Để tăng lương thực sự ý nghĩa

Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) năm 2023. Chỉ số sinh hoạt được đo đếm sau khi kết thúc năm 2023 cho thấy, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ở Hà Nội đắt đỏ nhất cả nước. Đứng thứ 2 là TP. Hồ Chí Minh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người lao động tại những địa phương trên.

Vật giá leo thang, đời sống ngày càng eo hẹp

Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) năm 2023 do Tổng cục Thống kê vừa công bố phản ánh sự chênh lệch giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng phục vụ đời sống hàng ngày của người dân giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giữa các vùng kinh tế - xã hội trong một thời gian nhất định (thường là một năm).

Người lao động xếp hàng vào mua sắm tại chợ Tết không đồng (ITN)
Người lao động xếp hàng vào mua sắm tại chợ Tết không đồng. Nguồn: ITN

Xét theo tỉnh thành, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội được lấy làm gốc để so sánh và được tính bằng 100%. Theo công bố, năm qua, Hà Nội tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu về mức giá đắt đỏ nhất cả nước. TP. Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với chỉ số SCOLI bằng 98,44% Hà Nội, do một số nhóm hàng của TP. Hồ Chí Minh có mức giá bình quân thấp hơn. Đơn cử, mặt hàng may mặc, mũ nón, giày dép bằng 82%; văn hóa, giải trí, du lịch bằng 91,8%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống bằng 94,1%; thiết bị và đồ dùng gia đình bằng 94,9%.

Đứng thứ 3 cả nước về mức sống, giá cả sinh hoạt là Quảng Ninh với chỉ số SCOLI bằng 97,94% Hà Nội. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, Quảng Ninh có 6 nhóm hàng có mức giá bình quân thấp hơn Hà Nội; bao gồm: nhóm văn hóa, giải trí và du lịch bằng 84,38%; bưu chính viễn thông bằng 91,74%; thiết bị và đồ dùng gia đình bằng 92,4%; giao thông bằng 93,7%; may mặc, mũ nón, giày dép bằng 95,9%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống bằng 97,01%.

Ở một khía cạnh khác, việc tăng lương tối thiểu vùng nếu được thực hiện từ ngày 1.7 sẽ đồng bộ với cải cách tiền lương khu vực công. Chị Nguyễn Thị Mai (40 tuổi), công nhân tại một công ty sản xuất thiết bị điện ở khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) chia sẻ, điều khiến những lao động như chị lo lắng là cứ mỗi lần tăng lương, giá cả lại tăng theo, nhất là các mặt hàng thiết yếu. "Tăng lương để bù trượt giá, bảo đảm mức sống cho người lao động, nhưng khi lương chưa tăng thì các mặt hàng thiết yếu đã tăng theo" - chị Mai băn khoăn. 

Triển khai chính sách quản lý giá thận trọng, hợp lý

Việc giá sinh hoạt tăng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống lao động mà còn gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong tuyển dụng. Đơn cử như tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty CP may Việt Tiến đang cần tuyển khoảng 100 công nhân và nhiều vị trí khác để bổ sung cho các nhà máy khu vực với mức lương 11 - 30 triệu đồng/tháng.

Đại diện công ty chia sẻ, "mấy năm trước, người tìm việc đến xếp hàng nộp hồ sơ sau Tết, người này giới thiệu người kia; nhưng giờ tuyển lao động phổ thông khó quá". Lý giải việc ngày càng khó tuyển lao động phổ thông, đại diện công ty Việt Tiến cho rằng, hiện nhiều tỉnh, thành cũng có nhà máy, khu công nghiệp trong khi chi phí sống ở TP. Hồ Chí Minh ngày càng cao nên nhiều người chọn làm gần nhà. Chẳng hạn, khu vực quanh Khu công nghiệp Tân Bình, tiền thuê nhà 2 triệu đồng cộng với ăn uống, chi tiêu hàng ngày là hết tháng lương, nếu có con cái học hành cũng khó trang trải.

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, giá và lương có quan hệ với nhau hết sức chặt chẽ. Khi lương tăng, giá cả hàng hóa ổn định thì tiền lương tăng mới có giá trị với người lao động. Vì vậy, Nhà nước phải kiểm soát được lạm phát, nhất là giá cả các mặt hàng thiết yếu.

Nói về mối quan hệ lương và giá, chuyên gia lao động - tiền lương Phạm Minh Huân (nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cũng cho biết, mức lương được điều chỉnh tăng theo chỉ số tiêu dùng (CPI). Thực tế, tình hình giá cả tăng theo lương đã hạn chế hơn so với những lần điều chỉnh trước.

Trước đây, hàng hóa khan hiếm. Khi lương cơ sở tăng, hàng hóa cũng "tát nước theo mưa" để tăng giá. Thế nhưng, hiện nay có mặt hàng tăng, mặt hàng giảm, Nhà nước cũng đang nỗ lực kiềm chế lạm phát. Trên thực tế, Chính phủ đã sớm đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để kiểm soát lạm phát. Cụ thể, Ban chỉ đạo điều hành giá đã chỉ đạo các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ nhằm triển khai chính sách quản lý giá thận trọng, hợp lý và chủ động, bám sát diễn biến thị trường; thường xuyên đánh giá, dự báo để điều chỉnh phù hợp, góp phần bảo đảm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu.

Trong đó, chú trọng việc xây dựng, tính toán liều lượng và thời điểm điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước quản lý (điện, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục) phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát. Trong đó, chú trọng việc xây dựng, tính toán liều lượng và thời điểm điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước quản lý (điện, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục) phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát. Ngoài ra, việc thông báo sớm lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng cũng cần được chú trọng để tránh bị động trong phối hợp chính sách.

Chính phủ cũng đặt ra yêu cầu bảo đảm thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là đối với xăng dầu và các mặt hàng chiến lược có khả năng bị ảnh hưởng từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu… Đồng thời, sẵn sàng các phương án can thiệp, bình ổn thị trường phù hợp, kịp thời khi có những cú sốc bất ngờ xảy ra.

Đời sống

Hội đồng Khởi nghiệp kinh tế tri thức ủng hộ người dân bị thiệt hại cơn bão số 3
Xã hội

Hội đồng Khởi nghiệp kinh tế tri thức ủng hộ người dân bị thiệt hại cơn bão số 3

Thực hiện lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm hỗ trợ đồng bào các tỉnh chịu thiệt hại nặng nề do bão số 3, chiều 16.9, tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, Báo Nhân Dân phối hợp với Hội đồng Khởi nghiệp kinh tế tri thức Việt Nam, Công ty cổ phần Văn hóa Đọc và Học Việt Nam ủng hộ 250 triệu đồng cho người dân tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên khắc phục hậu quả thiên tai.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ủng hộ 200 triệu đồng cho người dân bị thiệt hại do bão lũ
Xã hội

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ủng hộ 200 triệu đồng cho người dân bị thiệt hại do bão lũ

Sáng 16.9, Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Nguyễn Hữu Tú; Chủ tịch Công đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam Nguyễn Huy Thông, đã trao số tiền 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi bão lũ cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ký Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược thúc đẩy Bảo Hiểm nông nghiệp
Xã hội

Ký Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược thúc đẩy Bảo Hiểm nông nghiệp

Ngày 16.9 tại Hà Nội, Bảo hiểm Agribank và Trung tâm Hỗ trợ nông dân, nông thôn, (Hội Nông dân Việt Nam) đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng trong việc thúc đẩy các chương trình bảo hiểm nông nghiệp và phát triển nông thôn bền vững tại Việt Nam.

Chung tay bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi
Đời sống

Chung tay bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi

Sáng 16.9, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Người cao tuổi (NCT) Việt Nam Trương Xuân Cừ đã chủ trì buổi gặp mặt báo chí cung cấp thông tin tuyên truyền Tháng hành động vì NCT Việt Nam năm 2024 và cập nhật tình hình Hội NCT chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão gây ra.

Tổ chức vì Hoà bình Nhật Bản sẻ chia cùng người dân Yên Bái sau bão số 3
Đời sống

Tổ chức vì Hoà bình Nhật Bản sẻ chia cùng người dân Yên Bái sau bão số 3

Giữa cảnh hoang tàn của nhiều làng quê Yên Bái sau cơn bão lịch sử Yagi, chuyến đi của đoàn từ thiện Nhật Bản, gồm tổ chức Peace Winds Japan và tổ chức Sugi Ryotaro tại Việt Nam đã mang theo không chỉ những phần quà thiết thực mà còn là lời an ủi, động viên cho những người dân vừa trải qua cơn lũ kinh hoàng. Họ đến với lòng nhân ái, tình thương và sự cảm thông, những món quà mang theo hy vọng và niềm tin cho ngày mai tốt đẹp hơn.

Núi Pháo chung tay cùng người dân vùng bão lũ vượt qua khó khăn
Đời sống

Núi Pháo chung tay cùng người dân vùng bão lũ vượt qua khó khăn

Sẻ chia với những mất mát của người dân trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi bão Yagi, Công ty TNHH Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo (Công ty Núi Pháo) phối hợp cùng Ủy ban MTTQ, Hội Chữ Thập đỏ huyện Đại Từ (Thái Nguyên) và chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ tới các gia đình bị thiệt hại.

BHXH tỉnh Lạng Sơn: Đảm bảo kịp thời quyền lợi cho người dân trước, trong và sau bão lũ
Đời sống

BHXH tỉnh Lạng Sơn: Đảm bảo kịp thời quyền lợi cho người dân trước, trong và sau bão lũ

Cơn bão số 3 (Yagi) đi qua đã để lại thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản cho người dân, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có Lạng Sơn. Trong bối cảnh đó, cán bộ, viên chức, người lao động BHXH tỉnh Lạng Sơn đã và đang nỗ lực khắc phục thiệt hại, chung tay chia sẻ với những người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.

Đại diện lãnh đạo BHXH TP. Hà Nội trao tiền ủng hộ đồng bào vùng bão lũ.( Ảnh: BHXH T.P Hà Nội)
Xã hội

BHXH TP. Hà Nội ủng hộ đồng bào vùng bão lũ

Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP. Hà Nội Nguyễn Công Định vừa đại diện tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trao số tiền 127.950.000 đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ tới Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam TP. Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung thăm hỏi các thương, bệnh binh trong buổi tiếp công dân.
Đời sống

Bảo đảm đúng người, đúng đối tượng

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa công bố kết quả 2 cuộc thanh tra quy mô lớn, tính đến ngày 31.12.2023, kết quả thanh tra, kiểm tra, rà soát hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trên toàn quốc đã phát hiện 24.590 trường hợp hưởng sai chế độ ưu đãi. Đây là hiện tượng cần được chấn chỉnh kịp thời để những người có công thực sự được hưởng các chế độ chính sách phù hợp.

Chị Hạnh tuyên truyền BHXH tự nguyện khi người dân đến giao dịch hồ sơ tại bộ phận một cửa UBND xã Minh Ngọc. (Ảnh: Hà Thị Nhung)
Đời sống

'Đến từng nhà, gặp từng người' vận động người dân tham gia bảo hiểm

Vận động một người dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện đã khó, nhưng để duy trì bền vững còn khó hơn. Bốn năm gắn bó với công việc tuyên truyền, tư vấn người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, chị Vương Thị Hạnh, sinh năm 1985, công chức văn hóa xã hội, phụ trách Lao động Thương binh và Xã hội tại UBND xã Minh Ngọc, huyện Bắc Mê (tỉnh Hà Giang) với cách làm linh hoạt, sáng tạo, sự nhiệt tình đã thu hút hàng trăm người tham gia BHXH tự nguyện.

Bảo đảm nguồn lực xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Đời sống

Bảo đảm nguồn lực xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg Quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, cùng với việc ban hành Thông tư số 09/2021/TT-BTP hướng dẫn thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, Bộ Tư pháp đã chú trọng thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Nhờ đó, trách nhiệm của chính quyền và cán bộ, công chức cấp xã trong tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật hướng tới xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh cho người dân tại cơ sở tiếp tục được đẩy mạnh và dần đi vào nền nếp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trực tiếp về Yên Bái động viên, thăm hỏi những hộ dân bị thiệt hại nặng do bão số 3 gây ra
Đời sống

Yên Bái nỗ lực vượt lên nỗi đau sau siêu bão Yagi

Đổ nát, hoang tàn, ngổn ngang, bề bộn là những gì còn lại sau khi mưa lũ đi qua. Những gương mặt thất thần, mệt mỏi, bất lực sau khi phải chống chọi với dòng nước lũ… Song với sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tinh thần đoàn kết của người dân trong những ngày qua, hy vọng Yên Bái sẽ vực lên sau thiên tai.