Xử lý lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội: Tránh lặp lại tình trạng "đánh trống bỏ dùi"

Thời gian qua, chính quyền TP. Hà Nội nhiều lần ra quân “đòi” lại vỉa hè cho người đi bộ. Thế nhưng, khi vắng bóng lực lượng chức năng, tình trạng lấn chiếm vỉa hè lại như cũ.

Nhức nhối tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường

Ngày 15.2.2023, Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 01/KH-BCĐ197 về tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2023.

Sau hơn 1 năm triển khai với nhiều đợt đồng loạt ra quân, tổng kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị, xử lý quyết liệt hành vi lấn chiếm vỉa hè thì ở nhiều nơi trên địa bàn TP. Hà Nội, vỉa hè đã thông thoáng, sạch đẹp. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ diễn ra trong thời gian đầu, sau đâu lại vào đấy; cảnh mua bán lấn chiếm lề đường, vỉa hè tiếp tục diễn ra như “cơm bữa”, bởi dễ mua, dễ bán nhưng điều này khiến cảnh quan đô thị nhếch nhác, lại tiềm ẩn nhiều rủi ro cho chính những người trong cuộc và cả người đi đường.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, thời gian gần đây tại nhiều tuyến phố của Thủ đô, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm bãi trông giữ xe trái phép và hoạt động buôn bán lấn chiếm vỉa hè đã xuất hiện trở lại, gây khó khăn cho người đi bộ.

Vấn đề cấp bách -0
Lòng đường bị lấn chiếm, gây nên cảnh nhếch nhác, ảnh hưởng đến an toàn giao thông và mỹ quan tại ngõ Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm
Vấn đề cấp bách -0
Tình trạng lấn chiếm vỉa hè để buôn bán, kinh doanh tại đường Trần Quốc Toản, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm
Xử lý lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội: Tránh lặp lại tình trạng
Xe đỗ chắn lối vào điểm của xe buýt tại đường Lý Thường Kiệt, phường Hàng Bài
Vấn đề cấp bách -0
Tình trạng buôn bán tấp nập trên vỉa hè tại phố Nguyễn Thái Học, quận Đống Đa
Vấn đề cấp bách -0
Tình trạng đỗ xe, buôn bán lấn chiếm vỉa hè tại Đường Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân
Vấn đề cấp bách -0
Vỉa hè tại Cổng chào Nam An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội bị chiếm dụng để kinh doanh

Luật sư Nguyễn Thị Hồng Vân, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết, Khoản 1, Điều 36, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, “lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông”. Việc sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép là hành vi bị cấm theo Khoản 3, Điều 8 Luật này. Bên cạnh đó, Điều 12, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30.12.2019 của Chính phủ quy định rõ các mức xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ.

Có thể thấy, mặc dù quy định pháp luật đã có; cùng với đó năm nào TP. Hà Nội cũng tổ chức các đợt ra quân để  "giành lại vỉa hè phong quang, sạch đẹp cho người đi bộ". Tuy nhiên, việc ra quân xử lý, rồi lại tái diễn như cũ là câu chuyện lặp đi, lặp lại trong nhiều năm qua. Điều này cho thấy cần phải có sự quyết liệt hơn nữa trong việc xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè. Cùng với đó là những chính sách hỗ trợ cho người dân để thay đổi thói quen buôn bán trên vỉa hè.

Tại phiên chất vấn của Kỳ họp thứ 14, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI mới đây, Giám đốc Công an TP. Hà Nội, Trung tướng Nguyễn Hải Trung cho biết, trật tự vỉa hè là vấn đề phức tạp; trách nhiệm không chỉ riêng lực lượng công an, mà là của tất cả các sở, ngành, chính quyền các cấp. Sau mỗi đợt ra quân, tình hình có cải thiện nhưng sau đó "đâu lại vào đấy" và nguyên nhân xuất phát từ việc vỉa hè là nguồn thu nhập chính gắn với một bộ phận không nhỏ người dân kinh doanh trên hè phố. Ngoài ra, nhu cầu dừng đỗ phương tiện rất lớn, trong khi hạ tầng giao thông chưa đáp ứng đủ, nên việc dừng đỗ thường không đúng nơi quy định.

“Để giải quyết vấn đề này, Thành phố phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp: Bao gồm từ bến đỗ, tuyến đỗ, giải quyết kinh tế của các hộ kinh doanh, gắn với bảo đảm trật tự an toàn đô thị. Ngoài ra, cần tính toán việc quản lý khai thác vỉa hè bảo đảm hài hòa giữa bài toán kinh tế và trật tự đô thị” Trung tướng Nguyễn Hải Trung nhấn mạnh.

Xã hội

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai
Đời sống

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai

Thiên tai luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân Việt Nam, nhất là những người sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Sau khi bão qua đi, hoàn lưu bão đã và đang tiếp tục gây ra mưa lớn, lũ quét và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc khiến mức độ thiệt hại càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong những tình huống khó khăn như vậy, bảo hiểm nói chung, Bảo hiểm Agribank nói riêng đã và đang phát huy vai trò là tấm lá chắn tài chính giúp người dân vượt qua khó khăn.

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão
Đời sống

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngày 19.9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31.12.2024. Đồng thời, NHCSXH sẽ xây dựng phương án bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 và đề xuất Chính phủ bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách.

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3
Đời sống

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3

Bão Yagi (bão số 3) đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, tập thể cán bộ, đoàn viên Đoàn Thanh niên và người lao động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã tích cực ủng hộ, hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão, lũ.

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024
Đời sống

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Ngày 18.9, tại thành phố Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Daikin Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”.