Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội thăm, tặng quà gia đình chính sách

Sáng 19.1, nhân Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đi thăm, tặng quà gia đình chính sách tại huyện Thường Tín và quận Hoàn Kiếm.

Tại huyện Thường Tín, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đã đến thăm, chúc Tết, tặng quà gia đình ông Nguyễn Đức Đóa là thương binh hạng 4/4, ở xã Hòa Bình).

Ông Nguyễn Đức Đóa nhập ngũ tháng 7.1968, chiến đấu tại chiến trường miền Đông Nam Bộ, chức vụ trung đội trưởng; ông được tặng Huân chương Chiến sĩ giải phóng, Huân chương kháng chiến hạng Nhì… Tháng 5.2008, ông Nguyễn Đức Đóa phục viên. Từ khi nghỉ hưu, ông luôn tham gia, tích cực đóng góp cho các phong trào địa phương.

Tiếp đó, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố đã thăm, chúc Tết, tặng quà gia đình ông Đỗ Hạnh (thương binh hạng 4/4, ở thị trấn Thường Tín). Ông Đỗ Hạnh nhập ngũ năm 1972, thuộc tiểu đoàn 3, Trung đoàn 9, sư đoàn 304, tham gia chiến đấu tại chiến trường Trị Thiên - Huế, Đà Nẵng...; được tặng 3 Bằng khen về thành tích trong chiến đấu. Sau khi xuất ngũ tháng 1.1976, ông về công tác tại Huyện ủy Thường Tín và nghỉ hưu năm 2014. Từ khi nghỉ hưu cho đến nay, ông Đỗ Hạnh tích cực tham gia các phong trào của địa phương, có nhiều đóng góp.

Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội thăm, tặng quà gia đình chính sách -0
Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn trao quà tặng thương binh Nguyễn Đức Đóa (xã Hòa Bình, huyện Thường Tín)

Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn cũng đã thăm, chúc Tết gia đình ông Phạm Thế Kỷ (thương binh 4/4, ở thị trấn Thường Tín). Ông Kỷ nhập ngũ tháng 3.1967, thuộc Bộ Tư lệnh đặc công, tham gia chiến đấu tại mặt trận B5, Bắc Lào. Từ tháng 10.1984 đến tháng 7.2005, ông là cán bộ chính trị, Phó Chỉ huy trưởng chính trị thuộc Ban Chỉ huy quân sự huyện Thường Tín. Tháng 8.2005, nghỉ hưu và tham gia công tác Mặt trận thị trấn Thường Tín, ông Kỷ luôn tham gia tích cực các phong trào của địa phương, vận động gia đình, hàng xóm luôn chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong thời gian công tác và nghỉ hưu, ông được tặng nhiều huân huy chương và giấy khen các loại.

Chúc Tết các gia đình, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn bày tỏ trân trọng những đóng góp của các gia đình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khi hoàn thành nghĩa vụ, trở về địa phương, các đồng chí vẫn tích cực tham gia các hoạt động xã hội; thường xuyên đóng góp ý kiến để xây dựng cơ sở giàu đẹp, được các cấp, các ngành biểu dương, khen thưởng.

Thay mặt lãnh đạo thành phố, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn mong muốn thời gian tới, các thương binh, gia đình tiêu biểu tiếp tục phát huy truyền thống quê hương, đóng góp ý kiến, hiến kế và thực hiện tốt các phong trào, chính sách, quy định của địa phương.

Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc tới các gia đình thương binh trên địa bàn, đồng thời đề nghị huyện Thường Tín quan tâm hơn nữa người có công và có nhiều chính sách chăm lo đời sống thương, bệnh binh.

Tại quận Hoàn Kiếm, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn chúc Tết Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, lão thành cách mạng, cán bộ bị địch bắt tù đày, hiện đang sinh sống ở phố Lý Nam Đế. Năm 1936, Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương tham gia phong trào thanh niên Dân chủ và từng bị thực dân Pháp bắt, giam tại các nhà tù: Cẩm Phô (Quảng Nam), Phủ Đường (Điện Bàn), nhà lao Quảng Nam, Vĩnh Điện, nhà lao Thừa phủ (Huế)...

Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội thăm, tặng quà gia đình chính sách -0
Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn với gia đình Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương

Trong kháng chiến, ông đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng và được tặng thưởng nhiều huân huy chương. Năm 1974, ông được phong quân hàm Thiếu tướng, giữ chức vụ Chính ủy Quân khu 4. Sau năm 1975, ông tham gia nhiều chức vụ khác và nghỉ hưu.

Tiếp đó, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn thăm, chúc Tết gia đình cựu thanh niên xung phong Vũ Xuân Tám và ông Ma Văn Kim, hiện ở phố Hàng Lược. Ông Vũ Xuân Tám sinh năm 1949, năm 1968 tham gia thanh niên xung phong, đến năm 1971, ông chuyển ngành đi học đại học, sau đó về công tác tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự - Hà Nội. Năm 2003, ông nghỉ hưu. Trở về địa phương, ông luôn tích cực tham gia công tác, gương mẫu trong các phong trào ở cơ sở.

Ông Ma Văn Kim sinh năm 1950, tham gia chiến đấu tại chiến trường B. Trong quân ngũ, ông luôn dũng cảm, kiên cường. Khi xuất ngũ trở về địa phương, ông tích cực tham gia công tác, gương mẫu đi đầu trong các phòng trào. Hiện nay, ông là cán bộ Hội Nạn nhân chất độc da cam quận Hoàn Kiếm; Tổ trưởng Tổ dân phố số 1 phường Hàng Mã… Trong quá trình công tác tại phường, ông luôn được UBND khen thưởng có thành tích xuất sắc trong công tác.

Tại các gia đình, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đã thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô trong thời gian qua cũng như các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội của thành phố đối với người dân nói chung và các đối tượng chính sách, người có công nói riêng - nhất là trong dịp Tết Nguyên đán.

Gửi lời chúc tới các cán bộ lão thành, cựu thanh niên xung phong sức khoẻ dồi dào, gia đình hạnh phúc, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn mong muốn các đồng chí tiếp tục tham gia đóng góp, thực hiện tốt các chính sách.

Cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo thành phố, các lão thành cách mạng, cựu thanh niên xung phong bày tỏ xúc động trước sự quan tâm của lãnh đạo thành phố và hứa sẽ tiếp tục đóng góp công sức, trí tuệ xây dựng thành phố ngày càng phát triển. 

Đời sống

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…