Chưa thể quyết định mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024

Các thành viên tham gia phiên họp đầu tiên về điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024 của Hội đồng Tiền lương quốc gia đã bỏ phiếu, thống nhất dời phiên họp tiếp theo vào cuối năm và chưa quyết định mức, thời điểm tăng...

Phiên họp đầu tiên của Hội đồng Tiền lương quốc gia diễn ra trong bối cảnh kinh tế sụt giảm khiến hơn nửa triệu lao động thất nghiệp, bị mất việc làm. CPI 6 tháng đầu năm chỉ tăng 3,29% so với cùng kỳ năm trước, trong khi lạm phát tăng 4,74%.

Bởi vậy, cũng dễ hiểu khi tại phiên họp này, các bên chưa thể tìm được tiếng nói chung khi phía công đoàn đề nghị tăng khoảng 6%, tức tiền lương tương ứng thấp nhất 195.000 đồng với vùng IV và 280.000 đồng với vùng I. Lý do là, theo khảo sát ý kiến của gần 3.000 công nhân ở 6 tỉnh, thành phố do Viện Công nhân và Công đoàn, thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện cho thấy, có 52,3% người lao động làm thêm giờ, trung bình 1,75 giờ/ngày. Phần lớn người lao động được khảo sát tình nguyện làm thêm giờ để kiếm thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Tiền lương cơ bản bao gồm làm đủ giờ ngày công là hơn 6 triệu đồng/tháng, cao hơn 8,4% so với khảo sát tháng 3/2022, cao hơn mức lương tối thiểu vùng từ 37,5% đến 51,9% tùy theo từng vùng.

Chi tiêu năm 2023 tăng 19% so với năm 2022, với gần 12 triệu đồng/tháng, trong đó, chi tiêu nhiều hơn cho lương thực thực phẩm, chiếm gần 70%. Có hơn 24% người lao động cho biết thu nhập hiện tại vừa đủ đáp ứng chi tiêu cơ bản; 5,5%  cho biết thu nhập hiện tại không đáp ứng nhu cầu chi tiêu, thậm chí có trường hợp thu nhập chỉ đáp ứng 45% nhu cầu.

Bên cạnh đó, có hơn 53% lao động cho rằng, vì tiền lương cân nhắc đến việc lập gia đình, không sinh con, tiền lương không đủ nên phải gửi con về quê. Đối với nhà ở, người lao động cho biết, hơn 23% tiền lương để trả tiền thuê nhà, trung bình 1,8 triệu đồng/tháng bao gồm cả điện nước...

Cũng bởi vậy mà khi tham gia đàm phán, phía đại diện cho người lao động đã nhấn mạnh rằng, rất chia sẻ với khó khăn, thách thức như thiếu hụt đơn hàng, cắt giảm việc làm của doanh nghiệp song vẫn cần điều chỉnh tiền lương tối thiểu năm 2024 để tiền lương thực tế của lao động không bị giảm sút. Mức tăng cũng cần xem xét trong khả năng chi trả của doanh nghiệp...

Còn theo đại diện phía doanh nghiệp, giai đoạn này tìm kiếm đơn hàng, giữ được việc mới là cấp thiết. Nhiều doanh nghiệp không còn tăng ca và đang gồng mình duy trì việc làm cho lao động. Họ đồng ý rằng, tăng lương là cần thiết nhưng điều chỉnh ngay lúc này thì không thể mà cần tiếp tục thương thảo trong thời gian tới...

Thực tế, đời sống của người lao động còn nhiều khó khăn. Và theo dự báo, năm 2024, tình trạng thiếu hụt đơn hàng vẫn còn tiếp diễn, khi có 17,2% doanh nghiệp khảo sát cho biết tình hình thiếu đơn hàng của doanh nghiệp năm 2024 sẽ tăng lên so với năm 2023. Cho nên, yếu tố đặc biệt để thương lượng mức tăng lương cơ sở là khả năng chi trả của doanh nghiệp. Phải xem xét điều chỉnh lương tối thiểu vùng một cách hài hòa để vừa động viên người lao động, tăng năng suất hiệu quả, vừa phù hợp với khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh: Góc độ tổ chức bảo vệ người lao động, chúng tôi rất chia sẻ và thấu hiểu với những khó khăn của doanh nghiệp. Chúng tôi tin rằng, các doanh nghiệp và giới sử dụng lao động cũng hiểu được những khó khăn mà người lao động đang phải đối mặt. Nên lương tối thiểu vùng năm 2024 tăng bao nhiêu sẽ thông qua đối thoại, thương lượng trên tinh thần thiện chí, thấu hiểu để có mức phù hợp...

Đời sống

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…