Bài 1

Hà Nội: Người dân trúng đấu giá đất, nhiều năm sau mới biết là đấu giá "chui"

Tham gia đấu giá, bà Nguyễn Thị Hạnh, trú tại xã Tân Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã trúng đấu giá khu nhà đời sống 418. Tuy nhiên, khi đi làm các thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) đất bà Hạnh lại gặp nhiều khó khăn. 

Trúng đấu giá khu nhà đời sống

Phản ánh đến báo Đại biểu Nhân dân, bà Nguyễn Thị Hạnh, nguyên Hiệu phó Trường THCS Tân Minh, trú tại xã Tân Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội cho biết, năm 1990, do gia đình đông nhân khẩu, nơi ở hiện tại quá chật chội nên gia đình bà được Ban giám đốc Xí nghiệp 418 – Tổng cục đường sắt Việt Nam phân cho ở tại khu nhà đời sống 418 của xí nghiệp.

Khu nhà đời sống khi ấy diện tích là 1.065 m2, có tường bao xung quanh cùng với tài sản trên đất là một ngôi nhà cấp 4 đã xuống cấp, giếng, bể, nước, sân gạch (hiện trạng này từ năm 1990 đến nay không thay đổi).

Tới năm 1993 xí nghiệp 418 đã bàn giao lại khu nhà đời sống cho UBND xã Tân Minh quản lý. Do cơ sở vật chất của trường cấp một, cấp hai 418 đã quá xuống cấp, để có kinh phí tu sửa, UBND xã Tân Minh cùng với lãnh đạo trường cấp I, II 418 tổ chức bán đấu giá khu “nhà đời sống”. ông Bùi Trọng Long, thời điểm đó đang là Hiệu trưởng nhà trường làm chủ tịch Hội đồng bán đầu giá.

Hà Nội: Người dân trúng đấu giá đất, nhiều năm sau mới biết là đấu giá
Khu nhà đời sống bà Hạnh đã trúng đấu giá

Tại hội nghị tham gia đấu giá có 8 người đều là các giáo viên trong tường, trong đó có bà Hạnh đăng ký tham dự đấu giá. Kết quả bỏ phiếu, bà Hạnh đã trúng đấu giá với số tiền cao nhất là 8 triệu đồng (đã nộp đủ về ngân sách xã Tân Minh ngày 09.11.1994). Biên bản hội nghị đấu giá được lập 1 bản gửi về UBND xã Tân Minh lưu giữ.

Gặp khó khi làm thủ tục cấp “sổ đỏ”

Sau đấu giá, gia đình bà Hạnh tiếp tục sống yên ổn trên khu đất nêu trên, đến tháng 3.2017, gia đình bà Hạnh được một cán bộ địa chính ở xã Tân Minh thông báo đất đang ở đủ điều kiện cấp “sổ đỏ” và hướng dẫn, hoàn thiện đầy đủ hồ sơ xin cấp GCNQSD đất.

Để hoàn thiện thủ tục, bà Hạnh đã theo hướng dẫn của cán bộ địa chính xã liên hệ với Công ty TNHH Thương mại và Đo đạc bản đồ Chiến Thắng để tiến hành lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất. Quá trình đo đạc có sự chứng kiến và xác nhận của ông Vũ Mạnh Hùng - Trưởng khu dân cư 418 và ông Nguyễn Văn Mừng hộ liền kề. Kết quả xác định, khu nhà có diện tích là 878 m2 (đã trừ đi phần diện tích hiến đất mở rộng đường giao thông liên xã trước đó).

Đến năm 2018, theo yêu cầu của huyện Sóc Sơn về chỉ giới lưu không đường bộ, UBND xã Tân Minh đã xác định diện tích thửa đất là 880,3 m2 có 257,2 m2 nằm trong lưu không, cho nên diện tích còn lại của khu đất nhà bà Hạnh là 622,8 m2.

Hà Nội: Người dân trúng đấu giá đất, nhiều năm sau mới biết là đấu giá
Phiếu thu tiền trúng đấu giá khu nhà đời sống của bà Hạnh

Mặc dù tuân thủ theo các yêu cầu từ phía chính quyền tuy nhiên từ thời điểm tháng 3.2017 đến nay, bà Hạnh nhiều lần đi lại “xuống xã, lên huyện” nhưng chưa hoàn thiện được thủ tục.

Bất ngờ hơn, đến ngày 6.9.2022, UBND xã Tân Minh có văn bản số 170/UBND-ĐC do ông Nguyễn Văn Tường ký ban hành khẳng định khu đất của bà Hạnh không đủ điều kiện giải quyết cấp GCNQSD đất.

Qua tìm hiểu, bà Hạnh được biết, sở dĩ UBND xã Tân Minh từ chối cấp sổ đỏ cho bà Hạnh vì căn cứ vào một quyết định đã ra từ hàng chục năm trước là quyết định số 35/QĐ-UBND ngày 21.4.2003. Trong quyết định này nêu vấn đề khu đất của bà Hạnh là đất tập thể và đề nghị thu hồi.

Quyết định số 35/QĐ-UBND của UBND xã Tân Minh ban hành trái thẩm quyền

Liên quan đếnquyết định số 35/QĐ-UBND ngày 21.4.2003 của UBND xã Tân Minh nêu trên, do không đồng tình với nội dung quyết định nêu, bà Hạnh khiếu nại lên UBND huyện Sóc Sơn.

Hà Nội: Người dân trúng đấu giá đất, nhiều năm sau mới biết là đấu giá
UBND huyện Sóc Sơn ra quyết định bãi bỏ quyết định trái thẩm quyền của UBND xã Tân Minh

Sau khi xem xét, ngày 18.11.2021, UBND huyện Sóc Sơn đã ra quyết định số 5147/QĐ-UBND về việc bãi bỏ quyết định số số 35/QĐ-UBND ngày 21.4.2003 của UBND xã Tân Minh về việc thu hồi 745m2 đất hộ bà Nguyễn Thị Hạnh – khu 418.

Theo đó, lý do được UBND huyện Sóc Sơn đưa ra là UBND xã Tân Minh đã ban hành quyết định trái thẩm quyền.

Đấu giá không được công nhận, đang đề nghị TP. Hà Nội có cơ chế tháo gỡ

Liên quan đến sự việc nêu trên, trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi Trường, huyện Sóc Sơn cho biết, bản chất vụ việc xuất phát từ việc tổ chức đấu giá khu nhà đời sống từ nhiều năm trước không đúng quy định của pháp luật.

Để sự việc có thể giải quyết, UBND xã Tân Minh có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy trình, xác minh nguồn gốc đất, cũng như diện tích thực tế bà Nguyễn Thị Hạnh đủ điều kiện cấp GCNQSD đất để tháo gỡ khó khăn cho người dân.

Mặt khác, lãnh đạo huyện Sóc Sơn cho biết, đang đề nghị TP. Hà Nội có cơ chế tháo gỡ, để có cơ sở giải quyết cho người dân.

 * Báo Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục giám sát và thông tin kết quả thực thi pháp luật của các cơ quan liên quan đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.