Kịp thời hướng dẫn cơ sở nuôi thủy sản phòng, chống thiệt hại do thời tiết bất thường

Cục Thủy sản đề nghị địa phương cử cán bộ bám sát địa bàn, kịp thời hướng dẫn cơ sở nuôi thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật; các biện pháp phòng, chống và khắc phục thiệt hại do biến động bất thường của thời tiết.

Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trong điều kiện thời tiết diễn biến cực đoan -0
Các địa phương tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trong điều kiện thời tiết nắng nóng, mưa bão và hạn hán xâm nhập mặn năm 2024. Nguồn: ITN

Trước tình hình thời tiết diễn biến cực đoan, Cục Thủy sản có Công văn số 768 về tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trong điều kiện thời tiết nắng nóng, mưa bão và hạn hán xâm nhập mặn năm 2024. 

Theo đó, để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại cho người và vật nuôi thuỷ sản, ổn định, duy trì sản xuất, đảm bảo kế hoạch tăng trưởng, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn khẩn trương triển khai, thực hiện nghiêm: Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Chỉ thị số 09/CT-TTg của Thủ tướng và Quyết định số 1651/QĐ-TTg của Thủ tướng về việc phê duyệt Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia; Các Công điện số 04/CĐ-TTg về việc chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và số 19/CĐ-TTg về việc tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại đồng bằng sông Cửu Long; Chỉ thị số 11/CT- TTg về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Cùng với đó, chủ động phối hợp với cơ quan chức năng, chuyên môn của địa phương phê duyệt kế hoạch và thực hiện tốt công tác quan trắc, cảnh báo môi trường. Tuân thủ các khuyến cáo tại các bản tin thông báo kết quả quan trắc môi trường của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I, II, III và các hướng dẫn kỹ thuật kèm theo; tăng cường kiểm soát, phòng ngừa, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là vùng nuôi lồng, bè.

Chuẩn bị đầy đủ nguyên, nhiên vật liệu, bố trí nguồn nhân lực và tổ chức triển khai các biện pháp ứng phó với mưa bão, lũ; nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy các công trình thủy lợi nhằm hỗ trợ, phục vụ người dân lấy nước cho hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Thả giống với mật độ hợp lý và có biện pháp chăm sóc đúng kỹ thuật. Dừng thả giống khi điều kiện thời tiết không cho phép. Cử cán bộ bám sát địa bàn, kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở nuôi thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật; các biện pháp phòng chống và khắc phục thiệt hại do nắng nóng, mưa bão, hạn hán, xâm nhập mặn và biến động bất thường của thời tiết gây ra để ổn định sản xuất.

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền để kịp thời truyền tải thông tin về dự báo thời tiết, diễn biến thuỷ triều, nguồn nước, kết quả quan trắc môi trường... tới người nuôi nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Phổ biến, hướng dẫn các quy định của Luật Thuỷ sản 2017; triển khai ngay các quy định của Nghị định số 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP, đặc biệt là quy định đăng ký nuôi trồng thuỷ sản lồng bè, đối tượng thuỷ sản chủ lực.

Cục Thủy sản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai ngay; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi xảy ra sự cố và kết quả triển khai về Cục Thủy sản để phối hợp xử lý, tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đời sống

 Ngập lụt tại Hà Nội, nguy cơ mất mùa quất
Đời sống

Ngập lụt tại Hà Nội, nguy cơ mất mùa quất

Ghi nhận của phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân tại làng nghề Quất Tứ Liên, quận Tây Hồ cho thấy, nước đã ngập sâu, nhiều cây đã chìm trong biển nước, người dân vẫn đang cố gắng di chuyển các cây còn lại đến vùng cao hơn.

Đội xung kích hỗ trợ Quảng Ninh, Hải Phòng khắc phục thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Đội xung kích hỗ trợ Quảng Ninh, Hải Phòng khắc phục thiệt hại cơn bão số 3

Thực hiện công văn ngày 7.9.2024 của Tổng công ty Điện lực miền Bắc về việc khắc phục thiệt hại do bão số 3 (Yagi) gây ra. Với tinh thần tương thân, tương ái, chung sức, đồng lòng và cùng sẻ chia, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã tổ chức gặp mặt, giao nhiệm vụ cho 39 cán bộ, công nhân viên, được chia thành 2 Đội xung kích tham gia hỗ trợ cho Công ty Điện lực Quảng Ninh, Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng - Đơn vị bị thiệt hại nặng nề bởi cơn bão số 3.

Chuyến hàng cứu trợ đầu tiên từ quốc tế sẽ tới sân bay Nội Bài tối nay
Đời sống

Chuyến hàng cứu trợ đầu tiên từ quốc tế sẽ tới sân bay Nội Bài tối nay

Theo thông tin từ Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai – đơn vị đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hàng hóa viện trợ của các Tổ chức quốc tế, chuyến hàng cứu trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3 đầu tiên sẽ tới Cảng hàng không Nội Bài trong tối nay 11.9

Lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Ninh giúp dân khắc phục hậu quả sau bão
Đời sống

Lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Ninh giúp dân khắc phục hậu quả sau bão

Để sớm đưa cuộc sống ổn định trở lại, tại khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị quân đội cùng lực lượng dân quân tự vệ và các lực lượng chức năng đã tích cực tham gia hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả do bão gây ra. Trong tình hình khối lượng công việc còn ngổn ngang, sự hỗ trợ tích cực của lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Quảng Ninh có ý nghĩa quan trọng, giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống.  

Bảo hiểm Agribank chia sẻ gánh nặng do bão Yagi
Xã hội

Bảo hiểm Agribank chia sẻ gánh nặng do bão Yagi

Trước những mất mát và thiệt hại nghiêm trọng do bão số 3, Bảo hiểm Agribank đã nhanh chóng triển khai công tác giám định thiệt hại và hoàn tất hồ sơ bồi thường nhằm hỗ trợ người dân vượt qua giai đoạn khó khăn.