Gốm Kim Lan trong thời chuyển đổi số -0

Làng gốm Kim Lan thuộc huyện Gia Lâm, phía Đông Nam Hà Nội; phía Bắc giáp với làng cổ Bát Tràng; phía Tây giáp với quận Hoàng Mai; có lịch sử hình thành lâu đời và cũng là một trong những trung tâm gốm nổi tiếng của cả nước. Làng gốm cổ Kim Lan chỉ cách làng gốm Bát Tràng dòng kênh Bắc Hưng Hải. Qua khai quật tại di chỉ bãi Hàm Rồng vào các năm 2001 và 2003, cơ quan chức năng xác định, nghề gốm Kim Lan có từ thế kỷ VIII và phát triển hưng thịnh đến thế kỷ XVIII.

Từ thế kỷ VIII, gốm Kim Lan đã được xếp vào hàng những sản vật quý cùng lụa, gấm, châu, ngọc. Không chỉ có những sản phẩm giá trị, Kim Lan còn có gốm mộc, gốm thô mộc mạc, giản dị. Làng Kim Lan được biết đến là nơi sản xuất đồ gốm gia dụng của kinh thành Thăng Long xưa. Đến thế kỷ XVIII, nghề gốm ở Kim Lan dần mai một.

Theo lời các cụ cao niên nơi đây, trước kia, đã có thời, sản phẩm của làng Kim Lan xuất hiện nhiều trên thị trường gốm sứ trong nước nhưng nghề ở đây cũng có thời gian bị mai một. Tuy nhiên, sau hơn 40 năm xây phục dựng và phát triển, nghề gốm ở Kim Lan đã từng bước khởi sắc, chinh phục khách hành và có hướng đi riêng. 

Gốm Kim Lan trong thời chuyển đổi số -0

Dù đang gặp nhiều gian nan, khó khăn, những con người nơi mảnh đất ven sông này đang nỗ lực để phục dựng và bảo tồn làng nghề đúng với giá trị của nó. Hiện nay, xã Lim Lan có khoảng gần 400 hộ có lò gốm hoạt động, thu hút hàng nghìn lao động tham gia. Đa số hộ dân sản xuất gốm tại Kim Lan đã mạnh dạn đầu tư và thay đổi phương thức sản xuất, chuyển từ sản xuất bằng lò than truyền thống sang sản xuất bằng lò gas, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất.

Làng gốm cổ Kim Lan hồi sinh kỳ tích -0
Gốm Kim Lan trong thời chuyển đổi số -0

Nhờ chuyển đổi công nghệ, đã giảm hơn 80% lượng khí thải CO2 và tiết kiệm khoảng 70% năng lượng tiêu thụ. Việc áp dụng các công nghệ mới cùng đam mê nghề của người dân nơi đây, chất lượng và sản phẩm gốm, sứ của xã Kim Lan liên tục được cải thiện, nâng cao cả về chất lượng và năng suất.

Theo Chủ tịch Hội Gốm sứ Kim Lan, nghệ nhân Đào Việt Bình, để đáp ứng nhu cầu, sự phát triển và nhu cầu của thị trường, những nghệ nhân, chủ lò gốm ở Kim Lan đã nỗ tực tìm tòi, học hỏi, sáng tạo những bài men mới, chất liệu gốm chất lượng cao.  

Gốm Kim Lan trong thời chuyển đổi số -0

Bên cạnh đó, các sản phẩm của chúng tôi cũng ngày càng đa dạng, phong phú, từ các vật dụng có kích thước nhỏ như ống đựng tăm, chân nến cho tới những sản phẩm cỡ lớn như: đôn, chậu cây cảnh, ang, bình hoa kính thước lớn, chất lượng cao… Ngoài bát đĩa, ấm chén và những đồ thông dụng trong đời sống hàng ngày, các nghệ nhân gốm Kim Lan còn sản xuất những sản phẩm giá trị như: độc bình, lư, đỉnh, đèn thờ… với hai loại men truyền thống là men ngọc, men rạn. Ngoài ra còn chú trọng phát triển các sản phẩm gốm phục vụ xây dựng như gạch, ngói trang trí, con tiện lan can…

Gốm Kim Lan trong thời chuyển đổi số -0

Làng gốm Kim Lan ngày nay cho ra đời nhiều chủng loại sản phẩm chất lượng cao, không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà đã vươn ra thị trường lớn trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc…

Đến với làng gốm Kim Lan, ghé thăm các lò gốm để tìm hiểu, trải nghiệm về nghề làm gốm, ghé các gian hàng trưng bày gốm để chọn cho mình những sản phẩm ưng ý, du khách cũng có thể đến thăm một địa chỉ hấp dẫn là Khu trưng bày gốm sứ và lịch sử xã Kim Lan.

Bảo tàng nằm liền kề với khuôn viên UBND xã Kim Lan và được khởi dựng từ tình yêu, tâm huyết của nhiều thế hệ người dân Kim Lan cùng các nhà khoa học trong và ngoài nước gắn bó với công tác khảo cổ tại đây. Công trình sưu tầm các cổ vật và xây bảo tàng gốm cổ do các bậc cao niên trong nhóm “Tìm về nguồn cội” của làng Kim Lan và Tiến sĩ người Nhật Bản Nishimura Masanari thực hiện đã được trao giải Việc làm - Vì Tình yêu Hà Nội tại lễ trao Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội lần thứ 6 năm 2013.

Khu trưng bày hiện đang lưu giữ nhiều hiện vật gốm sứ phong phú, có giá trị như: tấm ngói mũi hài; gạch trang trí hoa văn hình chim phượng; mảnh chậu, bát sứ cổ; âu men ngọc; gạch viên khắc chữ Hán…

Bí thư Đảng uỷ xã Kim Lan Lê Minh Tiến chia sẻ, trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Kim Lan lần thứ 29 đã xác định, một trong hai khâu đột phá của làng nghề đó là phát triển làng nghề gắn với du lịch. Chúng tôi cũng luôn xác định nhiệm vụ của Đảng uỷ, UBND xã là phát triển làng nghề gốm gắn với phát triển du lịch là nhiệm vụ trọng trâm.

Gốm Kim Lan trong thời chuyển đổi số -0
Gốm Kim Lan trong thời chuyển đổi số -0

Chính quyền địa phương đã có nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy, hỗ trợ phát triển làng nghề gốm cho bà con nhân dân như, quan tâm đầu tư đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp, giao thông, giao thương thuận lợi. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là các nghệ nhân và lao động lành nghề, có kỹ thuật cao. Tăng cường tham gia trưng bày, xúc tiến thương mại nhằm quảng bá sản phẩm gốm Kim Lan đến người tiêu dùng trong vào ngoài nước… Bên cạnh đó, người dân đa số đều gắn với nghề gốm và luôn mang trong mình mong muốn phát triển nghề gốm đó cũng là động lực để chúng tôi tiếp tục xây dựng, nâng cao chất lượng sản phẩm của làng nghề gốm Kim Lan.

Gốm Kim Lan trong thời chuyển đổi số -0
Gốm Kim Lan trong thời chuyển đổi số -0
Gốm Kim Lan trong thời chuyển đổi số -0
Gốm Kim Lan trong thời chuyển đổi số -0
Gốm Kim Lan trong thời chuyển đổi số -0
Nhiều du khách đến với Kim Lan vì yêu gốm, để check-in với những bức ảnh đẹp hoặc để chọn cho mình những sản phẩm gốm, sứ ưng ý
Gốm Kim Lan trong thời chuyển đổi số -0
Nghệ nhân Nguyễn Văn Trọng bên tác phẩm Hoàng thành Thăng Long. Sản phẩm gốm men lam cổ của nghệ nhân Nguyễn Văn Trọng đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao

Một số hình ảnh về làng nghề sản xuất gốm, sứ Kim Lan: 

Gốm Kim Lan trong thời chuyển đổi số -0

Gốm Kim Lan trong thời chuyển đổi số -0
Nghệ nhân Nguyễn Chí Phương đang hoàn thiện tác phẩm gốm đắp nổi của mình. Gốm, sứ Kim Lan được người tiêu dùng yêu thích vì mang nét độc đáo riêng do bàn tay tài hoa của những nghệ nhân nơi đây tạo tác

Gốm Kim Lan trong thời chuyển đổi số -1

Gốm Kim Lan trong thời chuyển đổi số -2
Sản phẩm của làng gốm Kim Lan rất phong phú và đa dạng như: bình, vại, chậu cảnh, lư hương, chén, bát, ống đựng tăm… từ bình dân đến cao cấp

Gốm Kim Lan trong thời chuyển đổi số -3

Gốm Kim Lan trong thời chuyển đổi số -4
Phun men bằng máy sẽ tạo lớp men mịn, đều hơn, năng suất cao hơn 
Gốm Kim Lan trong thời chuyển đổi số -5
Người dân Kim Lan sử dụng bóng sấy bằng điện thay cho sấy phơ bằng hơi nóng dư thừa khi nung gốm
Gốm Kim Lan trong thời chuyển đổi số -0
Kiểm tra sản phẩm là công đoạn cuối cùng trước khi đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng

Đời sống

Người dân Hà Nội khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao thành công nhờ nguồn vốn đầu tư của Agribank.
Đời sống

Bài cuối: Cùng Thủ đô xây dựng ngành nông nghiệp hiện đại

Một trong những mục tiêu quan trọng mà Chương trình số 04-CTr/TU, Khóa XVII của Thành ủy Hà Nội đặt ra, đó là hoàn thành xây dựng nông thôn mới cấp thành phố vào năm 2025; để đạt mục tiêu trên, Hà Nội rất cần sự đồng lòng vào cuộc, ủng hộ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó có Agribank.

Đào tạo nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch giúp nhiều phụ nữ ở Mù Cang Chải có thêm thu nhập
Đời sống

Mù Cang Chải huy động nguồn lực giảm nghèo bền vững

Đến thời điểm này, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã giải ngân gần 120 tỷ đồng vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đạt gần 50% kế hoạch. Các chương trình giảm nghèo được thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt và kịp thời, hàng trăm tỷ đồng đã được giải ngân. Trong đó, công tác giáo dục nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực luôn được địa phương chú trọng thực hiện.

Nhiều lao động tại Thái Nguyên được đào tạo và làm việc tại các cụm công nghiệp lớn
Đời sống

Thái Nguyên: Nỗ lực tạo việc làm cho người nghèo

Từ năm 2023 đến nay, hầu hết người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp là tìm việc đã được Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đáp ứng nguyện vọng. Qua đó, tạo cho người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, thay đổi tư duy "trông chờ" bằng việc chủ động sản xuất, hướng đến thoát nghèo bền vững.

Hà Nội: Tháo gỡ các điểm "nghẽn" và giải quyết tình trạng "ách tắc" trong giải quyết thủ tục hành chính
Xã hội

Hà Nội: Tháo gỡ các điểm "nghẽn" và giải quyết tình trạng "ách tắc" trong giải quyết thủ tục hành chính

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải việc triển khai thí điểm mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công TP. Hà Nội là bước đi tất yếu, trên cơ sở kế thừa những kết quả đã đạt được từ "Mô hình Bộ phận Một cửa hiện đại" của Thành phố nhằm nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), phục vụ người dân và doanh nghiệp.

GEFE 2024: Thụy Sĩ giới thiệu 4 dự án thúc đẩy kinh tế xanh và bền vững tại Việt Nam
Xã hội

GEFE 2024: Thụy Sĩ giới thiệu 4 dự án thúc đẩy kinh tế xanh và bền vững tại Việt Nam

Bốn dự án nhận tài trợ của Chính phủ Thụy Sĩ, gồm Chương trình Xúc tiến nhập khẩu Thụy Sĩ (SIPPO), Du lịch Thụy Sĩ vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam (ST4SD), Hệ sinh thái năng suất vì việc làm bền vững, và BioTrade khu vực Đông Nam Á - đang được giới thiệu tại Gian hàng Thụy Sĩ, Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế xanh (GEFE) 2024.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh trao đổi với người dân đến làm thủ tục tại BHXH TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: ITN
Xã hội

BHXH Việt Nam: Vai trò, trách nhiệm và những đóng góp trong công tác an sinh xã hội

Sáng nay 21.10, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8. Tại Kỳ họp, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo trước Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Trong đó, Thủ tướng đánh giá, trong 9 tháng đầu năm 2024, công tác an sinh xã hội ở nước ta được bảo đảm.

Một góc Thủ đô Hà Nội hôm nay
Xã hội

Bài 1: Tự hào góp phần vào sự phát triển của Thủ đô

70 năm sau ngày Giải phóng, Hà Nội đã vững vàng vượt bao khó khăn, thử thách, đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đô thị. Ngày nay, người dân Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung có quyền tự hào về Thủ đô văn hiến, một "thành phố vì hoà bình", "thành phố sáng tạo". Trong thành tựu vẻ vang ấy, có sự đóng góp đầy tâm huyết của đội ngũ cán bộ, nhân viên Agribank...

Địa phương mong chính sách khuyến công ngày càng hoàn thiện để làm trợ lực vững chắc cho cơ sở công nghiệp nông thôn
Đời sống

Chính sách khuyến công: Dễ tiếp cận, hiệu quả cao

Thời gian qua, hoạt động khuyến công trên cả nước đã thực hiện tốt chức năng cầu nối, tiếp sức cho cơ sở công nghiệp nông thôn, kích thích tinh thần chủ động, mạnh dạn sản xuất, kinh doanh. Theo đánh giá, khuyến công là chính sách dễ tiếp cận và đạt hiệu quả cao.

Đại diện Đoàn Thanh niên Vietcombank trao tặng kinh phí tu sửa Trường Mầm non Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Đời sống

Đoàn Thanh niên Vietcombank tổ chức chương trình an sinh xã hội "Vì đàn em thân yêu"

Mới đây, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã phối hợp với Đoàn Thanh niên các đơn vị, gồm: Thanh tra Chính phủ, cơ quan Ban Tổ chức Trung ương Đảng và các Tỉnh đoàn Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái tổ chức chương trình an sinh xã hội "Vì đàn em thân yêu", với tổng giá trị trao tặng là 415 triệu đồng.

Xây dựng hạ tầng dữ liệu: Nền tảng quan trọng cho kiểm toán số trong tương lai
Đời sống

Xây dựng hạ tầng dữ liệu: Nền tảng quan trọng cho kiểm toán số trong tương lai

Ngày nay, dữ liệu có tác động trực tiếp đến tất cả các ngành, các lĩnh vực, trong đó có Kiểm toán Nhà nước (KTNN). Thực tế này đòi hỏi KTNN phải xây dựng hạ tầng dữ liệu để quản lý, lưu trữ, vận hành trên nền tảng công nghệ hiện đại, từ đó tích hợp, kết nối với các hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) liên quan nhằm tối đa hóa sử dụng và giá trị của dữ liệu, hướng tới kiểm toán số trong tương lai.

Phó Tổng Giám đốc Trần Đình Liệu phát biểu tại hội nghị tập huấn
Xã hội

BHXH Việt Nam: Tập huấn chăm sóc khách hàng cho hơn 150 đại biểu

Trong hai ngày 17-18.10, tại Nghệ An, BHXH Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác chăm sóc khách hàng ngành BHXH Việt Nam năm 2024 với sự tham dự của hơn 150 đại biểu của BHXH 30 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu dự và chủ trì hội nghị.

Bài cuối: Chung tay đẩy lùi hủ tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết
Xã hội

Bài cuối: Chung tay đẩy lùi hủ tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Nhằm từng bước xóa bỏ hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tỉnh Bắc Kạn đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu mà còn phân công cụ thể, rõ người, rõ việc vào từng nhiệm vụ. Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền tại những xã có tỷ lệ tảo hôn cao giúp nâng cao nhận thức của người dân về những hệ lụy của vấn nạn này.

Tọa đàm “Hoàn thiện hành lang pháp lý về việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, nhằm tiếp tục nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam tổ chức chiều 17.10.
Xã hội

Dấu ấn chặng đường 10 năm Lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam: Đặt trọng trách quốc gia lên trên hết

Tại Tọa đàm “Hoàn thiện hành lang pháp lý về việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, nhằm tiếp tục nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 17.10, các đại biểu, khách mời đều nhất trí cho rằng: 10 năm qua, Việt Nam đã và đang có những đóng góp tích cực vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, qua đó gặt hái được nhiều lợi ích quan trọng, góp phần nâng cao vị thế quốc gia, giúp Việt Nam khẳng định cam kết và trách nhiệm của mình đối với hòa bình và an ninh quốc tế.

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc điều chỉnh hoạt động tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc
Đời sống

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc điều chỉnh hoạt động tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

Việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc giúp cho vị thế và vai trò của Việt Nam ngày càng cao trên cộng đồng quốc tế. Nhận định như vậy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Thị Mai Phương cho rằng, cần thiết ban hành Luật tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc để tạo cơ sở pháp lý vững chắc điều chỉnh hoạt động này.

Ủy viên thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Phạm Phú Bình phát biểu tại toạ đàm.
Đời sống

Những chiến sĩ mũ nồi xanh trên mặt trận ngoại giao của đất nước

“Một buổi sáng khi nhìn qua cửa sổ được chứng kiến đoàn chiến sĩ mũ nồi xanh, rất cảm động. Rất nhiều người dân cũng nhìn qua cửa sổ để được thấy những chiến sĩ kính cẩn nghiêng mình trước vị cha già dân tộc trước khi lên đường đi làm nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả. Trân trọng cảm ơn các đồng chí đại diện cho lực lượng quân đội, lực lượng công an thực hiện nhiệm vụ trên mặt trận ngoại giao của đất nước” - Ủy viên thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Phạm Phú Bình chia sẻ. 

Bài 1: Vấn nạn tảo hôn luôn rình rập
Xã hội

Bài 1: Vấn nạn tảo hôn luôn rình rập

Nhằm nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tỉnh Bắc Kạn đã chủ động lồng ghép các hoạt động của Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2025” vào Tiểu dự án 2, thuộc dự án 9 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, góp phần xây dựng xã hội văn minh và tiến bộ cho thế hệ tương lai.