Nghệ An:

Dân vạn chài mòn mỏi chờ khu tái định cư hàng chục tỷ đồng suốt nhiều năm ròng rã

Hàng chục hộ dân vạn chài vẫn lênh đênh sông nước, họ muốn lên bờ để có cuộc sống ổn định nhưng sau nhiều năm chờ dự án khu tái định cư mẫu Khe Mừ (huyện Thanh Chương, Nghệ An) vẫn “án binh bất động”.

Khu tái định cư hàng chục tỷ đồng “án binh bất động”

Tháng 12.2009, UBND tỉnh Nghệ An có quyết định phê duyệt tiểu dự án “Xây dựng mẫu các khu định cư cho hộ dân vạn chài trên sông Lam và vùng đặc biệt khó khăn huyện Thanh Chương”. Dự án do Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT Nghệ An) làm chủ đầu tư với nguồn vốn gần 80 tỷ đồng, từ ngân sách Trung ương và tỉnh hỗ trợ hàng năm. 

Dân vạn chài “mỏi cổ” chờ khu tái định cư hàng chục tỷ đồng trong nhiều năm ròng rã -0
Dự án khu tái định cư Khe Mừ với tổng vốn đầu tư hơn 80 tỷ đồng bị bỏ hoang lãng phí.

Với mục tiêu xây dựng 2 khu định cư tại Khe Mừ (xã Thanh Thủy) và Triều Dương (xã Thanh Lâm), dự án này sẽ đưa 165 hộ dân dân vạn chài lên sống, ổn định sản xuất và sinh hoạt, nâng cao đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo. 

Tuy nhiên, sau hơn chục năm, khu tái định cư Khe Mừ vẫn dở dang. Năm 2020, dự án này tiếp tục được bố trí khoảng 5 tỷ đồng để sửa sang lại nhà văn hóa, đường, điện… nhưng vẫn án binh bất động.

Trên diện tích khoảng 300ha đất rừng sản xuất bị thu hồi cho dự án, nhiều hộ dân đã ồ ạt lấn chiếm đất để dựng lán trại, trồng keo, khoanh nuôi chè, nuôi bò… Những hạng mục của dự án như hệ thống điện, nhà văn hóa, trường Mầm non, đường nội bộ… đang xuống cấp theo thời gian. Trong khi đó, hàng chục hộ dân vạn chài vẫn đang ngày ngày đối mặt với cuộc sống lênh đênh sông nước.

Dân vạn chài “mỏi cổ” chờ khu tái định cư hàng chục tỷ đồng trong nhiều năm ròng rã -0
Con đường dẫn vào khu tái định cư được rải nhựa trông rất hoành tráng nhưng không có người đi.

Trong thời gian qua nhiều hộ dân đã tái lấn chiếm đất dự án để trồng keo, đào bới khai thác đá… Theo lãnh đạo UBND xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương thì có 8 hộ gia đình đã tái lấn chiếm đất của dự án làng chài để trồng keo. Địa phương đã yêu cầu các hộ dừng ngay việc tái lấn chiếm.

Trao đổi với phóng viên, ông Trình Văn Nhã - Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương cho biết, theo báo cáo của chủ đầu tư, các hạng mục đã hoàn thành như: điện, đường, nhà văn hóa… Nhưng đang vướng chưa thể bàn giao được vì chia đất sản xuất cho các hộ dân. Đối với các hộ tái lấn chiếm để trồng cây, UBND huyện đã chỉ đạo chính quyền địa phương nhanh chóng kiểm tra, xử lý.

Dân vạn chài “mỏi cổ” chờ khu tái định cư hàng chục tỷ đồng trong nhiều năm ròng rã -0
Sau hơn thập kỷ, dự án Khe Mừ xuống cấp nghiêm trọng.

Dân vạn chài mòn mỏi chờ dự án

Năm 2020, UBND huyện Thanh Chương đã rà soát có 105 hộ đủ điều kiện được tái định cư tại Khe Mừ. Tuy nhiên, đến thời điểm này (tháng 5/2023 - PV) vẫn chưa có hộ dân nào được vào ở. Còn tại khu tái định cư Triều Dương, từ năm 2015 - 2019 đã tiến hành di dời theo kế hoạch 43 hộ, tuy nhiên sau khi nhận đất, nhiều gia đình “cửa đóng then cài” để đi làm ăn xa, chỉ còn khoảng 20 hộ sinh sống.

Dân vạn chài “mỏi cổ” chờ khu tái định cư hàng chục tỷ đồng trong nhiều năm ròng rã -0
Các hộ vạn chài dựng nhà, lều tạm trú bên dòng Lam.

Đã hàng chục năm trôi qua, nhiều hộ dân vạn chài tại xóm Chi Phú, xã Thanh Chi (huyện Thanh Chương) vẫn tạm trú dọc bờ đê sông Lam để sống, mưu sinh qua ngày.

Sống hàng chục năm trên sông nước, 4 người con của vợ chồng ông Nguyễn Viết Minh (SN 1952) và Nguyễn Thị Loan (SN 1954) đã lập gia đình, ổn định cuộc sống ở nơi khác. Hiện tại ông, bà sinh sống trong chiếc lều tạm bên bờ đê sông Lam, vô cùng chật chội.

“Tuổi cao sức yếu, không thể sống mãi trên sông nước được nên chỉ phụ thuộc vào con cái. Người dân chúng tôi được biết, đường, điện, nhà văn hóa… trong khu tái định cư đã làm xong nhưng không hiểu sao vẫn chưa được vào ở”, ông Minh chia sẻ.

Dân vạn chài “mỏi cổ” chờ khu tái định cư hàng chục tỷ đồng trong nhiều năm ròng rã -0
Với người dân nơi đây ước mơ lên bờ là rất xa xôi.

Tương tự như gia đình ông Minh, bà Loan, gia đình bà Nguyễn Thị Hà (SN 1968, trú thị trấn Thanh Chương) có 3 con trai, 2 người đã lập gia đình. Nhiều năm qua, mấy mẹ con, bà cháu phải sống ở căn nhà dựng tạm dọc bờ sông.

“Sau khi nghe chính quyền nói đã đăng ký để vào khu tái định cư từ rất lâu rồi nhưng chờ mãi đến nay vẫn chưa thấy. Cuộc sống mưu sinh trên sông nước quá vất vả nhưng không còn có cách nào”, bà Hà buồn bã cho biết.

Do chờ đợi dự án khu tái định cư quá lâu nên các hộ dân vạn chài đã xây dựng nhà ở gần bờ sông Lam, một số ít đã mua đất nơi khác để ở. Trong khi đó, tại khu tái định cư thì nhà thầu lâu lâu vào “ngó” qua hay sơn sửa lại các hạng mục một tý rồi lại mất tăm.

Dân vạn chài “mỏi cổ” chờ khu tái định cư hàng chục tỷ đồng trong nhiều năm ròng rã -0
Mong mỏi của người dân sớm được tái định cư, ổn định cuộc sống.

Một số hình ảnh tại khu tái định cư Khe Mừ và cuộc sống vất vả của người dân vạn chài.

Dân vạn chài “mỏi cổ” chờ khu tái định cư hàng chục tỷ đồng trong nhiều năm ròng rã -0
Dân vạn chài “mỏi cổ” chờ khu tái định cư hàng chục tỷ đồng trong nhiều năm ròng rã -0
Những hạng mục của dự án như hệ thống điện, nhà văn hóa, trường Mầm non, đường nội bộ… đang xuống cấp theo thời gian.
Dân vạn chài “mỏi cổ” chờ khu tái định cư hàng chục tỷ đồng trong nhiều năm ròng rã -0
Dân vạn chài “mỏi cổ” chờ khu tái định cư hàng chục tỷ đồng trong nhiều năm ròng rã -0
Nhiều hộ gia đình đã tái lấn chiếm đất của dự án làng chài để trồng keo, trồng chè.
Dân vạn chài “mỏi cổ” chờ khu tái định cư hàng chục tỷ đồng trong nhiều năm ròng rã -0
Những biển hiệu bị cây cối mọc um tùm.
Dân vạn chài “mỏi cổ” chờ khu tái định cư hàng chục tỷ đồng trong nhiều năm ròng rã -0
Dân vạn chài “mỏi cổ” chờ khu tái định cư hàng chục tỷ đồng trong nhiều năm ròng rã -0
Cuộc sống của người dân vạn chài cứ trôi theo từng con nước.

*Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục giám sát và thông tin kết quả giải quyết vụ việc đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Đời sống

Bài cuối: Chung tay đẩy lùi hủ tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết
Xã hội

Bài cuối: Chung tay đẩy lùi hủ tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Nhằm từng bước xóa bỏ hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tỉnh Bắc Kạn đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu mà còn phân công cụ thể, rõ người, rõ việc vào từng nhiệm vụ. Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền tại những xã có tỷ lệ tảo hôn cao giúp nâng cao nhận thức của người dân về những hệ lụy của vấn nạn này.

Tọa đàm “Hoàn thiện hành lang pháp lý về việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, nhằm tiếp tục nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam tổ chức chiều 17.10.
Xã hội

Dấu ấn chặng đường 10 năm Lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam: Đặt trọng trách quốc gia lên trên hết

Tại Tọa đàm “Hoàn thiện hành lang pháp lý về việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, nhằm tiếp tục nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 17.10, các đại biểu, khách mời đều nhất trí cho rằng: 10 năm qua, Việt Nam đã và đang có những đóng góp tích cực vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, qua đó gặt hái được nhiều lợi ích quan trọng, góp phần nâng cao vị thế quốc gia, giúp Việt Nam khẳng định cam kết và trách nhiệm của mình đối với hòa bình và an ninh quốc tế.

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc điều chỉnh hoạt động tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc
Đời sống

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc điều chỉnh hoạt động tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

Việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc giúp cho vị thế và vai trò của Việt Nam ngày càng cao trên cộng đồng quốc tế. Nhận định như vậy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Thị Mai Phương cho rằng, cần thiết ban hành Luật tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc để tạo cơ sở pháp lý vững chắc điều chỉnh hoạt động này.

Anh Dũng (áo trắng) luôn khéo léo lựa chọn cách tư vấn về chính sách BHXH tự nguyện, BHYT phù hợp theo từng hoàn cảnh, từng gia đình. Ảnh: Tâm An
Đời sống

Gương sáng nhân viên thu bảo hiểm xã hội

Để đưa chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) đến gần hơn với người dân, các nhân viên thu BHXH có vai trò vô cùng quan trọng. Thực tế đã chứng minh, ở đâu các nhân viên thu hoạt động tích cực, năng nổ, tâm huyết, ở đó việc nâng cao tỷ lệ người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT luôn có những bước chuyển tích cực.

Ủy viên thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Phạm Phú Bình phát biểu tại toạ đàm.
Đời sống

Những chiến sĩ mũ nồi xanh trên mặt trận ngoại giao của đất nước

“Một buổi sáng khi nhìn qua cửa sổ được chứng kiến đoàn chiến sĩ mũ nồi xanh, rất cảm động. Rất nhiều người dân cũng nhìn qua cửa sổ để được thấy những chiến sĩ kính cẩn nghiêng mình trước vị cha già dân tộc trước khi lên đường đi làm nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả. Trân trọng cảm ơn các đồng chí đại diện cho lực lượng quân đội, lực lượng công an thực hiện nhiệm vụ trên mặt trận ngoại giao của đất nước” - Ủy viên thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Phạm Phú Bình chia sẻ. 

Bài 1: Vấn nạn tảo hôn luôn rình rập
Xã hội

Bài 1: Vấn nạn tảo hôn luôn rình rập

Nhằm nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tỉnh Bắc Kạn đã chủ động lồng ghép các hoạt động của Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2025” vào Tiểu dự án 2, thuộc dự án 9 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, góp phần xây dựng xã hội văn minh và tiến bộ cho thế hệ tương lai.

Ngành bảo hiểm là “bà đỡ”, “lá chắn” tránh tổn thất cho người dân
Xã hội

Ngành bảo hiểm là “bà đỡ”, “lá chắn” tránh tổn thất cho người dân

Chúng tôi vẫn thường gọi ngành bảo hiểm là bà đỡ, lá chắn tránh tổn thất cho người dân. Để làm được điều đó, trước tiên thì bảo hiểm phải có nguồn tài chính đủ mạnh, có tiền thì mới có thể hỗ trợ khi tổn thất xảy ra. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã ví von như vậy khi nói về vai trò của bảo hiểm tại Tọa đàm “Bảo hiểm - Giải pháp phòng ngừa rủi ro và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, tại Hà Nội.

Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn và các đại biểu dự hội nghị
Xã hội

Tạo dấu ấn đẹp trong bạn bè quốc tế

Hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ công tác tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, các chiến sĩ Đội Công binh số 2 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 đã nỗ lực, tận tâm trong công tác chuyên môn và các công tác khác, góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về Bộ đội Cụ Hồ đến bạn bè quốc tế.

Ra mắt Câu lạc bộ thanh niên Ê Đê tại thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột
Xã hội

Ra mắt Câu lạc bộ thanh niên Ê Đê tại thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột

Sau hơn một năm hoạt động với nhiều nỗ lực, Câu lạc bộ (CLB) thanh niên Ê Đê đã được Trung tâm tình nguyện Quốc gia trao quyết định và chính thức công nhận là thành viên mạng lưới tình nguyện Quốc gia khu vực Tây nguyên (thuộc Trung tâm tình nguyện Quốc gia). Đồng thời, công nhận Ban Chủ nhiệm để điều hành hoạt động của CLB.

Tập huấn công tác chuẩn tiếp cận pháp luật tại Tây Ninh
Xã hội

Tập huấn công tác chuẩn tiếp cận pháp luật tại Tây Ninh

Mới đây, Sở Tư pháp tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác chuẩn tiếp cận pháp luật cho đại diện Phòng Tư pháp cấp huyện, UBND và công chức tư pháp - hộ tịch các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, đô thị văn minh năm 2024.

Tăng cường khám bệnh, chữa bệnh tại y tế cơ sở
Xã hội

Tăng cường khám bệnh, chữa bệnh tại y tế cơ sở

Bộ Y tế đang lấy ý kiến về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Trong đó, đề xuất mới về đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu đang nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo người dân.

Bình Thuận: Tổng kết 15 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Xã hội

Bình Thuận: Tổng kết 15 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (Cuộc vận động) tỉnh Bình Thuận, việc triển khai thực hiện Cuộc vận động trong thời gian qua đã đạt một số hiệu quả nhất định. Đặc biệt trong giai đoạn 2019 - 2024, các hoạt động thông tin, tuyên truyền thực hiện cuộc vận động tiếp tục đẩy mạnh và tăng gần 85% so với giai đoạn trước đó (2014 - 2019).

Đại diện EVN trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" giai đoạn 2019-2024.
Xã hội

Phụ nữ EVN với phong trào "2 giỏi"

Giai đoạn 2019 - 2024, hưởng ứng phong trào thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà", nữ cán bộ công nhân viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã không ngừng phấn đấu, rèn luyện, tích cực học tập, thi đua lao động sản xuất, xây dựng gia đình no ấm - bình đẳng - hạnh phúc, góp phần khẳng định vai trò, vị thế trong xã hội và gia đình.