10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW tại huyện Mèo Vạc, Hà Giang

Khơi dậy ý chí tự lực, tự cường

Cái khó nhất trong hoạt động tín dụng chính sách ở Mèo Vạc chính là làm sao để đồng bào thay đổi nhận thức, từ đó khơi dậy ý chí, khát khao vươn lên. Điều này đòi hỏi sự chung tay, góp sức của cả hệ thống chính trị và từng cá nhân đồng bào. Mỗi người cùng hành động, chắc chắn Mèo Vạc sẽ vươn xa…

Kịp thời trợ lực

Vợ chồng chị Sùng Thị Mỷ, thôn Pả Vi hạ, xã Pả Vi cho chúng tôi xem cuốn sổ vay vốn của NHCSXH với vẻ mặt đầy bẽn lẽn. Mỷ kể, năm 2022, Mỷ đi vay vốn nhưng chỉ biết điểm chỉ bằng vân tay để xác nhận. Nhưng nay khác rồi, Mỷ đã biết ký, biết các con số và biết đến kỳ trả nợ ngân hàng.

Ảnh bài 2: Phút thư giãn sau buổi họp Tổ Tiết kiệm và vay vốn của cán bộ NHCSXH với đồng bào Lô Lô thôn Sảng Pả A. Ảnh: Đức Kiên
Phút thư giãn sau buổi họp Tổ Tiết kiệm và vay vốn của cán bộ NHCSXH với đồng bào Lô Lô thôn Sảng Pả A Ảnh: Đức Kiên

Nhìn cuốn sổ vay với dòng giải ngân lần gần nhất là 50 triệu đồng từ Chương trình Cho vay hộ nghèo và những lần trả nợ, lãi đúng hạn mới thấy, đồng bào đã thay đổi thật rồi. Họ đã ý thức được trách nhiệm, quyền lợi của bản thân đối với việc hỗ trợ tín dụng chính sách của Nhà nước. Bởi thế, sau gần 2 năm vay vốn, từ 2 con bò mẹ, Mỷ đã có thêm 4 bò con. "Số là Mỷ mua bò mẹ đang mang bầu, để nó mau chóng đẻ con, nên mới có được 6 con bò đấy" - Sùng Thị Mỷ hớn hở khoe.

Trên thực tế, ngoài khoản vay trên, năm 2012, vợ chồng Mỷ đã từng được NHCSXH hỗ trợ 15 triệu để dựng ngôi nhài cấp 4. Có chỗ trú nắng, trú mưa, lại có thêm vốn để chăn nuôi, kinh doanh tạp hóa, cuộc sống của gia đình Mỷ bớt rất nhiều khó khăn. "Có vốn của Nhà nước cho vay, chúng tôi thấy yên tâm hơn. Vay bên ngoài phải trả lãi cao lắm" - Mỷ nói.

Giờ đây, ước mơ giản dị của vợ chồng Mỷ là thoát được nghèo, cho các con đi học hết cấp 3 và có thể học lên cao hơn. Học để có kiến thức đổi đời, học để không còn khổ như vợ chồng Mỷ.

Hôm nay, Vàng Mý Và ở thôn Kho Tấu cũng đến Điểm giao dịch xã Pả Vi để vay 50 triệu đồng từ Chương trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH Mèo Vạc. Vàng Mý Và đã bàn với vợ sẽ dùng số tiền này mua 2 con bò mẹ đang có thai giống như cách làm của Sùng Thị Mỷ. "Chúng tôi sẽ vừa chăn bò, trồng rau, lấy củi… hy vọng cuộc sống sẽ tốt lên" - Vàng Mý Và nói.

Chia sẻ về hội viên của mình, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Pả Vi Sùng Thị Dính cho biết, bà con đã thay đổi cách nghĩ cách làm; nhất là đã nhận thức được giá trị của nguồn vốn ưu đãi. Trong Tổ Tiết kiệm và vay vốn do Hội Phụ nữ xã quản lý hiện có dư nợ trên 11 tỷ đồng, với 170/658 hội viên đang vay vốn. Sau 7 năm gắn bó với công việc ủy thác, chị Dính chứng kiến biết bao niềm vui, nỗi buồn của đồng bào; nhưng có một điều chắc chắn, đó là cuộc sống của bà con sung túc hơn, chị em tự tin hơn, nhà cửa, đường sá khang trang hơn và đặc biệt không còn hộ đói.

Góp nhặt và giữ gìn từng thành quả!

Đó là chia sẻ của Chủ tịch UBND xã Pả Vi Thào Minh Sơn bên lề cuộc giao ban giữa Ban đại diện NHCSXH với các tổ chức nhận ủy thác trên địa bàn. Ông nhấn mạnh, Pả Vi vừa hoàn thành xây dựng nông thôn mới và cũng là xã đầu tiên của huyện hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia nên sự hỗ trợ sẽ không còn nhiều. Do đó, phía trước còn rất nhiều việc phải làm, không được chủ quan, lơ là khi xã vẫn còn 260 hộ nghèo, tương đương 36,8%. Đặc biệt, toàn xã hiện còn 4 thôn nằm cheo leo trên núi đá rất khó khăn. Đồng bào làm quanh năm chỉ đủ ăn; thu nhập bình quân đầu người của toàn xã là 37,5 triệu đồng/năm.

Còn Bí thư đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Pả Vi Lê Văn Quý cho biết, những gì xã có được như hôm nay là cả một chặng đường dài vượt khó của từng cán bộ, chiến sỹ, đồng bào các dân tộc. Nhất là người dân, từ chỗ sống du canh, du cư, nay đã lập thôn, lập bản, sống ổn định, đoàn kết và đua nhau tăng gia, sản xuất. Từ chỗ chỉ biết nhút nhát không dám vay hoặc có vay nhưng lại cất vào ống tre vì sợ mất, đến nay họ đã tự tin, mạnh dạn đề xuất cán bộ tín dụng cho vay để có tiền đầu tư sản xuất kinh doanh, làm homestay, lập hợp tác xã nghề truyền thống. Từ chỗ đường sá khó khăn, điện đường trường trạm tạm bợ, thì nay Pả Vi đã khang trang hơn gấp hàng trăm lần.

Trường hợp của hai vợ chồng Thò Thị Vừ và Sùng Mí Phừ ở bản Pả Vi Thượng là một ví dụ. Hơn chục năm trước, thấy cán bộ tín dụng đến hỏi thăm thôi, cả hai đã sợ rồi, nói gì đến vay tiền. Ấy vậy mà 2 năm trước, cả hai cùng dắt tay nhau đến Điểm giao dịch xã để giải ngân món vay 50 triệu đồng từ chương trình Cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn. Sau 2 năm nỗ lực, anh chị đã có đàn bò 4 con, đàn lợn gần chục con và nương rẫy đủ ngô lúa cho cả nhà 6 người sử dụng.

Không chỉ Pả Vi, bà con Lô Lô đen ở thôn Cờ Tảng, xã Xín Cái cũng từng ngày, từng giờ nỗ lực chăn nuôi, trồng trọt để thoát nghèo. Cờ Tảng có 32 hộ dân với 168 khẩu nhưng vẫn còn 14 hộ nghèo, 4 hộ cận nghèo.

Chủ tịch UBND xã Xín Cái Hoàng Văn Chất cho biết, 5 năm trước khi mới về tiếp quản xã biên giới Xín Cái, ông không khỏi chạnh lòng khi nhìn thấy đời sống bà con khổ quá. Tỷ lệ hộ nghèo lúc đó lên tới hơn 70%, trình độ dân trí thấp, cuộc sống chỉ dựa vào trồng ngô, nuôi vài con lợn, con bò… Nhưng nay, sau bao cố gắng, Cờ Tảng đã khác. Bà con biết sử dụng vốn ưu đãi để trồng trọt, chăn nuôi. Trong thôn đã có vài ba mô hình nuôi lợn, bò thành công; có trên 500ha đang trồng ngô và lúa. Đặc biệt, hạ tầng cơ sở đã được đầu tư khang trang hơn, bà con phấn khởi, bảo nhau phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

"Ở đây, mưa lũ khắc nghiệt, đất đai hiếm nên mỗi kết quả trong chăn nuôi, trồng trọt bà con đạt được chúng tôi đều rất trân trọng" - ông Hoàng Văn Chất nói.

Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng
Xã hội

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng

Với những đóng góp không ngừng nghỉ, Agribank đã trở thành biểu tượng cho sự đồng hành giữa tài chính và cộng đồng. Hơn 4 vạn cán bộ, nhân viên Agribank đang ngày ngày gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục - những hạt giống sẽ lớn lên, trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế
Xã hội

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế

Nhằm bảo đảm nguồn quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) được sử dụng phù hợp, kiểm soát gia tăng chi phí khám chữa bệnh BHYT, bảo đảm cân đối nguồn kinh phí, đồng thời bảo đảm quyền lợi của người tham gia, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, trong đó chú trọng sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT.

Tân Hiệp Phát và hành trình mang học bổng “Nâng bước tới trường” đến với học sinh miền núi khó khăn tại Quảng Nam
Xã hội

Tân Hiệp Phát và hành trình mang học bổng “Nâng bước tới trường” đến với học sinh miền núi khó khăn tại Quảng Nam

Tiếp nối thành công tại Hậu Giang, Bình Dương và Hà Nam, chương trình trao học bổng “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” của Tân Hiệp Phát tiếp tục đến với 2 huyện miền núi khó khăn thuộc tỉnh Quảng Nam là Nam Trà My và Bắc Trà My. Hơn 200 suất học bổng cùng 2 bộ máy tính đã được đơn vị trao tận tay cho các em học sinh.