Kịp thời hướng dẫn cơ sở nuôi thủy sản phòng, chống thiệt hại do thời tiết bất thường

Cục Thủy sản đề nghị địa phương cử cán bộ bám sát địa bàn, kịp thời hướng dẫn cơ sở nuôi thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật; các biện pháp phòng, chống và khắc phục thiệt hại do biến động bất thường của thời tiết.

Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trong điều kiện thời tiết diễn biến cực đoan -0
Các địa phương tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trong điều kiện thời tiết nắng nóng, mưa bão và hạn hán xâm nhập mặn năm 2024. Nguồn: ITN

Trước tình hình thời tiết diễn biến cực đoan, Cục Thủy sản có Công văn số 768 về tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trong điều kiện thời tiết nắng nóng, mưa bão và hạn hán xâm nhập mặn năm 2024. 

Theo đó, để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại cho người và vật nuôi thuỷ sản, ổn định, duy trì sản xuất, đảm bảo kế hoạch tăng trưởng, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn khẩn trương triển khai, thực hiện nghiêm: Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Chỉ thị số 09/CT-TTg của Thủ tướng và Quyết định số 1651/QĐ-TTg của Thủ tướng về việc phê duyệt Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia; Các Công điện số 04/CĐ-TTg về việc chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và số 19/CĐ-TTg về việc tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại đồng bằng sông Cửu Long; Chỉ thị số 11/CT- TTg về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Cùng với đó, chủ động phối hợp với cơ quan chức năng, chuyên môn của địa phương phê duyệt kế hoạch và thực hiện tốt công tác quan trắc, cảnh báo môi trường. Tuân thủ các khuyến cáo tại các bản tin thông báo kết quả quan trắc môi trường của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I, II, III và các hướng dẫn kỹ thuật kèm theo; tăng cường kiểm soát, phòng ngừa, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là vùng nuôi lồng, bè.

Chuẩn bị đầy đủ nguyên, nhiên vật liệu, bố trí nguồn nhân lực và tổ chức triển khai các biện pháp ứng phó với mưa bão, lũ; nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy các công trình thủy lợi nhằm hỗ trợ, phục vụ người dân lấy nước cho hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Thả giống với mật độ hợp lý và có biện pháp chăm sóc đúng kỹ thuật. Dừng thả giống khi điều kiện thời tiết không cho phép. Cử cán bộ bám sát địa bàn, kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở nuôi thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật; các biện pháp phòng chống và khắc phục thiệt hại do nắng nóng, mưa bão, hạn hán, xâm nhập mặn và biến động bất thường của thời tiết gây ra để ổn định sản xuất.

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền để kịp thời truyền tải thông tin về dự báo thời tiết, diễn biến thuỷ triều, nguồn nước, kết quả quan trắc môi trường... tới người nuôi nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Phổ biến, hướng dẫn các quy định của Luật Thuỷ sản 2017; triển khai ngay các quy định của Nghị định số 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP, đặc biệt là quy định đăng ký nuôi trồng thuỷ sản lồng bè, đối tượng thuỷ sản chủ lực.

Cục Thủy sản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai ngay; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi xảy ra sự cố và kết quả triển khai về Cục Thủy sản để phối hợp xử lý, tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đời sống

Giả mạo nhân viên thu tiền điện nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Đời sống

Giả mạo nhân viên thu tiền điện nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thời gian gần đây xuất hiện hàng loạt các đối tượng xấu giả mạo nhân viên điện lực để lừa đảo người dân. Những đối tượng này thường sử dụng phương thức gọi điện hoặc nhắn tin qua Zalo, SMS để yêu cầu người dân thanh toán tiền điện ngay lập tức, đồng thời đe dọa sẽ cắt điện nếu không thanh toán.

Nâng bước xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho kỷ nguyên mới
Xã hội

Nâng bước xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho kỷ nguyên mới

Chính sách cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm và tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của Chính phủ là vô cùng nhân văn do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) triển khai thực hiện hiệu quả nhiều năm qua. Qua thời gian các nguồn vốn trên ngày càng phát huy hiệu quả trong thực tiễn cuộc sống. Từ vốn vay ưu đãi, giúp cho nhiều gia đình có việc làm và thu nhập ổn định; nhiều học sinh, sinh viên gia đình có hoàn cảnh khó khăn giảm đi áp lực tài chính, theo đuổi ước mơ học tập, lập thân, lập nghiệp, tạo dựng nguồn nhân lực chất lượng cao trong đất nước.

Tránh "sập bẫy" đổi tiền mới dịp Tết Nguyên đán
Đời sống

Tránh "sập bẫy" đổi tiền mới dịp Tết Nguyên đán

Đến hẹn lại lên, thị trường đổi tiền mới, tiền lì xì năm nay cũng nhộn nhịp từ đầu tháng Chạp. Tuy nhiên, đi kèm với đó, các đối tượng xấu đã lợi dụng thời cơ, đánh vào tâm lý, nhu cầu của người dân để thực hiện hành vi lừa đảo với những thủ đoạn tinh vi, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người đổi tiền.

Cán bộ huyện Đăk Tô hướng dẫn người dân cách chăm sóc cây mắc ca
Đời sống

Dồn lực giảm nghèo đa chiều

Trong năm 2024, tỉnh Kon Tum đã huy động các nguồn lực và giao trách nhiệm cho chính quyền các địa phương để đẩy mạnh công tác giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát và đã giảm hơn 15.000 hộ nghèo. Trong năm 2025, địa phương sẽ tập trung nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhằm thoát nghèo bền vững.