Bảo hiểm xã hội Việt Nam tích cực “số hoá” quản lý BHXH, BHYT

Với vai trò là cơ quan tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội (ASXH) quan trọng của đất nước, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã tận dụng sức mạnh của số hóa và công nghệ thông tin, qua đó cung cấp ngày càng nhiều các tiện ích cho các tổ chức và cá nhân khi tham gia và thụ hưởng chế độ chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).

Theo BHXH Việt Nam, thời gian qua, toàn ngành đã tích cực, chủ động triển khai nhiều dịch vụ qua giao dịch điện tử. Trong năm 2019 đã tích hợp, liên thông các phần mềm nghiệp vụ, trong đó phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp khai thác cơ sở dữ liệu chuyên ngành BHXH và kết nối hệ thống thông tin quản lý hộ tịch qua trục dữ liệu quốc gia (NGSP).

Trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, ngành BHXH Việt Nam đã và đang hướng đến xây dựng BHXH Việt Nam số phục vụ người dân và doanh nghiệp. Trong đó, có nhiều dịch vụ nổi bật như tin nhắn (SMS); thanh toán trực tuyến; hệ thống Chatbot hỗ trợ khách hàng; cung cấp tất cả các dịch vụ công có thể lên cấp độ 4.

Từ tháng 7.2022, BHXH Việt Nam đã hoàn thành việc tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, tích hợp dịch vụ gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình có giảm trừ mức đóng trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Đến nay, dịch vụ Gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia đã có gần 24.000 giao dịch thành công.

BHXH Việt Nam luôn coi trọng ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp ảnh BH
BHXH Việt Nam luôn coi trọng ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Ảnh: BH

BHXH Việt Nam đã hoàn thành các nhiệm vụ được phân công về việc đề nghị phối hợp triển khai dịch vụ công liên thông 2 thủ tục hành chính: Liên thông đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi; Liên thông đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí và triển khai thí điểm tại TP. Hà Nội và tỉnh Hà Nam.

Trong lĩnh vực khám, chữa bệnh BHYT, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý khám chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính, công tác giám định và thanh toán BHYT, bảo đảm quyền lợi của Nhân dân tham gia BHYT cũng như hạn chế việc lợi dụng, trục lợi quỹ BHYT, được sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, BHXH Việt Nam đã xây dựng và vận hành chính thức Hệ thống thông tin giám định BHYT từ tháng 7.2016.

Sau khi đưa vào vận hành sử dụng từ đầu năm 2017, Hệ thống thông tin giám định BHYT đã kết nối liên thông dữ liệu trực tiếp giữa cơ quan BHXH Việt Nam với gần 13.000 cơ sở khám, chữa bệnh BHYT từ tuyến xã đến tuyến Trung ương trên toàn quốc, đến nay, đã tiếp nhận hơn 15 tỷ bản ghi dữ liệu của gần 1 tỷ hồ sơ đề nghị thanh toán BHYT.

Trong công tác khám, chữa bệnh, việc triển khai Hệ thống đã giúp thay đổi quy trình quản lý, tiết giảm thủ tục hành chính, thời gian chờ đợi của người bệnh. Đồng thời, qua khai thác cơ sở dữ liệu tập trung, Hệ thống cung cấp các chức năng theo dõi giám sát, hiển thị bằng các bản đồ, biểu đồ trực quan, các báo cáo theo dõi tình hình sử dụng quỹ BHYT, thực hiện dự toán, đánh giá mức độ gia tăng tần suất khám chữa bệnh, chi phí ở từng tuyến, hạng bệnh viện và chi tiết đến từng cơ sở y tế, qua đó dễ dàng nhận định và phát hiện nhanh chóng các biến động, diễn biến giữa các kỳ, các tháng ở tất cả các cơ sở y tế; cảnh báo trục lợi BHYT, góp phần minh bạch thông tin, kịp thời phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lạm dụng BHYT hoặc cơ sở y tế có biến động bất thường, sử dụng quỹ BHYT chưa thực sự hợp lý, quá mức cần thiết.

Từ ngày 25.11.2020, Bộ Y tế và BHXH Việt Nam đã thống nhất thí điểm sử dụng thông tin thẻ BHYT trên ứng dụng BHXH số (VssID). Ngày 1.3.2022 BHXH Việt Nam đã phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công an triển khai thí điểm sử dụng căn cước công dân gắn chip trong khám, chữa bệnh BHYT - ứng dụng VNeID của Bộ Công an. Đến nay, toàn quốc đã có 11.888 cơ sở khám, chữa bệnh triển khai khám, chữa bệnh BHYT bằng căn cước công dân gắn chip, đạt 93% tổng số cơ sở khám, chữa bệnh BHYT trên toàn quốc, với 5.847.598 lượt tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng căn cước công dân phục vụ làm thủ tục khám, chữa bệnh BHYT. Vừa qua, BHXH Việt Nam cũng đã tiếp tục thí điểm ứng dụng sinh trắc học trong khám, chữa bệnh BHYT.

Theo Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Đức Hòa, với vai trò là cơ quan tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội quan trọng của đất nước, BHXH Việt Nam đã tận dụng triệt để sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin để cùng với các bộ, ngành, địa phương xây dựng Chính phủ điện tử, cung cấp ngày càng nhiều các tiện ích cho các tổ chức và cá nhân khi tham gia và thụ hưởng chế độ chính sách BHXH, BHYT. Đây là một bước tiến quan trọng của ngành BHXH Việt Nam, tận dụng, khai thác thế mạnh của công nghệ thông tin để giảm bớt thủ tục, tạo điều kiện tốt nhất cho người tham gia BHXH, BHYT.  

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.