Không để lao động nữ nào bị bỏ lại phía sau

Kiên trì với phương châm “ở đâu có công chức, viên chức, người lao động, ở đâu có phụ nữ, ở đó có tổ chức Công đoàn, có nội dung hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được lồng ghép trong hoạt động nữ công công đoàn, hai tổ chức đã thể hiện rõ vai trò lãnh đạo xuyên suốt, thống nhất trong việc ban hành các văn bản phối hợp chỉ đạo từ Trung ương đến các cấp, trong từng hoạt động. Xác định rõ nội dung, lựa chọn vấn đề thiết thân của nữ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động làm trọng tâm ưu tiên trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

Đây là một trong những nội dung nổi bật tại Diễn đàn chuyên đề số 7 về "Nâng cao chất lượng công tác nữ công; bảo vệ quyền lợi của lao động nữ và trẻ em; xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc".

Chú trọng lồng ghép bình đẳng giới, chính sách riêng với lao động nữ

Chia sẻ kinh nghiệm triển khai hiệu quả chương trình phối hợp của các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ với hoạt động công đoàn, Đại diện Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết: dưới sự lãnh đạo của Đảng, qua nhiều thời kỳ, đặc biệt trong 5 năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã luôn chủ động, tích cực thực hiện hiệu quả chương trình phối hợp của các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ với các cấp công đoàn.

Đặc biệt là trong thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và tham gia đóng góp ý kiến xây dựng về sửa đổi, ban hành, bổ sung một số Luật, Nghị định, Thông tư…, liên quan trực tiếp tới nữ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động và trẻ em như: Bộ luật Lao động năm 2019, Luật Dân số, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, sửa đổi Luật Đất đai, Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030… Các ý kiến tham gia góp ý chú trọng lồng ghép bình đẳng giới, chính sách riêng đối với lao động nữ… đặc biệt tham gia làm rõ các quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc, quy định bắt buộc về việc lắp đặt phòng vắt - trữ sữa mẹ tại nơi làm việc (đối với đơn vị có sử dụng từ 1.000 lao động nữ trở lên)…

Từ những kết quả đạt được, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đề xuất cần kiên trì với phương châm “ở đâu có công chức, viên chức, người lao động, ở đâu có phụ nữ, ở đó có tổ chức Công đoàn, có nội dung hoạt động của Hội được lồng ghép trong hoạt động nữ công công đoàn, không để công chức, viên chức, người lao động, phụ nữ nào bị bỏ lại phía sau”. Vì vậy, hai tổ chức đã thể hiện rõ vai trò lãnh đạo xuyên suốt, thống nhất trong việc ban hành các văn bản phối hợp chỉ đạo từ Trung ương đến các cấp, trong từng hoạt động. Xác định rõ nội dung, lựa chọn vấn đề thiết thân của nữ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động làm trọng tâm ưu tiên trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

Xây dựng nhà ở xã hội từ nguồn tài chính công đoàn

Phát biểu tại diễn đàn, đại diện Liên đoàn Lao động tỉnh Bến Tre đề xuất Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam trong phương hướng và nghị quyết nhiệm kỳ mới cần ban hành một Đề án chuyên đề về hỗ trợ lao động nữ cải thiện điều kiện chăm sóc, nuôi dạy và học hành của con công nhân, viên chức, lao động, đặc biệt tập trung vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, từ đó có các chương trình, hoạt động triển khai nhằm hỗ trợ NLĐ chăm sóc, nuôi dạy con. Triển khai phối hợp giữa các cơ quan hữu quan và các đơn vị chức năng cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, tư pháp, các dịch vụ an sinh xã hội khác trong các khu công nghiệp, doanh nghiệp có đông công nhân lao động nhằm đáp ứng nhu cầu về dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em có chất lượng và hiệu quả.

Công đoàn cần nghiên cứu đổi mới tích cực nội dung, hình thức hoạt động nữ công, nhất là đồng hành, hỗ trợ nữ đoàn viên, NLĐ có điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững. Đặc biệt, để làm tốt hơn nữa công tác chăm lo cho con công nhân lao động, tạo sự gắn kết giữa người lao động với doanh nghiệp và công đoàn cơ sở, Liên đoàn Lao động Bến Tre đề xuất Tổng Liên đoàn xem xét chọn Bến Tre làm điểm triển khai xây dựng thiết chế công đoàn, đặc biệt là xây dựng nhà ở xã hội từ nguồn tài chính công đoàn để NLĐ, nhất là lao động nữ có con nhỏ được thuê nhà ở xã hội, hỗ trợ và giải quyết những khó khăn của NLĐ.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.