Chính thức hóa việc làm trong khu vực phi chính thức

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hiện nay, cả nước có hơn 33 triệu lao động có việc làm phi chính thức nhưng có tới 97,8% không tham gia loại bảo hiểm nào; tỷ lệ qua đào tạo kỹ năng nghề của nhóm này cũng rất thấp. Nhiệm vụ cấp bách đặt ra là cần sửa đổi chính sách, theo hướng bổ sung các quy định mang tính định hướng, làm cơ sở thúc đẩy chính thức hóa việc làm trong khu vực phi chính thức. 

Lao động phi chính thức vẫn chiếm tỷ trọng lớn

Báo cáo của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình lao động việc làm quý I.2024 cho thấy, số người có việc làm quý I tăng so với cùng kỳ năm trước; lao động có việc làm phi chính thức vẫn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng hơn 3/5 tổng số lao động có việc làm của cả nước. Thị trường lao động chưa có sự cải thiện nhiều về chất lượng lao động khi số lao động phi chính thức làm các công việc bấp bênh, thiếu tính ổn định. 

Số người có việc làm phi chính thức chung (bao gồm cả lao động làm việc trong hộ nông nghiệp) trong quý I là 33,3 triệu người, tăng 240,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do số lao động phi chính thức ở khu vực dịch vụ tăng 696,3 nghìn người. Xét theo khu vực, tỷ lệ lao động phi chính thức khu vực thành thị là 49,3%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với quý IV năm 2023 và tăng 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ lao động phi chính thức ở nông thôn là 74,4%, không đổi so với quý trước và tăng 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hầu hết lao động có việc làm phi chính thức không có BHXH (97,8%); chỉ có 0,1% được đóng BHXH bắt buộc và 2,1% đóng BHXH tự nguyện. Số lao động này hầu hết có trình độ chuyên môn thấp, làm các công việc thiếu bền vững, bấp bênh, ít được bảo vệ bởi pháp luật lao động vì không ký kết hợp đồng lao động. Do đó, hầu như họ không được hưởng các chế độ an sinh, phúc lợi xã hội và các điều kiện lao động an toàn như lao động chính thức.

Theo các chuyên gia, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức cao đồng nghĩa với việc thu nhập không cao và không ổn định, người lao động về già sẽ gặp khó khăn do không có lương hưu, không có bảo hiểm xã hội, do bị nhiều bệnh nền... Trong khi đó, lao động phi chính thức làm những công việc hợp pháp, tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, cần có các giải pháp để phát triển thị trường lao động, đặc biệt quan tâm đến lao động có việc làm phi chính thức.

Tiến tới giảm thiểu lao động phi chính thức

Theo các chuyên gia, để giảm nhanh tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức, trước hết, tăng nhanh số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, hỗ trợ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm thiểu số tạm dừng hoạt động, tạm ngừng kinh doanh, phá sản.

Đồng thời, đẩy nhanh việc thành lập doanh nghiệp ở nông thôn, vừa tạo điều kiện giảm tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức; khuyến khích các đơn vị quản lý lao động có việc làm phi chính thức và bản thân lao động có việc làm phi chính thức tham gia thành lập các doanh nghiệp để chuyển thành lao động có việc làm chính thức. Mặt khác, yêu cầu các doanh nghiệp khi hoạt động phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. 

Ngành BHXH đang đẩy mạnh tuyên truyền để lao động phi chính thức tham gia BHXH. (ITN)
Ngành BHXH đang đẩy mạnh tuyên truyền để lao động phi chính thức tham gia BHXH. Nguồn: ITN

Từ thực tế trên, theo các chuyên gia, cần sửa đổi Luật Việc làm theo hướng bổ sung các quy định mang tính khung, định hướng làm cơ sở thúc đẩy chính thức hóa việc làm trong khu vực phi chính thức; nâng cao năng suất lao động và cải thiện điều kiện làm việc của khu vực kinh tế phi chính thức. 

Được biết, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa kết thúc việc lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cho dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi). Theo Dự thảo, Nhà nước sẽ hỗ trợ để phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng việc làm tại chỗ cho người lao động ở khu vực nông thôn thông qua các hoạt động như vay vốn tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm từ nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm theo quy định; hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm; miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đề xuất quy định về cho vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm. Đối tượng vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm, bao gồm: doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, người lao động.

Ngoài ra, dự thảo nêu rõ, người lao động ở khu vực nông thôn đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng được hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định. Cùng với việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, dự thảo cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh tạo việc làm cho người lao động khu vực nông thôn.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.