Lấy người dân là trung tâm của nông thôn mới

Ngày 9.7,  Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP. Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Phát biểu tại chỉ đạo tại Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội Nguyễn Lan Hương ghi nhận và đánh giá cao tinh thần quyết tâm của các quận, huyện, thị xã, các đơn vị trong việc góp phần cùng thành phố hoàn thành trước một năm nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Lấy người dân là trung tâm của nông thôn mới -0
Quang cảnh hội nghị

Do thời gian triển khai và hoàn thành việc lấy ý kiến rất gấp rút, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội Nguyễn Lan Hương yêu cầu, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các quận, huyện, thị xã phải lan tỏa tinh thần đến từng người dân, đặc biệt, đội ngũ cán bộ của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại các địa phương phải vào cuộc quyết liệt hơn để TP. Hà Nội sớm hoàn thành mục tiêu này. Theo đó, các địa phương cần tham mưu cấp ủy, chính quyền ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo phân công rõ các nhiệm vụ cụ thể. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở các địa phương phải triển khai quyết liệt, đầy đủ, kỹ càng, bảo đảm kế hoạch và quy trình, yêu cầu đặt ra trong công tác hướng dẫn thực thi, cũng như đôn đốc thường xuyên, giám sát việc thực hiện.

Lấy người dân là trung tâm của nông thôn mới -0
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội Nguyễn Lan Hương phát biểu tại hội nghị

Bên cạnh đó, bà Nguyễn Lan Hương cũng yêu cầu, ngoài việc lấy ý kiến, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các quận, huyện, thị xã cần tuyên truyền để người dân tự hào về những thành tích đã đạt được trong công cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Từ đó, thôi thúc khát vọng cống hiến của mỗi người dân, mỗi gia đình tại mỗi địa phương, đơn vị về đóng góp nguồn lực, ý tưởng cho công tác xây dựng nông thôn mới.

“Đặc biệt, để góp phần thực hiện nông thôn mới thực chất, hiệu quả thì việc lấy ý kiến phải khách quan, trung thực, minh bạch và nghiêm túc. Cần đặt người dân là trung tâm của việc xây dựng nông thôn mới, giúp người dân được thụ hưởng những thành quả đó. Tránh việc nợ tiêu chí nông thôn mới ở các địa phương. Bên cạnh đó, các địa phương của thành phố cần nỗ lực hoàn thành việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024”, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP. Hà Nội Nguyễn Lan Hương nhấn mạnh.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội Đặng Thị Phương Hoa đã trình bày Hướng dẫn thực hiện kế hoạch lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về đề nghị TP. Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.

Theo đó, căn cứ hướng dẫn số 90/HD-MTTW-BTT ngày 20.9.2022 của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nội dung lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị TP. Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024 được thực hiện với 9 câu hỏi (theo mẫu số 7). Địa bàn lấy ý kiến các hộ gia đình ở khu dân cư trên địa bàn các xã, không lấy ý kiến đối với các hộ gia đình thuộc địa bàn thị trấn.

Lấy người dân là trung tâm của nông thôn mới -0
Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội Đặng Thị Phương Hoa phát biểu tại hội nghị

Về phương thức, hình thức lấy ý kiến, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các huyện, thị xã và các xã tiến hành lấy ý kiến người dân trên địa bàn huyện, thị xã. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các huyện, thị xã, các xã căn cứ vào tình hình thực tế, hướng dẫn Ban Công tác Mặt trận các thôn chủ trì, phối hợp với các chi hội, chi đoàn tổ chức lấy ý kiến hài lòng của người dân trong thôn về đề nghị TP. Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024 bằng 2 hình thức như sau: Phân công cán bộ Mặt trận và các tổ chức đoàn thể phát phiếu cho các hộ gia đình, hướng dẫn các hộ gia đình ghi phiếu trả lời các câu hỏi và thu phiếu trực tiếp tại các hộ gia đình; tổ chức họp khu dân cư, phát phiếu và xin ý kiến đại diện các hộ gia đình. Thời gian lấy ý kiến, xong trước ngày 25.7.2024, kể từ khi lấy ý kiến đến khi tổng hợp hoàn thiện kết quả lấy ý kiến…

4 bước thực hiện việc đánh giá sự hài lòng của người dân:

Bước 1: Sau khi có kế hoạch của Ban Thường trực Ủy ban Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch tổ chức lấy ý kiến hài lòng của người dân trên địa bàn các huyện, thị xã.

Bước 2: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các xã, huyện, thị xã phối hợp với Ban Chỉ đạo cùng cấp thống nhất cách thức, thời gian thực hiện; phân bổ phiếu cho các thôn và triển khai cho Ban Công tác Mặt trận ở các thôn tiến hành lấy ý kiến các hộ gia đình.

Bước 3: Ban Công tác Mặt trận chủ trì cùng các đoàn thể tổ chức lấy ý kiến thông qua tổ chức họp dân hoặc phát phiếu cho các hộ gia đình, hướng dẫn hộ gia đình ghi phiếu trả lời câu hỏi và nhận phiếu từ các hộ gia đình.

Bước 4: Tổng hợp kết quả về đề nghị TP. Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.

Về tỷ lệ lấy phiếu: Đối với cấp huyện, mỗi huyện chọn 30% số xã, mỗi xã chọn 50% số khu dân cư; mỗi khu dân cư chọn 70% số hộ gia đình đê lấy ý kiến. Đối với thị xã, lấy 100% các xã trên địa bàn, mỗi xã chọn 50% số khu dân cư; mỗi khu dân cư chọn 70% số hộ gia đình để lấy ý kiến. Theo đó, thành phố triển khai lấy ý kiến tổng số 136.277 hộ trên địa bàn 401 khu dân cư của 121 xã thuộc 18 huyện, thị xã.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.