Báo động về tình trạng tai nạn lao động

Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, năm 2022, trên toàn quốc đã xảy ra 7.718 vụ tai nạn lao động (TNLĐ), tăng 18.66% so với năm 2021. Theo số liệu báo cáo sơ bộ của các địa phương, thiệt hại về vật chất do tai nạn lao động xảy ra năm 2022 là trên 14.000 tỷ đồng (tăng hơn 10.000 tỷ đồng so với năm 2021).

Tai nạn lao động tăng cao

Theo báo cáo của 62/63 tỉnh, thành phố, năm 2022 trên toàn quốc đã xảy ra 7.718 vụ TNLĐ, tăng 1.214 vụ, tương ứng với 18,66% so với năm 2021), làm 7.923 người bị nạn (tăng 1.265 người, tương ứng với 18,99% so với năm 2021). Số này bao gồm cả ở khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Điều đáng nói, là tỷ lệ thất nghiệp, giảm giờ làm của lao động trong năm 2022 là rất cao nhưng số vụ và nạn nhân TNLĐ lại tăng cao. Nhiều chuyên gia cho rằng đây là hiện trạng rất đáng báo động.

Trong đó, số vụ TNLĐ chết người 720 vụ, giảm 29 vụ, tương ứng 3,87% so với năm 2021; số người chết vì tai nạn lao động 754 người, giảm 32 người; số người bị thương nặng 1.647 người, tăng 162 người. 

Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều TNLĐ chết người là khai thác mỏ, khai thác khoáng sản; xây dựng; sản xuất vật liệu xây dựng; dệt may, da giày; dịch vụ.

Bên cạnh những tổn thất về người, theo số liệu báo cáo sơ bộ của các địa phương, thiệt hại về vật chất do TNLĐ xảy ra năm 2022 gồm: chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương... là trên 14.117 tỷ đồng (tăng khoảng 10.163 tỷ đồng so với năm 2021). Thiệt hại về tài sản trên 268 tỷ đồng (tăng khoảng 250 tỷ đồng so với năm 2021); tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là trên 143.468 ngày (tăng khoảng 27.091 ngày so với năm 2021).

Cần thắt chặt quản lý an toàn vệ sinh lao động -0
Số vụ tai nạn lao động tăng mạnh gây thiệt hại lớn về con người là vật chất

Lý giải nguyên nhân tình hình TNLĐ năm 2022 tăng so với năm 2021, Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) Hà Tất Thắng cho biết, năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid -19 diễn ra phức tạp, hoạt động sản xuất - kinh doanh giảm và đình trệ trong một thời gian, số người tham gia lao động giảm, do đó số vụ TNLĐ ít đi. Đến năm 2022, quá trình sản xuất - kinh doanh phục hồi, cũng đồng thời ghi nhận số vụ TNLĐ tăng.

Ông Thắng nhận định thêm, sau đại dịch Covid-19, một số trang, thiết bị máy móc sau một thời gian ngừng trệ khi quay lại sản xuất cần bảo dưỡng. Nếu không vận hành bảo trì kịp dễ xảy ra TNLĐ đáng tiếc. Còn với nhiều NLĐ, sau một thời gian quay lại làm việc, sức khỏe của họ cũng bị ảnh hưởng bởi Covid -19. Thêm vào đó, việc đào tạo, huấn luyện an toàn lao động bị mai một trong thời gian đại dịch, nên khi mở lại sản xuất không đáp ứng kịp thời, khi người lao động quay trở lại làm việc thì dễ xảy ra TNLĐ.

Chủ động kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động

Có thể thấy rõ, các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra TNLĐ chết người là do người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; không huấn luyện an toàn lao động hoặc huấn luyện chưa đầy đủ cho người lao động; thiết bị không đảm bảo an toàn; không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc phương tiện không bảo đảm cho người lao động.

Để khắc phục tình trạng này, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề nghị các bộ, ngành chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc ngành và lĩnh vực quản lý chủ động kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Cần thắt chặt quản lý an toàn vệ sinh lao động -0
Thường xuyên tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho NLĐ là biện pháp cần thiết để giảm thiểu TNLĐ

Đồng thời, phối hợp với các Bộ thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra TNLĐ, sự cố nghiêm trọng như: Xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, da giày, khai thác mỏ, khoáng sản, đặc biệt là các công trình xây dựng trọng điểm, tiếp giáp với khu dân cư, đông người qua lại, thiết bị nâng, thang máy…

Về phía các doanh nghiệp cũng cần tăng cường triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động, chú trọng đến các hoạt động tự kiểm tra, chủ động kiểm soát phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm, có hại tại doanh nghiệp, phòng ngừa TNLĐ do ngã cao, điện giật, vật rơi, đổ sập. Đồng thời, tổ chức huấn luyện ATLĐ, vệ sinh lao động cho người lao động.

Ông Hà Tất Thắng cũng cho rằng ngoài thanh tra, giám sát thì công tác truyền thông cũng rất quan trọng, những tổ chức như Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cần tuyên truyền vận động người sử dụng lao động quan tâm, chú ý việc xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp làm việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc; tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật An toàn, vệ sinh lao động cho các hội viên.

Thêm vào đó, cần tăng cường triển khai công tác phòng ngừa TNLĐ với sự hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Trước đó, tại cuộc họp về kế hoạch tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2023, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh, Phó trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh: Việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro về an toàn vệ sinh lao động cần phải tiếp tục thực hiện quyết liệt hơn để cải thiện các điều kiện làm việc tốt hơn cho người lao động. Đồng thời, tiếp tục tăng cường hoàn thiện các chính sách, chế độ về TNLĐ và bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Với chủ đề: “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc”, Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2023 được tổ chức từ ngày 1 - 31.5.2023 trên toàn quốc.

Đời sống

Tập đoàn Bách Khoa tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, lan tỏa giá trị nhân văn
Đời sống

Tập đoàn Bách Khoa tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, lan tỏa giá trị nhân văn

Trong những năm qua, Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Thương mại Bách Khoa (Tập đoàn Bách Khoa) đã triển khai nhiều chương trình từ thiện, thiện nguyện quy mô lớn; định kỳ tổ chức các chương trình chăm sóc y tế, khám chữa bệnh miễn phí, giúp người dân nghèo tiếp cận với dịch vụ y tế cơ bản. 

Ngôi nhà của gia đình hộ nghèo Hà Văn Gường, ở khu Xuân 1 được hỗ trợ xây mới đang dần hoàn thành
Đời sống

Nhân văn và thiết thực

Thấu hiểu được mong mỏi của hộ nghèo, người yếu thế trong xã hội về một mái ấm để an cư, lạc nghiệp; những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Phú Thọ đã coi việc chăm lo chỗ ở cho người dân là nhiệm vụ trọng tâm. Từ đó, phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát đã lan tỏa sâu rộng, trở thành điểm sáng trong công tác an sinh xã hội trên mảnh đất cội nguồn - Đất Tổ Hùng Vương.

Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi là bước ngoặt lớn mang tính nhân văn, hoàn thiện chính sách.
Xã hội

Bảo đảm bình đẳng và quyền lợi tối đa

Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi được đánh giá là bước ngoặt lớn hoàn thiện chính sách. Luật quy định mức hưởng BHYT khi thực hiện thông cấp khám, chữa bệnh BHYT theo hướng không phân biệt địa giới hành chính theo tỉnh. Người bệnh được chi trả 100% mức hưởng khi khám, chữa bệnh tại cấp ban đầu trong toàn quốc. Đây là quyết nghị của Quốc hội để bảo đảm quyền lợi tối đa và sự bình đẳng khi khám, chữa bệnh cho người dân.

Đoàn công tác kiểm tra tại Công viên 30.4
Đời sống

EVN sẵn sàng cho đại lễ

Tại chương trình làm việc với Cục Điện lực - Bộ Công Thương, Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO) về phối hợp vận hành mùa khô 2025 và bảo đảm điện dịp Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Ngô Sơn Hải nhấn mạnh, EVN đã sẵn sàng phương án bảo đảm điện cho ngày đại lễ.

Công bố Quyết định thanh tra 15 đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế. Ảnh: BHXH
Đời sống

Nghệ An: Thanh tra 15 đơn vị đóng bảo hiểm

Đoàn Thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa công bố Quyết định số 08/QĐ-BHXH ngày 26.3.2025 về thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế tại tỉnh Nghệ An.

Thủ tục chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp có hiệu lực từ ngày 4.4.2025. Ảnh: ITN
Đời sống

Thủ tục chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

Bộ Nội vụ vừa ban hành Quyết định số 315/QĐ-BNV về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ.Theo đó, thủ tục hành chính chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được ban hành kèm theo Quyết định số 15/QĐ-BNV có hiệu lực từ ngày 4.4.2025).

Những trái cam mọng nước
Xã hội

Cam xanh nghĩa tình - Mô hình nông nghiệp sẻ chia

Giữa mùa thu hoạch nhưng đầu ra bấp bênh, trái cam sành miền Tây không chỉ được “giải cứu” mà còn trở thành biểu tượng của tinh thần sẻ chia trong chương trình “Cam xanh nghĩa tình” - mô hình đã mở rộng thành giải pháp nông nghiệp bền vững, kết nối người nông dân, người tiêu dùng và cộng đồng trên nền tảng số.

3 tháng đầu năm 2025, công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp đã được thực hiện kịp thời. Ảnh: TCBHXH
Đời sống

Chi trả kịp thời các chế độ bảo hiểm cho người tham gia và thụ hưởng chính sách

Với quan điểm xuyên suốt “lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể phục vụ”, trong bối cảnh tinh gọn, tổ chức hoạt động theo bộ máy mới, 3 tháng đầu năm 2025, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục đạt kết quả tích cực trong phát triển, bảo đảm quyền lợi người tham gia, thụ hưởng chính sách.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ tuyên dương các tập thể, cá nhân hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất. Ảnh: VNA
Đời sống

Vietnam Airlines nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về công tác hỗ trợ cứu nạn, cứu hộ tại Myanmar


Tại Lễ tuyên dương các tập thể, cá nhân hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất, Vietnam Airlines vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, qua đó khẳng định vai trò và trách nhiệm của Hãng Hàng không Quốc gia trong các hoạt động nhân đạo quốc tế.

Ảnh minh họa
Khoa học - Công nghệ

Phát triển công nghệ lõi và bài toán an ninh phi truyền thống trong bối cảnh quốc tế biến động

TS. Vũ Đức Lợi - Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, phát triển công nghệ lõi và các công nghệ phụ trợ trở thành yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam. Nghị quyết số 57-NQ/TW đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Gần đây, việc Hoa Kỳ áp thuế 46% với hàng Việt Nam đã đặt ra những thách thức mới cần giải quyết, đồng thời cũng khẳng định tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước khi yêu cầu tập trung vào phát triển công nghệ lõi.

Được đào tạo nghề, tỷ lệ lao động thất nghiệp sẽ giảm, đồng nghĩa với việc cơ hội có việc làm của người lao động sẽ tăng lên. Ảnh: VGP
Đời sống

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm

Cục Thống kê đã có báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý I.2025. Theo đó, so với quý trước, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ tăng 0,2 điểm phần trăm; tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức tăng 0,7 điểm phần trăm; thu nhập bình quân của lao động tăng và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm…

Tháo gỡ nguồn vốn sẽ tạo việc làm bền vững
Xã hội

Tháo gỡ nguồn vốn sẽ tạo việc làm bền vững

Hiện nay, việc tạo điều kiện cho người sử dụng lao động và người lao động được tiếp cận nguồn vay để tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi qua nguồn vốn vay sẽ tạo việc làm, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, “giảm tải” cho Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, giúp người lao động duy trì, ổn định công việc, nâng cao chất lượng đời sống người dân.