Khắc phục tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần

Hồ sơ dự án Luật BHXH (sửa đổi) với trọng tâm thể chế hóa toàn diện Nghị quyết số 28-NQ/TW, khắc phục cơ bản những hạn chế, bất cập của thực tiễn, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế, không chỉ góp phần quan trọng ứng phó hiệu quả với tốc độ già hóa dân số rất nhanh ở Việt Nam trong thời gian tới mà còn khắc phục tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần và phần nào giảm thiểu việc mỗi năm có khoảng 600 - 700 nghìn người rời khỏi hệ thống.

Dự án Luật BHXH (sửa đổi) góp phần khắc phục tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần. Nguồn: ITN
Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) góp phần khắc phục tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần. Ảnh nguồn: ITN.

Thực trạng người lao động lựa chọn hưởng BHXH một lần thay vì bảo lưu, tích luỹ thời gian đóng góp sau mỗi khi chấm dứt hợp đồng lao động ở doanh nghiệp đã diễn ra trong những năm qua và để nhằm khắc phục tình trạng này, pháp luật về BHXH cũng đã có những quy định nhằm hạn chế và định hướng người lao động trong việc quyết định lựa chọn hình thức bảo lưu thời gian đóng để hướng tới chế độ hưu trí lâu dài, nhằm tối ưu hóa quyền lợi BHXH.

Tuy nhiên, trong bối cảnh thực tiễn hiện nay, khi mà điều kiện về việc làm, thu nhập còn thiếu ổn định, đời sống của người lao động còn gặp nhiều khó khăn, để được hưởng lương hưu thì điều kiện về thời gian đóng kéo dài, độ tuổi hưởng lương hưu có xu hướng gia tăng; rõ ràng sẽ là những trở ngại để người lao động có thể quyết định bảo lưu và theo đuổi việc đóng BHXH để nhận được khoản lương hưu hàng tháng.

Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đã có nhiều sửa đổi, bổ sung theo hướng gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn, khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu, thay vì nhận BHXH một lần như điều kiện hưởng lương hưu dễ dàng hơn (giảm từ 20 năm xuống 15 năm); hưởng trợ cấp hàng tháng trong trường hợp có thời gian đóng BHXH mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội; hưởng BHYT do ngân sách nhà nước bảo đảm trong thời gian hưởng trợ cấp hàng tháng. Ngoài ra, người lao động trong thời gian bị mất việc chưa có việc làm còn được hưởng chính sách hỗ trợ về tín dụng nhằm giải quyết khó khăn tài chính trước mắt của người lao động.

Tuy nhiên, để giải quyết thực trạng này cần thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp mà Nghị quyết số 28-NQ/TW cũng đã đề cập tới: 

Thứ nhất, có các giải pháp kinh tế vĩ mô nhằm tạo sự ổn định về môi trường kinh doanh, việc làm và thu nhập cho người lao động; đây có thể nói là giải pháp căn cơ nhất để giúp duy trì việc làm, ổn định thu nhập và khả năng đóng góp của người lao động.

Thứ hai, thực hiện các giải pháp nhằm khuyến khích người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động lựa chọn việc bảo lưu thời gian tham gia BHXH thông qua sửa đổi chính sách theo hướng tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian, giảm quyền lợi nếu hưởng BHXH một lần. Ví dụ, người lao động nhận BHXH một lần sẽ chỉ được nhận lại phần đóng góp của bản thân, không nhận phần do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng.

Thứ ba, kết hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp khác. Chẳng hạn, nghiên cứu sửa đổi chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng chú trọng các giải pháp phòng ngừa, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất, bảo đảm việc làm thay vì chỉ tập trung các giải pháp xử lý hậu quả. Cụ thể như chi trả trợ cấp thất nghiệp, cần tính đến việc hỗ trợ một phần tiền lương, hỗ trợ đóng BHXH cho các lao động có nguy cơ bị sa thải mà khó tìm việc làm ở các doanh nghiệp thực sự khó khăn. Nhờ đó, người lao động vẫn có việc làm, vẫn nằm trong hệ thống BHXH, vẫn làm ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ, vẫn đóng góp vào tăng trưởng và năng suất lao động quốc gia. Chính sách này nhiều nước đã thực hiện từ rất lâu.

Ngoài ra, Nghị quyết 28 cũng nhấn mạnh ở công tác thông tin tuyên truyền để người lao động được biết và hiểu một cách đầy đủ về những quyền lợi của mình, để từ đó quyết định lựa chọn một cách phù hợp. Bên cạnh đó, trong tổ chức thực hiện chính sách, cũng cần nâng cao hiệu quả, chất lượng cung cấp dịch vụ BHXH nhằm củng cố niềm tin, tạo thuận lợi cho người lao động trong tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH.

Đời sống

Hà Nội tổ chức chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” với 2.025 drone
Đời sống

Hà Nội tổ chức chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” với 2.025 drone

Ngày 15,1, Báo Nhân Dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” diễn ra vào 20 giờ ngày 18.1 tại ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn - Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội). Đây sẽ là lần đầu tiên, 2.025 chiếc drone trình diễn công nghệ ánh sáng kết hợp dàn nhạc giao hưởng, âm nhạc hiện đại trên bầu trời Hồ Tây, Hà Nội.

Giả mạo nhân viên thu tiền điện nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Đời sống

Giả mạo nhân viên thu tiền điện nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thời gian gần đây xuất hiện hàng loạt các đối tượng xấu giả mạo nhân viên điện lực để lừa đảo người dân. Những đối tượng này thường sử dụng phương thức gọi điện hoặc nhắn tin qua Zalo, SMS để yêu cầu người dân thanh toán tiền điện ngay lập tức, đồng thời đe dọa sẽ cắt điện nếu không thanh toán.

Nâng bước xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho kỷ nguyên mới
Xã hội

Nâng bước xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho kỷ nguyên mới

Chính sách cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm và tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của Chính phủ là vô cùng nhân văn do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) triển khai thực hiện hiệu quả nhiều năm qua. Qua thời gian các nguồn vốn trên ngày càng phát huy hiệu quả trong thực tiễn cuộc sống. Từ vốn vay ưu đãi, giúp cho nhiều gia đình có việc làm và thu nhập ổn định; nhiều học sinh, sinh viên gia đình có hoàn cảnh khó khăn giảm đi áp lực tài chính, theo đuổi ước mơ học tập, lập thân, lập nghiệp, tạo dựng nguồn nhân lực chất lượng cao trong đất nước.

Tránh "sập bẫy" đổi tiền mới dịp Tết Nguyên đán
Đời sống

Tránh "sập bẫy" đổi tiền mới dịp Tết Nguyên đán

Đến hẹn lại lên, thị trường đổi tiền mới, tiền lì xì năm nay cũng nhộn nhịp từ đầu tháng Chạp. Tuy nhiên, đi kèm với đó, các đối tượng xấu đã lợi dụng thời cơ, đánh vào tâm lý, nhu cầu của người dân để thực hiện hành vi lừa đảo với những thủ đoạn tinh vi, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người đổi tiền.

Cán bộ huyện Đăk Tô hướng dẫn người dân cách chăm sóc cây mắc ca
Đời sống

Dồn lực giảm nghèo đa chiều

Trong năm 2024, tỉnh Kon Tum đã huy động các nguồn lực và giao trách nhiệm cho chính quyền các địa phương để đẩy mạnh công tác giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát và đã giảm hơn 15.000 hộ nghèo. Trong năm 2025, địa phương sẽ tập trung nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhằm thoát nghèo bền vững.