển kinh tế cũng như để bà con an tâm có chỗ tránh trú khi mùa mưa bão sắp về”, Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch Nguyễn Văn Thủy giãi bày. 

Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng
Xã hội

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng

Với những đóng góp không ngừng nghỉ, Agribank đã trở thành biểu tượng cho sự đồng hành giữa tài chính và cộng đồng. Hơn 4 vạn cán bộ, nhân viên Agribank đang ngày ngày gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục - những hạt giống sẽ lớn lên, trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế
Xã hội

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế

Nhằm bảo đảm nguồn quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) được sử dụng phù hợp, kiểm soát gia tăng chi phí khám chữa bệnh BHYT, bảo đảm cân đối nguồn kinh phí, đồng thời bảo đảm quyền lợi của người tham gia, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, trong đó chú trọng sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT.