Các cam kết giữa Việt Nam và ILO về cơ bản được hiện thực hóa và đưa vào pháp luật của đất nước

Ngày 29.6, tại Trụ sở Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã có buổi tiếp và làm việc cùng ông Gilbert F. Houngbo, Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tiếp và làm việc cùng Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế -0
Toàn cảnh buổi tiếp và làm việc

Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi một số nội dung về vấn đề việc làm bền vững, cập nhật một số tiến triển về pháp luật lao động, tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế và các định hướng phát triển trong tương lai.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đánh giá cao sự hỗ trợ của ILO cho Việt Nam, đặc biệt là quá trình hợp tác và cùng phát triển giữa Bộ LĐTBXH và ILO trong những năm vừa qua. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định: “Việt Nam là một thành viên hoạt động tích cực và có trách nhiệm của ILO. Các cam kết giữa Việt Nam và ILO về cơ bản đều được hiện thực hóa và đưa vào pháp luật của đất nước”.

Chia sẻ về quá trình hợp tác, Bộ trưởng cho biết, ILO đã hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu và xây dựng Bộ luật Lao động lần đầu tiên năm 1994, sửa đổi năm 2012 và năm 2019. Nhờ những hỗ trợ hiệu quả của ILO, Bộ luật Lao động 2019 đã rất tiệm cận với các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Những hỗ trợ kỹ thuật của ILO trong thực hiện các dự án về an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, quan hệ lao động, giảm thiểu lao động trẻ em, thúc đẩy bình đẳng giới cũng rất hiệu quả, đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển xã hội của Việt Nam.

“Trong thời gian qua, ILO đã tiếp tục hỗ trợ Việt Nam cũng như Bộ LĐTBXH rất nhiều. Giống như cả hai đang chung một chiếc thuyền hướng tới việc làm xanh, việc làm thỏa đáng, việc làm bền vững và nhất là đảm bảo thực hiện Tuyên bố năm 1998 của ILO”, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH nói.

Ngoài ra, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng bày tỏ sự ủng hộ với các sáng kiến của ILO và Liên Hợp quốc, có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh các quốc gia phục hồi hậu Covid-19, đặc biệt là hai sáng kiến “Khuôn khổ toàn cầu thúc đẩy Việc làm và An sinh xã hội cho chuyển đổi công bằng” và “Liên minh toàn cầu về Công bằng xã hội” mà Việt Nam đang nghiên cứu để có thể tham gia.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tiếp và làm việc cùng Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế -0
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu tại cuộc làm việc.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung mong muốn, thời gian tới sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ ILO trong quá trình thực hiện Chương trình hợp tác Việt Nam - ILO về Việc làm thỏa đáng giai đoạn 2022 – 2026, với một số công việc ưu tiên thực hiện như: sửa Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật Công đoàn và tiếp tục thực hiện các hoạt động nhằm thúc đẩy các tiêu chuẩn lao động quốc tế tại Việt Nam… Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng mong muốn ILO sẽ tập trung nguồn lực, hơn hết là việc hỗ trợ chuyên gia nghiên cứu để tiến tới phê chuẩn Công ước số 87 và thể chế hóa các nội dung cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách việc làm.

Tại cuộc làm việc, ông Gilbert F. Houngbo, Tổng Giám đốc ILO cho biết, đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một Tổng Giám đốc ILO kể từ khi Việt Nam tái gia nhập ILO năm 1992. Thông qua chuyến thăm này, ILO thể hiện coi trọng vai trò, vị thế, đóng góp của Việt Nam trong các hoạt động chung trên toàn cầu về lao động, việc làm, an sinh xã hội và mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này.

“Nhân chuyến thăm lần này, ILO rất muốn lắng nghe và học tập kinh nghiệm từ Việt Nam về Dự án Betterwork để có thể chia sẻ với các quốc gia khác. Dự án này đã được triển khai từ năm 2010 và đang mở rộng sang các lĩnh vực liên quan tới công nghệ thông tin”, ông Gilbert F. Houngbo chia sẻ.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tiếp và làm việc cùng Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế -0
Tổng Giám đốc ILO Gilbert F. Houngbo cùng các cộng sự của ILO tại Việt Nam

Theo Tổng Giám đốc ILO, hiện nay, Việt Nam và ILO bắt đầu triển khai Chương trình Quốc gia về Việc làm thỏa đáng giai đoạn 2022 – 2026 được thiết kế dựa trên các ưu tiên chiến lược quốc gia thể hiện trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021- 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 – 2025 và Kế hoạch chung Một Liên Hợp quốc tại Việt Nam giai đoạn 2022 – 2026. 

Theo đó, người dân được hưởng lợi công bằng và đóng góp vào chuyển đổi kinh tế bền vững, bao trùm và có trách nhiệm giới dựa trên đổi mới, sáng tạo, làm chủ kinh doanh, nâng cao năng suất, khả năng cạnh tranh và việc làm thỏa đáng. Ngoài ra, người dân được hưởng lợi từ các dịch vụ xã hội và hệ thống an sinh xã hội có tính bao trùm, có trách nhiệm giới, nhạy cảm với người khuyết tật, công bằng, chi phí hợp lý và có chất lượng, với mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững và trao quyền cho người dân để giúp họ phát huy tối đa tiềm năng của mình.

Bên cạnh đó, người dân được hưởng lợi và đóng góp vào một xã hội công bằng, an toàn và bao trùm hơn dựa trên nền tảng quản trị công được cải thiện, các thể chế phản hồi nhanh hơn, tăng cường pháp quyền, tăng cường bảo vệ và tôn trọng quyền con người, bình đẳng giới và loại trừ mọi hình thức bạo lực và phân biệt đối xử, phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Trong tương lai, Tổng Giám đốc ILO cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong tất cả các vấn đề liên quan tới việc làm, bảo vệ quyền lợi người lao động. Đồng thời, ông ông Gilbert F. Houngbo cũng mong muốn có thể hợp tác cùng Việt Nam để thực hiện các sáng kiến của ILO và Liên Hợp quốc về thúc đẩy việc làm toàn cầu, nhất là việc kết hợp các ưu thế của cả hai bên để phát triển đồng đều và tập trung tới ba sáng kiến về kinh tế, xã hội và môi trường.

Đời sống

Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội trong năm 2025
Xã hội

Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội trong năm 2025

Ngày 13.11.2024, tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025. Theo đó, Nghị quyết nêu rõ, chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025.

Căn cốt để xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững
Xã hội

Căn cốt để xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững

PGS.TS. Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

Gia đình là nền tảng giáo dục quan trọng, góp phần định hướng nhân cách và năng lực của thế hệ trẻ. Để đạt được mục tiêu giáo dục cho một tương lai bền vững, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, đồng thời nâng cao nhận thức và trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình.

Tổ hợp tên lửa phòng không S-125-VT
Đời sống

Nổi bật thông điệp hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển

Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang khẳng định, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 là sự kiện quan trọng nhằm thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế đồng bộ, toàn diện, sâu rộng cho tất cả các lĩnh vực; tăng cường đối ngoại quốc phòng, phát triển hợp tác với tất cả các nước. Triển lãm là điểm đến kết nối các doanh nghiệp các đơn vị nghiên cứu sản xuất sử dụng vũ khí trang bị với các đối tác tiềm năng trong lĩnh vực quốc phòng, hứa hẹn mang đến cơ hội hợp tác về xuất khẩu và chuyển giao công nghệ cho tất cả các bên.

Sinh viên Khóa 1 Tiếng Nhật do Công ty XKLĐ hợp tác với Trường Cao đẳng Yên Bái trong buổi khai giảng.
Đời sống

Nhiều gia đình khá giả nhờ xuất khẩu lao động

Nhờ quan tâm triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài nên giai đoạn 2019-2023, tỉnh Yên Bái đã có 2.212 lao động đi làm việc tại các thị trường chủ yếu như: Trung Đông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nga...

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại hội nghị.
Xã hội

Bảo đảm cung ứng thuốc an toàn, chất lượng với giá hợp lý

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn phòng, chống đại dịch và các vấn đề cấp bách cần tháo gỡ, góp phần bảo đảm cung ứng đủ thuốc khám bệnh, chữa bệnh cho Nhân dân. Đồng thời, đổi mới mạnh mẽ quy trình, thủ tục hành chính theo hướng cắt giảm tối đa thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng vẫn bảo đảm chất lượng thuốc.

 “Những mùa xuân nguyên vẹn” - Tết vì nạn nhân chất độc da cam
Đời sống

“Những mùa xuân nguyên vẹn” - Tết vì nạn nhân chất độc da cam

Sáng 19.12, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp với Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (1400) và Nền tảng thiện nguyện của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) tổ chức Lễ phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn” - Tết vì nạn nhân chất độc da cam. Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Thiếu tướng, TS Đỗ Hồng Lâm chủ trì buổi lễ.

Một số hình ảnh tại Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Đời sống

Một số hình ảnh tại Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, chương trình nghệ thuật lễ khai mạc triển lãm có chủ đề "Việt Nam - Hòa bình, hợp tác, cùng phát triển" với sự tham gia của hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã gây ấn tượng mạnh với khán giả. 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
Xã hội

Bảo đảm tính khả thi, hiệu quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 khu vực phía Bắc

Sáng 18.12 tại thành phố Thái Nguyên, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) và đề xuất Chương trình giai đoạn 2026 - 2030 khu vực phía Bắc.

Viettel trình diễn những công nghệ hiện đại nhất tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xã hội

Viettel trình diễn những công nghệ hiện đại nhất tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Thiếu tướng Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, "mục tiêu chiến lược của Viettel trong việc nghiên cứu sản xuất công nghệ cao là tạo ra các sản phẩm lưỡng dụng, hiện đại thông minh hơn, nhanh hơn, chính xác hơn, uy lực hơn. Các sản phẩm quân sự công nghệ cao của Viettel sẽ phù hợp với điều kiện môi trường, phương thức tác chiến của Quân đội Nhân dân Việt Nam và tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế". 

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chung tay xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát
Xã hội

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chung tay xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát

Sáng 18.12, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức buổi Lễ trao quà tài trợ xây dựng nhà tình thương, nhà cho gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Tuấn Anh; Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Nguyễn Tuấn Dũng cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị thành viên Tập đoàn, gồm: Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, Công ty Cổ phần Hóa chất Cơ bản miền Nam và Công ty Cổ phần Bột giặt Lix tham dự buổi lễ.

Tăng cường ứng dụng số lĩnh vực y tế
Xã hội

Tăng cường ứng dụng số lĩnh vực y tế

Việc ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực y tế đã góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian, chi phí cho người có thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế.