Đề xuất tăng trợ cấp xã hội hàng tháng

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa đề xuất tăng mức trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội, bảo đảm phù hợp với điều kiện của ngân sách nhà nước khi cải cách tiền lương. Đề xuất này đang nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo người dân.

Chưa đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân

Thực hiện triển khai Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, đến nay cả nước có khoảng 3,35 triệu người (chiếm khoảng 3,35% dân số) đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng (bao gồm 1,4 triệu người hưởng trợ cấp đối với người cao tuổi, 1,6 triệu người hưởng chế độ trợ cấp đối với người khuyết tật, 21.000 trẻ em mất nguồn nuôi dưỡng, 146.000 trẻ em dưới 3 tuổi, 84.000 người đơn thân nuôi con dưới 16 tuổi) và hơn 349.000 hộ gia đình đang chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng và đối tượng bảo trợ xã hội. Thực hiện hỗ trợ hộ gia đình có người chết, mất tích; hỗ trợ chi phí điều trị đối với người bị thương; hỗ trợ làm nhà mới, hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho hộ; thực hiện hỗ trợ cho người thiếu đói. Hàng năm, ngân sách nhà nước đã bố trí hơn 27.000 tỷ đồng để thực hiện chính sách trợ giúp xã hội và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng bảo trợ xã hội…

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Nghị định số 20/2021/NĐ-CP là chính sách hợp lòng dân, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với một bộ phận dân cư, những người có điều kiện, hoàn cảnh khó khăn nhất hiện nay, góp phần thực hiện mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trước những tác động bất lợi của suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn một số bất cập, vướng mắc như chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng còn thấp, mới chỉ hỗ trợ được một phần nhu cầu thiết yếu của người dân, chưa tương đồng với chính sách bảo hiểm xã hội, lương hưu, giảm nghèo và trợ cấp đối với người có công với cách mạng. Mức trợ cấp xã hội hiện nay chỉ bằng khoảng 17% thu nhập bình quân đầu người (thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2022 khoảng 4,67 triệu đồng ), 24% chuẩn nghèo nông thôn giai đoạn 2021 - 2025 (chuẩn nghèo khu vực nông thôn là 1,5 triệu đồng).

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất tăng chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng (Nguồn:ITN)
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất tăng chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng. Nguồn:ITN

Ngày 8.6.2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 88/NQ-CP, trong đó giao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15.3.2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Tính từ năm 2021 đến nay, mức tăng chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng được điều chỉnh tăng là 26,5% (từ 1,624 triệu đồng lên 2,055 triệu đồng); mức tăng lương cơ sở sau 4 năm là 20,8% (từ mức 1,49 triệu đồng lên mức 1,8 triệu đồng). Dự kiến năm 2024, mức lương cơ sở sẽ điều chỉnh tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương (7,5 triệu đồng/tháng). Như vậy, mức tăng trung bình của các nhóm người có công và nhóm người hưởng lương từ ngân sách nhà nước là từ 20 - 30%.

Mặt khác, theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở Việt Nam giai đoạn 2022 - 2024 tiếp tục tăng theo từng năm (dự kiến khoảng 10,65%). Việc giá của các loại hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng hàng ngày của người dân tăng lên trong khi mức trợ cấp xã hội không thay đổi khiến cuộc sống của đối tượng bảo trợ xã hội gặp nhiều khó khăn hơn, cần phải có sự điều chỉnh để bù đắp mức trượt giá của hàng hóa...

Bà Đặng Thị Chút (Diễn Châu, Nghệ An) cho biết, bà năm nay đã gần 90 tuổi, sức khỏe đã không được tốt như trước, thường xuyên đau ốm khi trái gió trở trời. “Với số tiền trợ cấp mỗi tháng là 720.000 đồng/tháng, tôi phải chắt bóp lắm mới đủ chi tiêu, tháng nào đau ốm nhiều thì không đủ. Giờ già rồi không làm được gì nữa mà con cái giờ đứa nào cũng đang khó khăn nên chẳng giúp được gì” bà Chút chia sẻ. Còn với bà Trần Thị Mùi (Quốc Oai, Hà Nội), mỗi tháng nhận trợ cấp 540.000 đồng, nhưng với tình hình vật giá leo thang như hiện nay thì mỗi lần đi chợ bà đều phải cân đo, đong đếm rất kĩ.

Bảo đảm quyền an sinh

Mới đây, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (Dự thảo) theo hướng đề xuất sửa đổi mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 1.7.2024 là 500.000 đồng/tháng.

Theo Dự thảo, so với hiện nay, mức chuẩn trợ giúp xã hội sẽ tăng thêm 140.000 đồng/tháng. Ngoài ra, tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác. Đồng thời, tùy thuộc điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình HĐND cùng cấp quyết định đối với trường hợp quy định.

Trước đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã đề xuất 2 mức tăng chuẩn trợ giúp xã hội lên mức 500.000 đồng/tháng hoặc 750.000 đồng/tháng để xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương, đồng thời mở rộng thêm một số nhóm đối tượng được hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng. Tuy nhiên, do khó khăn trong cân đối nguồn lực ngân sách, trên cơ sở ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổng hợp, trình Chính phủ mức tăng chuẩn trợ giúp xã hội lên 500.000 đồng/tháng áp dụng từ 1.7.2024, từ 1.7.2025 không tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội mà chỉ mở rộng nhóm đối tượng là thành viên hộ nghèo không có khả năng lao động và trẻ em dưới 3 tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, lộ trình từ năm 2026, mức chuẩn trợ giúp xã hội tăng đồng loạt theo tiền lương và các đối tượng hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước để bảo đảm tương quan chung về bảo đảm an sinh xã hội.

Trưởng phòng Bảo trợ xã hội, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An Lê Văn Thúy cho biết, việc nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội hàng tháng để bảo đảm quyền an sinh cho đối tượng hưởng lợi, bảo đảm người dân khó khăn đều được sự hỗ trợ của Nhà nước; nâng cao chất lượng chính sách trợ giúp xã hội của Nhà nước và góp phần thực hiện mục tiêu tiến bộ, công bằng xã hội và bảo đảm an sinh xã hội. Đồng thời, để bù đắp tốc độ trượt giá trong giai đoạn 2021 - 2024 và bảo đảm tương quan với mức tăng lương hưu, trợ cấp của các đối tượng được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

Đời sống

Công bố Quyết định thanh tra 15 đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế. Ảnh: BHXH
Đời sống

Nghệ An: Thanh tra 15 đơn vị đóng bảo hiểm

Đoàn Thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa công bố Quyết định số 08/QĐ-BHXH ngày 26.3.2025 về thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế tại tỉnh Nghệ An.

Thủ tục chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp có hiệu lực từ ngày 4.4.2025. Ảnh: ITN
Đời sống

Thủ tục chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

Bộ Nội vụ vừa ban hành Quyết định số 315/QĐ-BNV về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ.Theo đó, thủ tục hành chính chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được ban hành kèm theo Quyết định số 15/QĐ-BNV có hiệu lực từ ngày 4.4.2025).

Những trái cam mọng nước
Xã hội

Cam xanh nghĩa tình - Mô hình nông nghiệp sẻ chia

Giữa mùa thu hoạch nhưng đầu ra bấp bênh, trái cam sành miền Tây không chỉ được “giải cứu” mà còn trở thành biểu tượng của tinh thần sẻ chia trong chương trình “Cam xanh nghĩa tình” - mô hình đã mở rộng thành giải pháp nông nghiệp bền vững, kết nối người nông dân, người tiêu dùng và cộng đồng trên nền tảng số.

3 tháng đầu năm 2025, công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp đã được thực hiện kịp thời. Ảnh: TCBHXH
Đời sống

Chi trả kịp thời các chế độ bảo hiểm cho người tham gia và thụ hưởng chính sách

Với quan điểm xuyên suốt “lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể phục vụ”, trong bối cảnh tinh gọn, tổ chức hoạt động theo bộ máy mới, 3 tháng đầu năm 2025, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục đạt kết quả tích cực trong phát triển, bảo đảm quyền lợi người tham gia, thụ hưởng chính sách.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ tuyên dương các tập thể, cá nhân hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất. Ảnh: VNA
Đời sống

Vietnam Airlines nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về công tác hỗ trợ cứu nạn, cứu hộ tại Myanmar


Tại Lễ tuyên dương các tập thể, cá nhân hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất, Vietnam Airlines vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, qua đó khẳng định vai trò và trách nhiệm của Hãng Hàng không Quốc gia trong các hoạt động nhân đạo quốc tế.

Ảnh minh họa
Khoa học - Công nghệ

Phát triển công nghệ lõi và bài toán an ninh phi truyền thống trong bối cảnh quốc tế biến động

TS. Vũ Đức Lợi - Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, phát triển công nghệ lõi và các công nghệ phụ trợ trở thành yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam. Nghị quyết số 57-NQ/TW đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Gần đây, việc Hoa Kỳ áp thuế 46% với hàng Việt Nam đã đặt ra những thách thức mới cần giải quyết, đồng thời cũng khẳng định tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước khi yêu cầu tập trung vào phát triển công nghệ lõi.

Được đào tạo nghề, tỷ lệ lao động thất nghiệp sẽ giảm, đồng nghĩa với việc cơ hội có việc làm của người lao động sẽ tăng lên. Ảnh: VGP
Đời sống

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm

Cục Thống kê đã có báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý I.2025. Theo đó, so với quý trước, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ tăng 0,2 điểm phần trăm; tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức tăng 0,7 điểm phần trăm; thu nhập bình quân của lao động tăng và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm…

Tháo gỡ nguồn vốn sẽ tạo việc làm bền vững
Xã hội

Tháo gỡ nguồn vốn sẽ tạo việc làm bền vững

Hiện nay, việc tạo điều kiện cho người sử dụng lao động và người lao động được tiếp cận nguồn vay để tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi qua nguồn vốn vay sẽ tạo việc làm, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, “giảm tải” cho Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, giúp người lao động duy trì, ổn định công việc, nâng cao chất lượng đời sống người dân. 

TP. Hồ Chí Minh: Thanh tra 19 đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế
Đời sống

TP. Hồ Chí Minh: Thanh tra 19 đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế

Đoàn Thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa công bố Quyết định thanh tra số 07/QĐ-BHXH ngày 21.3.2025 về việc thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Vietnam Airlines vận chuyển gần 30 tấn hàng cứu trợ đến Myanmar
Đời sống

Vietnam Airlines vận chuyển gần 30 tấn hàng cứu trợ đến Myanmar

Chuyến bay mang số hiệu VN9711 của Vietnam Airlines cất cánh tại sân bay Nội Bài lúc 13h00 ngày 8.4, vận chuyển gần 30 tấn hàng hóa cứu trợ đến Myanmar. Đây là lô hàng do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gửi sang Myanmar nhằm giúp đỡ nước bạn vượt qua hậu quả thảm họa động đất nghiêm trọng vừa xảy ra.

Hơn 90% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu
Xã hội

Hơn 90% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

Có 90,06% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu. Đây là con số được nêu ra trong Báo cáo của Bộ Nội vụ về Kết quả Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2024 (SIPAS 2024) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2024).