Giây phút sinh tử của ngư dân bị lốc xoáy đánh chìm tàu

Trong những ngày qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Bình đã phối hợp với chính quyền các địa phương, lực lượng chức năng và ngư dân tổ chức tìm kiếm, cứu vớt 14 người, trong đó có 10 người đã vào bờ, 3 người khác đang trên tàu của ngư dân.

Ngày 7.5, Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Gianh, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đã tổ chức đón 4 ngư dân gặp nạn trên biển được cứu sống trở về với đất liền, đoàn tụ cùng gia đình. Con tàu cập bến cũng là khi cảm xúc của những ngư dân và người thân vỡ òa, sau những mong ngóng và hy vọng suốt những ngày tàu cá hay tin gặp nạn.

Giây phút sinh tử của ngư dân khi bị lốc đánh chìm tàu, 24h lênh đênh trên biển -0
Thuyền trưởng Lê Văn Chiến kể lại 24 giờ lênh đênh trên biển

Những ngư dân may mắn được đoàn tụ với gia đình sau giây phút sinh tử là thuyền trưởng Lê Văn Chiến (SN 1984), anh Nguyễn Văn Sơn (SN 1991), cùng trú ở phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn (Quảng Bình), là ngư dân trên tàu cá bị chìm mang số hiệu QB 98768 TS; anh Hoàng Đăng Dung (SN 1996), trú ở xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) thuyền viên trên tàu QB 92699 TS; và ngư dân Nguyễn Ngọc Hà (SN 1984) trú ở phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, thuyền viên trên tàu cá QB 98614 TS.

Đã trở về với quê nhà của mình nhưng người đàn ông trung niên vẫn không khỏi bàng hoàng với những gì vừa xảy ra. Ngồi trên chiếc giường đơn của đơn vị Đồn Biên phòng, ông Lê Văn Chiến (SN 1984) thuyền trưởng tàu QB 98678 TS, trú ở TDP Tân Mỹ, phường Quảng Phúc kể lại giây phút đối diện với tử thần giữa biển cả.

Giây phút sinh tử của ngư dân khi bị lốc đánh chìm tàu, 24h lênh đênh trên biển -0
Lực lượng chức năng chăm sóc và kiểm tra sức khỏe khi đón ngư dân gặp nạn trở về

Theo đó, tàu của ông Chiến xuất bến đánh cá vào ngày 29.4, đến trưa 2.5, một cơn lốc xoáy lớn kéo đến đánh chìm thuyền trong tích tắc. Mọi thứ diễn ra nhanh khiến người thuyền trưởng 40 tuổi vẫn ngỡ ngàng khi nhớ lại.

“Trên tàu lúc đó có 5 thuyền viên. Chúng tôi đang thả neo để nghỉ ngơi thì một cơn mưa lớn và lốc kéo đến rất nhanh. Chỉ trong một giây ngắn ngủi, con tàu đã bị nhấn chìm và tôi cũng theo đó phản xạ nhảy xuống nước, không kịp mở máy báo cứu hộ”, ông Chiến kể lại.

Người thuyền trưởng lúc đó bám vào xô nước làm phao cứu sinh để trôi lênh đênh trên biển. Những người khác cũng cố víu vào các vật dụng với hy vọng sinh tồn. Thời gian như trôi chậm lại với những mệt mỏi và lo lắng ập đến. Tài sản đã mất, nhưng mạng người vẫn hy vọng được cứu sống để trở về với gia đình. 24 giờ không nước, không thức ăn, lại thêm vị mặn mòi của biển cả khiến các ngư dân bỏng rát cả cổ họng, khao khát một chút nước ngọt.

May mắn thay, anh Chiến cùng một số thuyền viên khác được tàu bạn, là tàu cá QB 98770 TS của ông Nguyễn Văn Phương, trú phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) cứu nạn.

Giây phút sinh tử của ngư dân khi bị lốc đánh chìm tàu, 24h lênh đênh trên biển -0
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đón 4 ngư dân về với gia đình 
Giây phút sinh tử của ngư dân khi bị lốc đánh chìm tàu, 24h lênh đênh trên biển -0
Người thân chờ đợi đón các ngư dân trở về

Còn với anh Hoàng Đăng Dung, thuyền viên tàu QB 92699 TS, thời khắc sinh tử sẽ là những giây phút anh không bao giờ có thể quên. Và khi được cứu sống lúc lênh đênh trên biển, cũng là lúc người ngư dân trẻ cảm thấy được sinh ra lần thứ hai.

“Vào đầu giờ chiều ngày 2.5, có lẽ vào khoảng 14 giờ, một cơn lốc đi qua và nhấn chìm tàu của chúng tôi. Lúc đó cũng không thể suy nghĩ nhiều, trong thời gian ngắn tôi đã nhảy khỏi tàu, mỗi người cũng lạc về một hướng khác nhau. Tôi may mắn được một tàu khác cứu vớt sau hai giờ đồng hồ”, anh Dung bồi hồi kể lại.

Tàu cá của anh Hoàng Đăng Dung làm thuyền viên do ông Nguyễn Đức Trung, trú ở xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) làm thuyền trưởng bị chìm trên biển. Khi đó, trên tàu có 7 thành viên, nhưng chỉ duy có anh Dung may mắn được cứu nạn, 6 thuyền viên còn lại vẫn đang mất tích.

Giây phút sinh tử của ngư dân khi bị lốc đánh chìm tàu, 24h lênh đênh trên biển -0
Ngư dân Hoàng Đăng Dung kể lại về giây phút sinh tử
Giây phút sinh tử của ngư dân khi bị lốc đánh chìm tàu, 24h lênh đênh trên biển -0
Bộ đội Biên phòng tỉnh kiểm tra sức khỏe cho các ngư dân 

Như vậy, đến nay, các lực lượng chức năng vẫn đang tìm kiếm 10 thuyền viên mất tích, bao gồm 6 thuyền viên trên tàu cá QB 92669 - TS và 4 thuyền viên khác trên tàu cá Quảng Bình 98614 - TS.

Trong những ngày qua, lực lượng BĐBP tỉnh Quảng Bình đã phối hợp với chính quyền các địa phương, lực lượng chức năng và ngư dân tổ chức tìm kiếm, cứu vớt 14 người, trong đó có 10 người đã vào bờ, 3 người khác đang trên tàu các ngư dân và 1 người đã tử vong do sức khỏe yếu.

Đời sống

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…