An Giang: Cụ ông mòn mỏi chờ nhận lại đất trồng lúa bị người khác bao chiếm suốt 27 năm

Sau khi UBND huyện Tri Tôn giao đất, ông Tư và 3 hộ dân khác trồng lúa được đúng một vụ thì bị gia đình ông Danh bao chiếm. Suốt 27 năm khiếu nại, đến nay đã 90 tuổi nhưng ông Tư vẫn chưa nhận lại đất.

Bao chiếm đất của 4 hộ dân suốt 27 năm 

Cụ ông 90 tuổi mòn mỏi chờ nhận đất trồng lúa suốt 27 năm
Ông Nguyễn Văn Tư, ông Bùi Văn Thọ và anh Đặng Hùng Vương (con trai ông Đặng Văn Hoàng) mòn mỏi chờ nhận đất trồng lúa suốt 27 năm qua

Vụ việc nêu trên là của ông Nguyễn Văn Tư (90 tuổi), hộ ông Nguyễn Văn Ê (55 tuổi, cùng ngụ xã Núi Tô, huyện Tri Tôn), ông Bùi Văn Thọ (79 tuổi) và ông Đặng Văn Hoàng (50 tuổi, cùng ngụ thị trấn Cô Tô, huyện Tri Tôn, hiện ông Hoàng đã qua đời).

Theo tài liệu, năm 1995, thực hiện chủ trương giao đất cho Nhà nước làm kênh thủy lợi, hộ ông Tư, ông Thọ, ông Hoàng và ông Ê giao đất.

Đến năm 1996, UBND huyện Tri Tôn ban hành quyết định số 509, cấp đất trồng lúa cho 50 hộ dân, trong đó, ông Tư được cấp 3,3ha, ông Thọ 3,3ha, ông Hoàng 4,2ha bà ông Ê 2,7ha. Khu đất tại kênh Tân Vọng II, ấp Tân Lợi, xã Tân Tuyến. Sau khi nhận đất, ông Tư và 3 hộ dân còn lại vào canh tác đúng một vụ lúa thì bị gia đình ông Nguyễn Văn Danh vào bao chiếm cho đến nay.

Ông Danh cho rằng, khu đất trên là do gia đình ông khai khẩn. Tuy nhiên, qua các quyết định giải quyết khiếu nại của UBND huyện Tri Tôn đều bác đơn của ông Danh, nhưng địa phương cấp lại cho ông 3,5ha đất tại Mương 7, xã Tân Tuyến.

Mặc dù từ năm 1996 đến 1999, UBND huyện Tri Tôn nhiều lần ban hành các văn bản trả lời khiếu nại của ông Danh, tuy nhiên, ông và người thân vẫn bao chiếm diện tích đất của ông Tư, ông Thọ, ông Hoàng và ông Ê nên bị xử phạt hành chính 5 triệu đồng.

Cụ ông 90 tuổi mòn mỏi chờ nhận đất trồng lúa suốt 27 năm
Đơn yêu cầu giải quyết vụ việc của ông Nguyễn Văn Tư và các hộ dân liên quan gửi đến UBND huyện Tri Tôn vào ngày 24.10.2022

Năm 2002, UBND tỉnh An Giang ban hành quyết định số 593 giải quyết vụ việc tranh chấp đất của ông Tư, ông Thọ, ông Hoàng, ông Ê với hộ ông Danh. Tại quyết định này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Phạm Kim Yên buộc ông Danh giao toàn bộ diện tích đất bao chiếm của 4 hộ dân. Lãnh đạo UBND tỉnh An Giang cũng khẳng định: "Đây là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng và có hiệu lực thi hành từ ngày ký".

Thế nhưng, ông Danh vẫn tiếp tục bao chiếm đất canh tác; buộc ông Tư, ông Thọ, ông Hoàng và ông Ê tiếp tục có đơn khiếu nại gửi đến các cấp chính quyền, yêu cầu xử lý hành vi bao chiếm đất của ông Danh.

Qua nhiều năm chờ đợi, năm 2008, ông Tư và 3 hộ dân còn lại lóe lên hy vọng sẽ lấy được đất khi Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Huỳnh Thế Năng một lần nữa ban hành quyết định giải quyết khiếu nại tranh chấp đất lần cuối cùng bằng Quyết định số 204.

Cụ ông 90 tuổi mòn mỏi chờ nhận đất trồng lúa suốt 27 năm
Ngày 18.12.2008, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Huỳnh Thế Năng ban hành quyết định 204, giải quyết tranh chấp đất lần cuối cùng, buộc ông Nguyễn Văn Danh trả lại đất bao chiếm cho UBND huyện Tri Tôn

Trong Quyết định số 204, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang Huỳnh Thế Năng nêu rõ: "Khu đất tranh chấp thuộc đất hoang hóa do Nhà nước quản lý. Ông Danh cho rằng gia đình khai khẩn nhưng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất, do đó, gia đình ông Danh yêu cầu được giữ đất canh tác là không có cơ sở".

Vì lẽ trên, UBND tỉnh An Giang yêu cầu ông Nguyễn Văn Danh và người thân giao lại phần đất lấn chiếm cho UBND huyện Tri Tôn để địa phương giao đất lại cho 4 hộ dân mất đất.

Lãnh đạo UBND tỉnh An Giang giao cho UBND huyện Tri Tôn thực hiện Quyết định số 204 trong vòng 30 ngày; báo cáo kết quả thực hiện về Chủ tịch UBND tỉnh và Chánh Thanh tra tỉnh.

Tuy nhiên, không hiểu vì lí do gì, mãi đến hôm nay ông Tư và 3 hộ dân vẫn chưa nhận được đất canh tác.

Phớt lờ chỉ đạo của cấp trên?

Cụ ông 90 tuổi mòn mỏi chờ nhận đất trồng lúa suốt 27 năm
Ông Đặng Hùng Vương (áo xanh) và ông Bùi Văn Thọ khẳng định, cuối năm 2011, UBND xã Tân Tuyến có cưỡng chế phần đất ông Danh bao chiếm nhưng không thực hiện việc giao đất lại cho 4 hộ dân

Liên quan đến vụ việc này, ngày 14.7, PV Báo đại biểu Nhân dân có buổi làm việc với ông Phan Văn Nhi – Phó Chánh Thanh tra huyện Tri Tôn.

Theo ông Nhi, sau khi UBND tỉnh ban hành Quyết định số 204, lãnh đạo UBND huyện Tri Tôn giao ban ngành đoàn thể đến vận động ông Danh và người thân ông Danh (là những người bao chiếm đất ông Tư, ông Thọ, ông Hoàng và ông Ê), tự nguyện giao đất lấn chiếm nhưng các hộ dân này không đồng ý.

Mãi đến năm 2011, UBND huyện mới ban hành quyết định cưỡng chế, giao việc cưỡng chế cho Chủ tịch UBND xã Tân Tuyến. Đến cuối năm 2011, UBND xã Tân Tuyến thực hiện việc cưỡng chế xong, tổ chức cắm mốc, giao đất cho 4 hộ dân là ông Tư, ông Thọ, ông Hoàng và ông Ê.

Tuy nhiên, khi PV Báo Đại biểu Nhân dân tiếp xúc với các hộ dân đều khẳng định, địa phương có cưỡng chế nhưng không thực hiện việc giao đất. Khi lực lượng xã rời đi, gia đình ông Danh vào nhổ cọc, tiếp tục bao chiếm đất canh tác cho đến nay. Cụ thể, ông Tư bị chiếm 1ha, ông Thọ bị chiếm 3,3ha, ông Hoàng bị chiếm 1,2ha.

Lúc này, các hộ dân mất đất tiếp tục trình báo chính quyền địa phương, nhưng lãnh đạo chỉ thông báo ngắn gọn "đang làm".

Sự việc cứ thế trôi qua, hết năm này đến năm khác. Hiện ông Hoàng đã chết; ông Tư 90 tuổi, sức khỏe kém chỉ ngồi một chỗ. Ông Ê do chờ đợi quá lâu đành bỏ cuộc.

Để làm rõ nội dung này, PV Báo Đại biểu Nhân dân yêu cầu UBND huyện Tri Tôn cung cấp biên bản cưỡng chế, biên bản giao đất cho 4 hộ dân thì Phó Chanh Thanh tra huyện Tri Tôn Phan Văn Nhi cho biết, đã kiểm tra nhưng các biên bản cưỡng chế, biên bản giao đất cho 4 hộ dân không có (!?).

Cụ ông 90 tuổi mòn mỏi chờ nhận đất trồng lúa suốt 27 năm
Cụ ông Nguyễn Văn Tư năm nay đã 90 tuổi rất mong sớm nhận lại phần đất bị ông Danh bao chiếm suốt 27 năm qua

Về hướng giải quyết tiếp theo khi các hộ dân có đơn phản ánh chưa nhận được đất theo Quyết định 204, Phó Chanh Thanh tra huyện Tri Tôn Phan Văn Nhi cho biết, khi Thanh tra huyện nắm bắt được nguyện vọng của các hộ dân sẽ có báo cáo, tham mưu UBND huyện Tri Tôn tìm cách giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho các hộ dân.

Các hộ dân bị ông Danh bao chiếm đất trái pháp luật đều có hoàn cảnh khó khăn. Họ là những nông dân nên khi không có đất sản xuất, cuộc sống của họ càng khó khăn hơn, nhất là ông Nguyễn Văn Tư năm nay đã 90 tuổi, sống một mình trong căn nhà sắp sập. Ông mong nhận đất để cho con cái, an dưỡng tuổi già. 

*Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục giám sát và thông tin kết quả thực thi pháp luật của vụ việc trên đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Đời sống

Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức giáo dục kỹ năng sống, tư vấn tuyển sinh
Đời sống

Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức giáo dục kỹ năng sống, tư vấn tuyển sinh

Sáng nay, 31.3, tại Trường Trung học phổ thông Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, gần 1.500 học sinh đã tham gia buổi giáo dục kỹ năng sống vô cùng bổ ích do giảng viên Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức. Qua đó, giúp các em trang bị kiến thức thực tiễn, góp phần định hướng tương lai, hỗ trợ học sinh phát triển toàn diện và khuyến khích tinh thần vượt khó.

Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines Đặng Ngọc Hòa khẳng định sự cùng đồng lòng cùng hỗ trợ từ các cơ quan quản lý và các chuyên gia, VNA sẽ tiếp tục khẳng định vị thế hãng hàng không hàng đầu khu vực. Ảnh: VNA
Đời sống

Vietnam Airlines nâng cao năng lực quản lý khủng hoảng

Vietnam Airlines vừa tổ chức chương trình diễn tập và hội thảo quản lý khủng hoảng, khẳng định cam kết mạnh mẽ của Hãng Hàng không Quốc gia trong việc nâng cao năng lực ứng phó khủng hoảng, bảo vệ an toàn hành khách, cán bộ nhân viên và uy tín thương hiệu, đồng thời củng cố vị thế tiên phong trong ngành hàng không khu vực và toàn cầu.

Công chức UBND xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Đời sống

Sát hạch để sàng lọc đội ngũ công chức

Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đang được Bộ Nội vụ lấy ý kiến góp ý. So với luật hiện hành, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới, trong đó bổ sung quy định về sát hạch để thực hiện cơ chế sàng lọc đội ngũ công chức theo nguyên tắc cạnh tranh, “có vào, có ra”, “có lên, có xuống” để giải quyết tình trạng né tránh, đùn đẩy, chây ì; tâm lý đã vào Nhà nước là an toàn, “tình trạng công chức suốt đời”.

Lực lượng Công an, Quân đội lên đường cứu trợ động đất tại Myanmar
Đời sống

Lực lượng Công an, Quân đội lên đường cứu trợ động đất tại Myanmar

Trước tình hình khẩn cấp tại Myanmar sau thảm hoạ động đất, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng đã nhanh chóng cử đoàn sang cứu trợ người dân Myanmar. Hãng hàng không Vietjet dùng hai máy bay A330 và A321 hiện đại tham gia nhiệm vụ đặc biệt chuyên chở đoàn công tác của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng Việt Nam tới Myanmar.

Ra mắt cuốn sách “Lan hài Việt Nam - Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên” của tác giả Chu Xuân Cảnh
Đời sống

Ra mắt cuốn sách “Lan hài Việt Nam - Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên” của tác giả Chu Xuân Cảnh

Ngày 30.3, cuốn sách đầu tiên với nội dung toàn bộ về Lan Hài ở Việt Nam đã được ra mắt. Với phiên bản song ngữ, cuốn sách “Lan hài Việt Nam - Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên” của tác giả Chu Xuân Cảnh  phối hợp với công ty Sách Liên Việt cho ra đời đã mang lại những hiểu biết mới cho độc giả về loài lan quyến rũ của Việt Nam. 

Bảo đảm quyền lợi tối đa cho người bệnh
Xã hội

Bảo đảm quyền lợi tối đa cho người bệnh

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) và công tác giám định BHYT quý I.2025. Phó Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Đức Hòa chủ trì Hội nghị.

Phó Giám đốc Chu Mạnh Sinh chúc mừng Đoàn Thanh niên BHXH Việt Nam
Xã hội

Nhiệt huyết, phát huy vai trò xung kích, sáng tạo

Những năm qua, nhận được sự chỉ đạo sát sao và thường xuyên của Đảng ủy, lãnh đạo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, các hoạt động Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên BHXH Việt Nam được tổ chức bài bản, ý nghĩa, thiết thực trên nhiều mặt công tác đoàn, thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia.

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4.2025
Xã hội

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4.2025

Trong tháng 4.2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Cần có giải pháp kịp thời hỗ trợ tâm lý giúp người lao động sau tinh giản biên chế
Xã hội

Cần có giải pháp kịp thời hỗ trợ tâm lý giúp người lao động sau tinh giản biên chế

Dù thay đổi là tất yếu cho sự phát triển, nhưng tác động tức thời đối với sức khỏe tâm lý của người lao động là không tránh khỏi. Nếu nhà quản lý không đưa ra giải pháp kịp thời, sẽ dẫn đến vấn đề lớn hơn trong tổ chức như giảm hiệu suất, giảm gắn bó, người lao động rơi vào trạng thái dè chừng và phòng vệ. 

Năm 2025, tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu hỗ trợ xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo và hộ gia đình có công với cách mạng.
Đời sống

Yên Bái đặt quyết tâm cao cho mục tiêu xóa nhà tạm

Năm 2025, tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu hỗ trợ xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo và hộ gia đình có công với cách mạng. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về nguồn lực và điều kiện kinh tế - xã hội, song, Yên Bái luôn quyết tâm huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội để thực hiện hiệu quả chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025.

Mở rộng đối tượng, linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Mở rộng đối tượng, linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đã đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 đạt 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội. Để đạt được mục tiêu trên, Luật Việc làm (sửa đổi) đang được xem xét sửa đổi với nhiều chính sách mới quan trọng như mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, sửa đổi mức đóng bảo hiểm thất nghiệp...