6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội

Ngày 29.2, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức Hội nghị giao ban tháng 2 và đôn đốc triển khai nhiệm vụ năm 2024 của ngành. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã chủ trì hội nghị. Cùng tham dự có: các Thứ trưởng Lê Tấn Dũng, Nguyễn Thị Hà; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ; Đại diện Đảng ủy, Công đoàn và Đoàn thanh niên Bộ.

Phát biểu chỉ đạo, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, trong năm 2024, các đơn vị thuộc Bộ cần bám sát Kế hoạch hành động của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2024 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.

Tiếp tục phương châm “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, phát triển”, với 15 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 52 nhiệm vụ cụ thể, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung yêu cầu các đơn vị cần chú trọng thực hiện 06 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành, cụ thể:

Thứ nhất, trên tinh thần chủ động cao nhất, sớm nhất, chất lượng nhất, theo chức năng, nhiệm vụ được Ban cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ phê duyệt, các đơn vị cần đặc biệt quan tâm tới công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách.

e7bec7d91353be0de742.jpg -0
Toàn cảnh cuộc giao ban. Ảnh: ITN

Bộ trưởng chia sẻ, thời gian tới, Ban cán sự Đảng Bộ sẽ ban hành Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng thể chế, chính sách pháp luật. Trong đó, Nghị quyết sẽ tập trung tới 3 nhóm vấn đề quan trọng liên quan đến công tác tham mưu chính sách cho Đảng, Chính phủ và công tác ban hành những văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ, đặc biệt là những văn bản quy phạm pháp luật có tác động sâu rộng tới đời sống người dân thì cần trình, thảo luận tập thể, xin ý kiến của Ban cán sự Đảng.

Thứ hai, tập trung cao độ cho vấn đề lao động, việc làm, phát triển thị trường lao động, với nhiều đầu việc như: người lao động trong nước, lao động đi làm việc ở ngoài nước, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, bảo hiểm thất nghiệp, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp gắn với việc làm, …

Thứ ba, đẩy mạnh và tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, chú trọng đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao về các ngành nghề mới, nổi trội như: sản xuất chip bán dẫn, hydrogen, tín chỉ carbon, … “Đây là trọng tâm để xây dựng thị trường lao động linh hoạt, đồng bộ, hiện đại và hội nhập. Nếu không bắt kịp thì giáo dục nghề nghiệp sẽ đứng ngoài cuộc và chẳng còn ý nghĩa”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

718f88fe5c74f12aa865.jpg -0
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu tại cuộc họp giao ban. Ảnh: ITN

Thứ tư, đẩy mạnh phát triển hệ thống an sinh xã hội theo hướng bao trùm, bền vững, đa dạng và nâng cao khả năng tiếp cận của các đối tượng yếu thế, theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII, với nhiều nhiệm vụ mới. Đồng thời, Bộ trưởng đề nghị khẩn trương sửa Nghị định số 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, hiện nay mức trợ cấp xã hội là 360.000 đồng/tháng là rất thấp.

Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Đặc biệt, Bộ trưởng quán triệt cần đẩy mạnh thực hiện chi trả không dùng tiền mặt theo Chỉ thị số 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thông qua tài khoản ngân hàng. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ: “Chỉ những người không có khả năng thì mới thực hiện chi trả bằng tiền mặt để hạn chế tối đa phát sinh thêm những thủ tục không cần thiết”.

Thứ sáu, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính, xử lý nghiêm các hành vi đùn đầy, né tránh trách nhiệm, làm chậm trễ công việc chung.

Bộ trưởng cũng phân công các Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực chủ trì, phối hợp với các đơn vị xử lý những vấn đề còn đang tồn đọng. Với những vấn đề vượt thẩm quyền, cần báo cáo cụ thể Bộ trưởng, Chính phủ xem xét, xin ý kiến để tháo gỡ.

Báo cáo tại hội nghị, Cục trưởng Cục Việc làm Vũ Trọng Bình cho biết, bên cạnh công tác hoàn thiện xây dựng hồ sơ dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), lần đầu tiên, Cục Việc làm chỉ đạo Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm sẽ tổ chức các phiên chợ việc làm liên tỉnh. Tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Người có công Đào Ngọc Lợi chia sẻ, trong năm 2024, Cục Người có công tham mưu cho Bộ và Chính phủ để sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 131/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

Đồng thời, Cục Người có công sẽ tiến hành nghiên cứu, đánh giá tác động của cải cách chính sách tiền lương, trong đó, lồng ghép cải cách chính sách ưu đãi đối với người có công cũng như ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trong xác định danh tính hài cốt liệt sĩ.

Liên quan đến công tác ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Thông tin Đỗ Chí Dũng cho biết, thời gian qua, nhận thức về công tác chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ tại các đơn vị thuộc Bộ đã được nâng cao. Hơn hết, trong công tác triển khai Đề án 06, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã được Bộ Công an (đơn vị chủ trì triển khai) đánh giá cao và là một trong nhiều bộ rất tích cực. Ngoài ra, về triển khai Chỉ thị số 21, đến nay, trên cả nước đã thực hiện chi trả thành công cho hơn 1 triệu đối tượng, với tổng kinh phí khoảng 2,5 nghìn tỷ đồng.

Trong năm 2024, Giám đốc Đỗ Chí Dũng cũng đề nghị, các đơn vị thuộc Bộ cần triển khai số hóa hồ sơ, nhất là các đơn vị có thực hiện dịch vụ công trực tuyến; tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu; quan tâm đẩy mạnh các dự án về chuyển đổi số…

Đời sống

Hội đồng Khởi nghiệp kinh tế tri thức ủng hộ người dân bị thiệt hại cơn bão số 3
Xã hội

Hội đồng Khởi nghiệp kinh tế tri thức ủng hộ người dân bị thiệt hại cơn bão số 3

Thực hiện lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm hỗ trợ đồng bào các tỉnh chịu thiệt hại nặng nề do bão số 3, chiều 16.9, tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, Báo Nhân Dân phối hợp với Hội đồng Khởi nghiệp kinh tế tri thức Việt Nam, Công ty cổ phần Văn hóa Đọc và Học Việt Nam ủng hộ 250 triệu đồng cho người dân tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên khắc phục hậu quả thiên tai.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ủng hộ 200 triệu đồng cho người dân bị thiệt hại do bão lũ
Xã hội

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ủng hộ 200 triệu đồng cho người dân bị thiệt hại do bão lũ

Sáng 16.9, Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Nguyễn Hữu Tú; Chủ tịch Công đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam Nguyễn Huy Thông, đã trao số tiền 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi bão lũ cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ký Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược thúc đẩy Bảo Hiểm nông nghiệp
Xã hội

Ký Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược thúc đẩy Bảo Hiểm nông nghiệp

Ngày 16.9 tại Hà Nội, Bảo hiểm Agribank và Trung tâm Hỗ trợ nông dân, nông thôn, (Hội Nông dân Việt Nam) đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng trong việc thúc đẩy các chương trình bảo hiểm nông nghiệp và phát triển nông thôn bền vững tại Việt Nam.

Chung tay bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi
Đời sống

Chung tay bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi

Sáng 16.9, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Người cao tuổi (NCT) Việt Nam Trương Xuân Cừ đã chủ trì buổi gặp mặt báo chí cung cấp thông tin tuyên truyền Tháng hành động vì NCT Việt Nam năm 2024 và cập nhật tình hình Hội NCT chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão gây ra.

Tổ chức vì Hoà bình Nhật Bản sẻ chia cùng người dân Yên Bái sau bão số 3
Đời sống

Tổ chức vì Hoà bình Nhật Bản sẻ chia cùng người dân Yên Bái sau bão số 3

Giữa cảnh hoang tàn của nhiều làng quê Yên Bái sau cơn bão lịch sử Yagi, chuyến đi của đoàn từ thiện Nhật Bản, gồm tổ chức Peace Winds Japan và tổ chức Sugi Ryotaro tại Việt Nam đã mang theo không chỉ những phần quà thiết thực mà còn là lời an ủi, động viên cho những người dân vừa trải qua cơn lũ kinh hoàng. Họ đến với lòng nhân ái, tình thương và sự cảm thông, những món quà mang theo hy vọng và niềm tin cho ngày mai tốt đẹp hơn.

Núi Pháo chung tay cùng người dân vùng bão lũ vượt qua khó khăn
Đời sống

Núi Pháo chung tay cùng người dân vùng bão lũ vượt qua khó khăn

Sẻ chia với những mất mát của người dân trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi bão Yagi, Công ty TNHH Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo (Công ty Núi Pháo) phối hợp cùng Ủy ban MTTQ, Hội Chữ Thập đỏ huyện Đại Từ (Thái Nguyên) và chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ tới các gia đình bị thiệt hại.

BHXH tỉnh Lạng Sơn: Đảm bảo kịp thời quyền lợi cho người dân trước, trong và sau bão lũ
Đời sống

BHXH tỉnh Lạng Sơn: Đảm bảo kịp thời quyền lợi cho người dân trước, trong và sau bão lũ

Cơn bão số 3 (Yagi) đi qua đã để lại thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản cho người dân, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có Lạng Sơn. Trong bối cảnh đó, cán bộ, viên chức, người lao động BHXH tỉnh Lạng Sơn đã và đang nỗ lực khắc phục thiệt hại, chung tay chia sẻ với những người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.

Đại diện lãnh đạo BHXH TP. Hà Nội trao tiền ủng hộ đồng bào vùng bão lũ.( Ảnh: BHXH T.P Hà Nội)
Xã hội

BHXH TP. Hà Nội ủng hộ đồng bào vùng bão lũ

Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP. Hà Nội Nguyễn Công Định vừa đại diện tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trao số tiền 127.950.000 đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ tới Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam TP. Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung thăm hỏi các thương, bệnh binh trong buổi tiếp công dân.
Đời sống

Bảo đảm đúng người, đúng đối tượng

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa công bố kết quả 2 cuộc thanh tra quy mô lớn, tính đến ngày 31.12.2023, kết quả thanh tra, kiểm tra, rà soát hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trên toàn quốc đã phát hiện 24.590 trường hợp hưởng sai chế độ ưu đãi. Đây là hiện tượng cần được chấn chỉnh kịp thời để những người có công thực sự được hưởng các chế độ chính sách phù hợp.

Chị Hạnh tuyên truyền BHXH tự nguyện khi người dân đến giao dịch hồ sơ tại bộ phận một cửa UBND xã Minh Ngọc. (Ảnh: Hà Thị Nhung)
Đời sống

'Đến từng nhà, gặp từng người' vận động người dân tham gia bảo hiểm

Vận động một người dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện đã khó, nhưng để duy trì bền vững còn khó hơn. Bốn năm gắn bó với công việc tuyên truyền, tư vấn người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, chị Vương Thị Hạnh, sinh năm 1985, công chức văn hóa xã hội, phụ trách Lao động Thương binh và Xã hội tại UBND xã Minh Ngọc, huyện Bắc Mê (tỉnh Hà Giang) với cách làm linh hoạt, sáng tạo, sự nhiệt tình đã thu hút hàng trăm người tham gia BHXH tự nguyện.

Bảo đảm nguồn lực xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Đời sống

Bảo đảm nguồn lực xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg Quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, cùng với việc ban hành Thông tư số 09/2021/TT-BTP hướng dẫn thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, Bộ Tư pháp đã chú trọng thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Nhờ đó, trách nhiệm của chính quyền và cán bộ, công chức cấp xã trong tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật hướng tới xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh cho người dân tại cơ sở tiếp tục được đẩy mạnh và dần đi vào nền nếp.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trực tiếp về Yên Bái động viên, thăm hỏi những hộ dân bị thiệt hại nặng do bão số 3 gây ra
Đời sống

Yên Bái nỗ lực vượt lên nỗi đau sau siêu bão Yagi

Đổ nát, hoang tàn, ngổn ngang, bề bộn là những gì còn lại sau khi mưa lũ đi qua. Những gương mặt thất thần, mệt mỏi, bất lực sau khi phải chống chọi với dòng nước lũ… Song với sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tinh thần đoàn kết của người dân trong những ngày qua, hy vọng Yên Bái sẽ vực lên sau thiên tai.