Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm toán để giám sát, quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

Năm 2023, Kiểm toán Nhà nước đã tập trung thời gian, nguồn lực và có nhiều giải pháp để đẩy mạnh công tác xây dựng và tuyên truyền pháp luật, góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho sự phát triển của Kiểm toán nhà nước.

Đẩy mạnh công tác xây dựng và tuyên truyền pháp luật

Theo Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước, trong năm 2023, Kiểm toán nhà nước đã có nhiều giải pháp để đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm toán, góp phần bảo đảm công tác kiểm tra, giám sát tài chính, tài sản công.

Đặc biệt, lãnh đạo Kiểm toán nhà nước trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội Hồ sơ Dự án Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán nhà nước. Pháp lệnh đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 28.2.2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.5.2023. Đến ngày 30.11.2023, Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành 15/16 văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật; ban hành 40/59 văn bản quản lý.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm toán để giám sát, quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công -0
Kiểm toán nhà nước đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát tài chính, tài sản công

Theo KTNN, tổng hợp sơ bộ kết quả đến 15.12.2023, số thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2022 về xử lý tài chính là 57.060,7/71.608,4 tỷ đồng, đạt 79,76% (cùng kỳ năm trước đạt 70,61%); các cơ quan đã sửa đổi, bổ sung và ban hành mới 33 văn bản thay thế các văn bản không phù hợp (cùng kỳ năm 2022 là 25 văn bản); có 64/183 báo cáo có kiến nghị về kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân được thực hiện.

Bên cạnh đó, Vụ Pháp chế, Kiểm toán Nhà nước đã hoàn thành công tác tham mưu rà soát, đề xuất sửa đổi bổ sung Luật Kiểm toán nhà nước; theo dõi, đôn đốc việc xây dựng các văn bản của Ngành theo Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước và Kế hoạch triển khai thi hành Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán nhà nước.

Lãnh đạo Vụ Pháp chế cho biết, trong năm 2023 đơn vị này được giao chủ trì xây dựng 12 văn bản bao gồm: 9 văn bản quy phạm pháp luật và 3 văn bản quản lý. Đây là các văn bản quan trọng góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản của Kiểm toán nhà nước, cụ thể hóa các quy định của Luật Kiểm toán nhà nước 2015 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước. Đến nay, 100% văn bản đã được ban hành bảo đảm chất lượng và đúng tiến độ. Trong đó, có những văn bản khó, phức tạp, lần đầu được Kiểm toán nhà nước ban hành như: Quy trình kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; Hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán nhà nước, Hướng dẫn xác định bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực Kiểm toán nhà nước...

Ngoài ra, năm 2023, Vụ Pháp chế đã thẩm định 176 dự thảo kế hoạch kiểm toán và 215 dự thảo báo cáo kiểm toán; tham mưu trả lời 25 văn bản kiến nghị kiểm toán đảm bảo chất lượng tiến độ theo quy định. Bên cạnh đó, Vụ cũng tiếp tục tham mưu cho lãnh đạo KTNN các vấn đề về công tác tố tụng, bảo vệ lợi ích của Kiểm toán nhà nước...

Bâng cao chất lượng công tác pháp luật

Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, đồng thời bám sát mục tiêu chung của Ngành trong năm 2024, Kiểm toán Nhà nước xác định tiếp tục nâng cao chất lượng công tác pháp luật, công tác thẩm định Kế hoạch kiểm toán, Báo cáo kiểm toán, trả lời kiến nghị kiểm toán; tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; phát huy vai trò của đơn vị tham mưu về công tác pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật; phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao”.

Trên cơ sở đó, Vụ Pháp chế của Kiểm toán Nhà nước đã xác định nhiều nhiệm vụ trong tâm trong đó: Bám sát chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, yêu cầu của Đề án: “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” và Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2030 để tham mưu lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước đề xuất xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước.

Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước theo Kế hoạch; xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch tuyên truyền pháp luật năm 2024. Hoàn thành Thông tư liên tịch về việc phối hợp trao đổi thông tin về tội phạm và giải quyết kiến nghị khởi tố được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán.

Xây dựng, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chương trình xây dựng văn bản Quy phạm pháp luật và văn bản pháp luật của Kiểm toán Nhà nước năm 2024 bảo đảm chất lượng và tiến độ; trọng tâm là rà soát để sửa đổi, bổ sung các văn bản Quy phạm pháp luật và văn bản pháp luật phù hợp với Quy định 131-QĐ/TW ngày 27.10.2023 của Bộ Chính trị quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.

Thực hiện việc góp ý, thẩm định văn bản Quy phạm pháp luật bảo đảm theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật ban hành văn bản Quyphạm pháp luật. Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch kiểm tra thực hiện văn bản năm 2024 của Kiểm toán Nhà nước. Rà soát, hệ thống hóa, cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia và pháp điển hệ thống văn bản Quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Kiểm toán Nhà nước...

Xã hội

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục
Đời sống

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục

Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT, hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông làm số người chết tăng cao trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân vi phạm nếu có.

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar
Đời sống

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar

Thông tin từ Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (C07), Bộ Công an cho biết, sáng 3.4, Đoàn cứu nạn cứu hộ quốc tế của Việt Nam đã có buổi làm việc với Trung tâm quản lý thảm họa, Bộ an ninh giảm nhẹ và tái định cư Myanmar, do Bộ trưởng, tiến sĩ Soe Win chủ trì.

Đại diện Tập đoàn T&T Group và Ngân hàng SHB trao bảng tượng trưng hỗ trợ kinh phí 42 tỷ đồng để xây dựng 700 căn nhà cho các hộ dân khó khăn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Xã hội

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây dựng 700 căn nhà cho người nghèo tỉnh Bạc Liêu

Nhằm tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và Bộ Công an trong chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn cả nước, T&T Group và Ngân hàng SHB đã chung tay hỗ trợ trợ kinh phí xây dựng 700 căn nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với tổng số tiền là 42 tỷ đồng.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.