Quảng Bình: Nơi ở mới sau thiên tai, nỗi lo cũ về ánh sáng

Sau trận lũ lịch sử năm 2020, hàng trăm hộ dân ở bản Sắt, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh đã có nơi ở mới an toàn hơn. Song nỗi lo về nguồn điện sinh hoạt vẫn còn đó khi hàng đêm người dân chỉ đủ điện cho… bóng đèn mờ.

Bản Sắt, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) nằm giữa thung lũng đại ngàn Trường Sơn. Để vào được bản, phải băng qua con đường gập ghềnh, trơn trượt và dốc nghiêng nguy hiểm. Nếu trời đổ mưa, con đường thêm sình lầy khó đi. Bản Sắt hiện là nơi sinh sống của 36 hộ gia đình và 153 nhân khẩu.

Nơi đây, người dân vẫn chưa có điện lưới quốc gia. Khoảng 8 năm trước, nhà nước đầu tư cho bản Sắt hệ thống năng lượng mặt trời, từ đó cung cấp nguồn điện vừa đủ cho đời sống sinh hoạt thường ngày. Nhờ đó, người dân đồng bào lần đầu tiên có ánh sáng, giúp cuộc sống đổi thay nhiều.

Quảng Bình: Nơi ở mới sau thiên tai, nỗi lo cũ về ánh sáng -0
Khu tái định cư mới của người dân bản Sắt

Tuy nhiên, năm 2020, thiên tai ập đến khiến bản Sắt chìm trong biển nước. Dãy núi ngay sau lưng bản làng của người dân cũng hiện ra vết nứt lớn. Để đảm bảo an toàn cho dân cư, chính quyền địa phương đã vận đồng nguồn kinh phí và tuyên truyền, hỗ trợ bà con di dời toàn bộ bản đến nơi ở mới an toàn hơn.

Đến nay, đời sống tại nơi ở mới đã bắt đầu được một thời gian, có an toàn hơn, yên tâm hơn trước mùa thiên tai sắp đến. Tuy nhiên, vẫn còn đó một nỗi lo lắng, thiếu thốn về điện.

Theo đó, sau mưa lũ, dàn điện năng lượng mặt trời cũng ngập trong nước mà hư hỏng và mất chức năng cấp điện. Bí thư Đảng uỷ xã Trường Sơn Nguyễn Văn Nhì cho biết, đến năm 2021, địa phương đã hoàn thành các hạng mục nhà cửa, đường giao thông, trường học để người dân ổn định, phát triển kinh tế xã hội, lao động sản xuất. Tuy nhiên, về hệ thống điện vẫn chưa thể khắc phục hay tìm được nguồn thay thế cho người dân.

Ông Nguyễn Linh (80 tuổi, bản Sắt) chia sẻ, bà con dân bản thật sự vui mừng khi được hỗ trợ đưa về nơi ở mới. Tuy nhiên, nguồn điện hầu như không có khiến các gia đình như phải mò mẫm trong bóng tối.

Quảng Bình: Nơi ở mới sau thiên tai, nỗi lo cũ về ánh sáng -0
Người dân ở nơi đây vẫn đang thiếu điện, ánh sáng từ điện năng lượng mặt trời còn yếu

“Trong bản chỉ có le lói vài ba gia đình có ánh đèn. Họ mua được tấm năng lượng mặt trời để dùng, đến tối thì hầu như chỉ dám bật đèn điện chiếu sáng. Có TV đó nhưng cũng chỉ để bụi phủ chứ không có đủ điện để bật xem.” - ông Linh nói.

Một số nhà khác phải dùng bình ắc quy, mỗi lần sạc phải chạy khoảng 10km đến trung tâm xã để cắm sạc. Điện thoại không có điện thường xuyên, cũng không có sóng điện thoại không dùng được. Học sinh nơi đây cũng tận dụng ánh sáng mặt trời ban ngày để học.

Quảng Bình: Nơi ở mới sau thiên tai, nỗi lo cũ về ánh sáng -0
Ắc quy và tấm năng lượng trở thành giải pháp thay thế
Quảng Bình: Nơi ở mới sau thiên tai, nỗi lo cũ về ánh sáng -1
Người dân phải đi 10km mới có chỗ sạc ắc quy

“Nhiều người hỏi rằng, sao không dùng điện thoại nhưng không có điện sạc, không có sóng thì dùng làm gì. Trên đây cuộc sống cũng chỉ hoạt động về ban ngày. Đến cả trẻ em, học sinh ban đêm cũng không đủ điện mà nhìn ra con chữ.”, ông Nguyễn Linh chia sẻ.

Mùa hè điện đã yếu, Quảng Bình sắp vào mùa mưa cũng khiến người dân bản Sắt không khỏi mong ngóng về điện. Anh Nguyễn Văn Muôn, Trưởng bản Sắt cho biết, dù người dân vui mừng về nơi ở mới nhưng nỗi mưu cầu về ánh sáng vẫn còn đau đáu. Mong muốn của hơn 150 người dân ở bản Sắt là lưới điện được kéo đến cùng con đường bê tông hoá dẫn vào bản. Điều này giúp người dân cải thiện đời sống, tiếp cận được thông tin một cách nhanh chóng.

Quảng Bình: Nơi ở mới sau thiên tai, nỗi lo cũ về ánh sáng -0
Cột điện năng lượng mặt trời đã tắt từ lâu

Bí thư Đảng ủy xã Trường Sơn Nguyễn Văn Nhì cho hay, bản Sắt là 1 trong 6 bản đặc biệt khó khăn của xã, và hiện vẫn chưa có điện. Năm 2016, bản được đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời, tuy nhiên đến năm 2019 đã hư hỏng nặng, từ năm 2020 thì hoàn toàn không còn sử dụng được nữa.

“Từ năm 2021 đến nay, chúng tôi đã có nhiều tờ trình đề nghị cấp trên có đầu tư dự án về điện lưới quốc gia về 6 bản trên địa bàn xã. Tuy nhiên đến hiện tại, vẫn chưa được bố trí nguồn kinh phí cũng như chưa được khảo sát để lập dự án đầu tư công trình điện lưới quốc gia đối với 6 bản của xã.”, Bí thư Đảng ủy xã Trường Sơn trình bày.

Nay, trước mùa mưa lũ, thiên tai sắp đến, người dân khu tái định cư mới của bản Sắt dù phấn khởi an tâm, nhưng vẫn âm thầm mắc kẹt trong bóng tối của nỗi lo cũ: Thiếu điện.

Đời sống

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng
Xã hội

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng

Với những đóng góp không ngừng nghỉ, Agribank đã trở thành biểu tượng cho sự đồng hành giữa tài chính và cộng đồng. Hơn 4 vạn cán bộ, nhân viên Agribank đang ngày ngày gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục - những hạt giống sẽ lớn lên, trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế
Xã hội

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế

Nhằm bảo đảm nguồn quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) được sử dụng phù hợp, kiểm soát gia tăng chi phí khám chữa bệnh BHYT, bảo đảm cân đối nguồn kinh phí, đồng thời bảo đảm quyền lợi của người tham gia, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, trong đó chú trọng sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT.

Tân Hiệp Phát và hành trình mang học bổng “Nâng bước tới trường” đến với học sinh miền núi khó khăn tại Quảng Nam
Xã hội

Tân Hiệp Phát và hành trình mang học bổng “Nâng bước tới trường” đến với học sinh miền núi khó khăn tại Quảng Nam

Tiếp nối thành công tại Hậu Giang, Bình Dương và Hà Nam, chương trình trao học bổng “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” của Tân Hiệp Phát tiếp tục đến với 2 huyện miền núi khó khăn thuộc tỉnh Quảng Nam là Nam Trà My và Bắc Trà My. Hơn 200 suất học bổng cùng 2 bộ máy tính đã được đơn vị trao tận tay cho các em học sinh.

“Thần tốc" đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ
Đời sống

“Thần tốc" đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

Về đích sớm hơn 45 ngày so với kế hoạch, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã chính thức đóng điện công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên của tỉnh Lào Cai. Đây là cột mốc ý nghĩa khi công trình hoàn thành ngay trước thềm kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành Điện lực Việt Nam (21.12.1954 – 21.12.2024), thể hiện tinh thần trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ ngành Điện đối với các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi) lịch sử.

Vẫn diễn ra tình trạng trẻ em làm việc nặng nhọc ở nhiều nơi trên cả nước
Đời sống

Cần chấm dứt tình trạng trẻ em làm việc nặng nhọc

Theo Điều tra quốc gia về lao động trẻ em do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp Tổng cục Thống kê thực hiện, Việt Nam hiện có 1,031 triệu trẻ em tham gia lao động, trong đó, có một nửa các em đã bỏ học hoặc chưa từng tới trường. Việc trẻ em phải tham gia lao động sớm, dù là nguyên nhân gì cũng đều có những nguy cơ rủi ro về thể chất, ảnh hưởng học tập, phát triển trí tuệ và ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.

Bà Trần Thị Như Trang, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Vì tầm vóc Việt nhận Bằng khen của Bộ Nội vụ do Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng trao.
Đời sống

Quỹ Vì tầm vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu Việt Nam

“Trong 10 năm từ 2025 - 2034, mục tiêu của Quỹ Vì tầm vóc Việt là trở thành quỹ xã hội hàng đầu Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ”, bà Trần Thị Như Trang, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ, chia sẻ nhân dịp Quỹ kỷ niệm 10 năm thành lập.