Lâm Đồng: Đất đang canh tác của hàng loạt hộ dân bất ngờ bị san lấp, xây tường vây kín

Hàng loạt hộ dân tại thôn Tân Bình, xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc phản ánh khu đất đang canh tác bị lấn chiếm, xây tường rào vây kín. Dù chính quyền địa phương lập biên bản yêu cầu dừng lại nhưng nhiều người vẫn ngang nhiên thi công.

Đất đang canh tác bỗng dưng bị san lấp, xây tường rào vây kín

Lâm Đồng: Đất đang canh tác của hàng loạt hộ dân ngang nhiên bị chiếm dụng -0
Hàng loạt đơn kêu cứu của các hộ dân gửi đến Báo Đại biểu Nhân dân. Ảnh: Quang Phương.

Báo Đại biểu Nhân dân nhận được đơn của 6 hộ dân tại thôn Tân Bình, xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng phản ánh việc đất họ đang canh tác nhiều năm nay bất ngờ bị một nhóm đối tượng đến chặt phá cây trồng, san lắp và xây dựng tường rào…

Theo ông Nguyễn Văn Phượng (SN1960), gia đình ông đang canh tác thửa đất số 97, 121 tờ bản đồ số 12 tại thôn Tân Bình (xã Lộc Châu) được gia đình ông mua lại của người dân từ năm 2005 với diện tích khoảng 8.000m2.

Năm 2007 được UBND thị xã Bảo Lộc (nay là TP Bảo Lộc) cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) 812m2, phần đất còn lại chưa được cấp giấy chủ quyền nhưng gia đình ông canh tác ổn định trên đất, đóng thuế sử dụng đất từ năm 2005 đến nay.

Đến tháng 4.2023, bất ngờ bà Đinh Hoàng Bích N. (trú TP Bảo Lộc) và ông Lê Văn T. tự nhận là chủ đất, yêu cầu gia đình ông trả lại toàn bộ diện tích đất khoảng 8.000m2 đất nói trên.

"Chúng tôi trao đổi là diện tích đất thuộc một phần thửa 121, 97 tờ bản đồ số 12; danh pháp G158IV là đất hộ gia đình tôi nhận chuyển nhượng hợp pháp từ ông Lâm Quốc Đức và ông Trần Tiến Thi. Trường hợp có tranh chấp thì đề nghị nộp đơn yêu cầu giải quyết tại cấp có thẩm quyền hoặc kiện ra tòa, không được thực hiện hành vi trái pháp luật, hủy hoại tài sản trên đất của gia đình tôi", ông Phượng trình bày.

Lâm Đồng: Nhiều hộ dân kêu cứu vì bỗng nhiên bị chiếm mất đất đang canh tác -0
Hàng loạt cây của gia đình ông Phượng bị chặt hạ, trơ gốc. Ảnh: Quang Phương.

Thế nhưng đêm 26.5.2023, ông Phượng phát hiện một số người đưa máy xúc vào phần đất của gia đình ông chặt phá cây trồng, san lắp đất trên diện tích khoảng 500m2.

Sau đó, ông Phượng đã có đơn trình báo đến Công an TP Bảo Lộc, Công an xã Lộc Châu. Công an xã đã đến lập biên bản ghi nhận vụ việc, mời lên lấy lời khai, xác minh sơ bộ ban đầu và chuyển hồ sơ lên đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Bảo Lộc.

Tương tự như trường hợp của ông Phượng là anh Nguyễn Ngọc Huy, canh tác thửa đất số 68 tờ bản đồ số 12.

Anh Huy cho biết, từ tháng 12.2021, tại thửa đất trên xuất hiện một số người đưa máy xúc vào đập phá, hủy hoại tài sản thuộc quyền sở hữu của gia đình anh. Đến tháng 5.2023, việc làm này tiếp tục tái diễn. Nhóm người lạ mặt còn dựng tường rào bao quanh 660m2 đất, không cho anh Huy ra vào.

Lâm Đồng: Nhiều hộ dân kêu cứu vì bỗng nhiên bị chiếm mất đất đang canh tác -0
Khu đất của các hộ dân bị san lấp, xây dựng tường rào dù chính quyền xã yêu cầu dừng thi công. Ảnh: Quang Phương.

Tương tự, ông Hoàng Xuân Thi trình bày, ngày 28.5.2023, một nhóm  chở đất đến san lấp phần lớn diện tích ao hồ, đất trồng cây xung quanh căn nhà ông đang sinh sống.

Một trong số những hộ dân khác là anh Lâm Quốc Đức bức xúc kể, nhiều người kéo đến tự động đổ đất sang lấp ao nuôi cá diện tích 85m2, gây thiệt hại các loại cây trồng khác trên đất của gia đình anh, ước tính thiệt hại hơn 60 triệu đồng. Hiện tổng cộng phần đất của gia đình anh bị lấn chiếm khoảng 800m2.

 Chính quyền yêu cầu ngưng nhưng… vẫn cứ làm

Lâm Đồng: Nhiều hộ dân kêu cứu vì bỗng nhiên bị chiếm mất đất đang canh tác -0
Khu đất nhà anh Nguyễn Ngọc Huy bị xây tường rào bao quanh dù mảnh đất này anh đã canh tác ổn định nhiều năm. Ảnh: Quang Phương.

Theo biên bản làm việc, biên bản xác minh của UBND xã Lộc Châu (TP Bảo Lộc) và phản ánh từ người dân, vụ việc này có liên quan đến nhóm ông Lê Văn T. (ngụ Di Linh) và ông Đinh Văn H. (ngụ phường B’Lao, TP Bảo Lộc). 

Khi phát hiện nhóm ông H., ông T. tiến hành san lấp, xây dựng hàng rào, nhiều người dân đã báo chính quyền xã Lộc Châu, Công an xã Lộc Châu xể xử lý theo quy định pháp luật.

Theo tài liệu, trong tháng 5 và tháng 6.2023, UBND xã Lộc Châu nhiều lần  lập biên bản vụ việc, yêu cầu ông H., ông T. dừng thi công, tuy nhiên nhóm hai ông này vẫn tiếp tục san lấp, xây dựng hàng rào.

Để thông tin được khách quan, PV Báo Đại biểu Nhân dân đã liên lạc qua điện thoại với ông Đinh Văn H. nhưng ông H. không nghe máy, nhắn tin không phản hồi.

Phóng viên tiếp tục liên hệ ông Lê Văn T., ông T. cũng không nghe máy. Tuy nhiên, ông T. phản hồi qua tin nhắn với nội dung: "Cứ làm cho rõ". Khi PV đặt vấn đề UBND xã Lộc Châu đã lập biên bản yêu cầu dừng thi công xây dựng tường rào, san lắp đất nhưng vì sao vẫn thực hiện thì ông T. không phản hồi.

PV cũng liên hệ với lãnh đạo xã Lộc Châu để nắm bắt thêm thông tin nhưng lãnh đạo xã bận họp, chưa thể phản hồi.

Lâm Đồng: Nhiều hộ dân kêu cứu vì bỗng nhiên bị chiếm mất đất đang canh tác -0
UBND xã Lộc Châu nhiều lần lập biên bản yêu cầu ông Hoán, ông Tám dừng thi công tường rào, san lắp đất nhưng các tường rào kiên cố vẫn được xây dựng. Ảnh: Quang Phương.

Liên quan đến vụ việc trên, Luật sư Trương Hồng Điền, Trưởng Văn phòng Luật sư Xuân Phú (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết: "Quyền sở hữu tài sản của mọi công dân luôn được pháp luật ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ. Việc các đối tượng lợi dụng đêm tối, nhiều lần đưa máy xúc, người vào thực hiện hành đập phá, hủy hoại tài sản là hết sức nguy hiểm, manh động, trực tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của các hộ gia đình nói trên. Việc làm trên có đủ dấu hiệu của 2 tội trộm cắp tài sản và hủy hoại tài sản, được quy định tại Điều 173, Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.

Theo quy định, tài sản bị mất trộm, bị hủy hoại có trị giá từ 2 triệu đồng trở lên thì sẽ bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an có thẩm quyền khởi tố vụ án về tội trộm cắp tài sản và hủy hoại tài sản theo Điều 173, Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017".

*Báo điện tử Đại biểu Nhân dân tiếp tục giám sát và thông tin kết quả thực thi pháp luật của vụ việc nói trên đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.