Chương trình 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội

Bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội tốt nhất cho người dân thủ đô

Với quan điểm xuyên suốt là bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội không có điểm dừng, Ban Chỉ đạo Chương trình 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân thủ đô giai đoạn 2021 - 2025” lưu ý cấp ủy, chính quyền các cấp không chủ quan, tự mãn đối với các chỉ tiêu đã hoàn thành. Bởi, ngoài 27 chỉ tiêu thuộc Chương trình còn rất nhiều việc phải làm để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân thủ đô. 

17/27 chỉ tiêu hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch

Báo cáo tại Hội nghị giao ban quý I.2024 của Ban chỉ đạo Chương trình 08-CTr/TU về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân thủ đô giai đoạn 2021 - 2025”, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Hồng Dân cho biết: trong quý I.2024, Ban Thường vụ Thành ủy đã thành lập 3 đoàn giám sát việc thực hiện Chương trình số 08- CTr/TU. Qua giám sát, các Đoàn đều đánh giá cao công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của các sở ngành, địa phương và tầm quan trọng, tính nhân văn, ý nghĩa của Chương trình. Đồng thời cũng thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm đến cuối nhiệm kỳ.

Bên cạnh đó, một số quận, huyện đã chủ động công tác tự kiểm tra việc thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy tại địa phương, qua đó ghi nhận những kết quả đạt được, mô hình, cách làm hay, sáng tạo trong triển khai thực hiện Chương trình; đồng thời cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo để góp phần phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội tốt nhất cho người dân thủ đô -0
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu kết luận tại hội nghị. Ảnh: P.Long

Về kết quả thực hiện 27 chỉ tiêu của Chương trình 08-CTr/TU, đến nay có 17/27 chỉ tiêu hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025; có 3/27 chỉ tiêu hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch năm 2024; có 5/27 chỉ tiêu dự kiến sẽ hoàn thành kế hoạch năm 2024. Đáng chú ý, hiện còn 2/27 chỉ tiêu gặp khó khăn trong quá trình thực hiện gồm tỷ lệ người dân được quản lý sức khỏe; tỷ lệ trẻ em mẫu giáo, học sinh tiểu học tham gia chương trình sữa (sức khỏe) học đường.

Đáng lưu ý, có 3 chỉ tiêu hoàn thành và vượt kế hoạch năm 2024 gồm: tỷ lệ xã, phường, thị trấn xây dựng mô hình quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng; tỷ lệ người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hàng tháng và trợ cấp hưu trí, xã hội; tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp... Đặc biệt, có 5 chỉ tiêu thành phố đang phấn đấu hoàn thành kế hoạch trong năm 2024 gồm: giải quyết việc làm; tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế; tuổi thọ bình quân; tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu ở mức cao nhất

Tại hội nghị, đại diện Ban chỉ đạo và các sở, ngành đều khẳng định, thời gian qua, thành phố luôn quan tâm, dành nguồn lực để thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách xã hội, đặc biệt là các chính sách đặc thù của thành phố góp phần bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Tuy nhiên, các sở, ngành cũng cho rằng, việc thực hiện Chương trình 08-CTr/TU còn một số tồn tại, khó khăn, vướng mắc như: mức thu nhập của người dân vùng dân tộc thiểu số còn thấp so với bình quân chung toàn thành phố; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cao hơn các địa phương khác... Đáng chú ý, hiện chưa có chính sách đặc thù trong thu hút đầu tư đối với các dự án chợ dân sinh, chợ đầu mối; thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa phát triển các hạ tầng thương mại văn minh, hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ…  

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương khẳng định, Chương trình 08-CTr/TU đã quan tâm, tác động trực tiếp tới an sinh xã hội và quyền lợi của nhân dân, được nhân dân ủng hộ, đồng hành. Đặc biệt, dịp Tết Nguyên đán 2024 đã thực hiện tốt công tác chăm lo, chế độ phúc lợi cho người dân.  

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình 08-CTr/TU đã đi vào trọng tâm, nêu được kết quả cụ thể. Tuy vậy, cần đánh giá thêm phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới gắn với từng đầu việc cụ thể để kiểm đếm, theo dõi tiến độ thực hiện. Thời gian tới, cần tiếp tục tuyên truyền, quán triệt, vận động để cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội, doanh nghiệp, người dân đồng thuận tham gia. Vì ngoài 27 chỉ tiêu còn rất nhiều việc phải làm để nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. “Quan điểm xuyên suốt là với các chỉ tiêu đã đạt thì tiếp tục thực hiện, bởi bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội không có điểm dừng”, Phó Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Ngọc Tuấn cũng đề nghị, Sở Y tế tập trung triển khai chỉ tiêu quản lý sổ khám sức khỏe điện tử. Trong đó, cần xây dựng cơ chế, chính sách để khám sức khỏe cho toàn dân kết hợp rà soát đối tượng người dân chưa được khám sức khỏe để có số liệu cụ thể. Từ đó có cơ sở vận động, khuyến khích triển khai bao phủ việc khám sức khỏe, quản lý sức khỏe cho người dân. Riêng về việc triển khai các dự án bệnh viện, Sở Y tế cần phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư rà soát dự án khó khăn, vướng mắc để UBND thành phố tập trung tháo gỡ. 

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.