Vụ thai phụ tử vong dưới hố công trình: Trách nhiệm nhà thầu thi công phải chịu đến đâu ?

“Nếu trong quá trình thi công, đơn vị thi công không thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc thai phụ sẩy chân chết thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp”.

Đó là quan điểm pháp lý của luật sư Phan Văn Chiều, Giám đốc Công ty Luật TNHH Hà Châu (tỉnh Hà Tĩnh) liên quan đến vụ việc thai phụ  N.T.N. (SN 1988, trú tại xã Bình An, huyện Lộc Hà) tử vong dưới hố công trình.

Vụ việc thai phụ N.T.N. tử vong dưới hố công trình do Công ty Cổ phần xây dựng điện VNECO4 (trụ sở đóng tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) thi công thuộc dự án Đường dây và Trạm biến áp 110kV xảy ra cách đây gần 1 tháng và hiện Công an huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang điều tra, làm rõ.

Trách nhiệm nhà thầu thi công phải chịu đến đâu!? -0
Luật sư Phan Văn Chiều cho biết: "Nếu trong quá trình thi công, đơn vị thi công không thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc thai phụ sẩy chân chết thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự...". Ảnh: Xuân Sinh

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, luật sư Phan Văn Chiều, Giám đốc Công ty Luật TNHH Hà Châu (Đoàn Luật sư tỉnh Hà Tĩnh) đã có những phân tích và nêu rõ quan điểm pháp lý về vụ việc này.

Theo luật sư Phan Văn Chiều, quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị định 06/2021/NĐ - CP, các chủ thể có liên quan trực tiếp đến hoạt động xây dựng công trình bao gồm: Chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư (nếu có), nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình; Các nhà thầu tư vấn gồm: khảo sát, thiết kế, quản lý dự án, giám sát, thí nghiệm, kiểm định...

Khi tham gia hoạt động xây dựng các chủ thể này có đủ điều kiện năng lực theo quy định, chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về chất lượng và an toàn đối với các công việc do mình thực hiện trước pháp luật.

Do đó, khi có vi phạm ở giai đoạn nào mà một trong các chủ thể trên phụ trách thì những chủ thể này sẽ bị quy trách nhiệm ở giai đoạn đó. Còn các đơn vị khác sẽ chịu trách nhiệm liên đới.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 10 Nghị định 06/2021/NĐ – CP, và tại Khoản 2, Khoản 5 Điều 13 Nghị định 06/2021/NĐ - CP quy định về trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng thì chủ thể này có trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động đối với phần việc do mình thực hiện. Người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng phải được đào tạo về chuyên ngành an toàn lao động, hoặc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng và đáp ứng quy định khác của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Hiện trường nơi xảy ra sự việc. Theo người dân địa phương khu vực công trình không được chăng dây, không cắm biển cảnh báo. Ảnh: HT
Hiện trường nơi xảy ra sự việc. Theo người dân địa phương khu vực công trình không được chăng dây, không cắm biển cảnh báo. Ảnh: HT

Như vậy, vấn đề đặt ra trong trường hợp này, tại khu vực thi công công trình, đơn vị thi công đã thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thi công xây dựng hay chưa? Việc thai phụ này sẩy chân chết là do nguyên nhân của việc không đảm bảo an toàn thi công xây dựng hay nguyên nhân nào khác, từ đó mới xác định được trách nhiệm của đơn vị thi công trong trường hợp này.

Nếu trong quá trình thi công, đơn vị thi công không thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc thai phụ trên sẩy chân chết thì cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm chính vụ này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp” theo quy định tại Điều 129 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Đồng thời, người này còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức liên quan sẽ phải liên đới trách nhiệm bồi thường theo quy định tại Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 về bồi thường do tính mạng bị xâm phạm.

Cũng liên quan đến vụ việc này, lãnh đạo Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Lộc Hà cho biết, hạng mục cột điện nơi xảy ra sự việc khiến thai phụ tử vong do Công ty cổ phần Xây dựng điện VNECO4 thi công chưa bàn giao mặt bằng, nhưng doanh nghiệp này đã tự ý tổ chức thi công.

Về chi tiết nêu trên, theo luật sư Phan Văn Chiều thì rõ ràng trong trường hợp này đơn vị thi công đã vi phạm quy định về điều kiện thi công công trình.

Ngoài ra, một gói thầu thuộc dự án Đường dây và Trạm biến áp 110kV do Công ty TNHH Sông Mã (trụ sở đóng tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) thi công đã bị cơ quan chức năng huyện Lộc Hà lập biên bản yêu cầu dừng triển khai dự án để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục nhưng vẫn bất chấp, không tuân thủ. Vì sao các cơ quan chức năng không xử phạt và có các biện pháp chấn chỉnh khác đối với công ty này?

* Báo Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Xã hội

Toàn cảnh hội nghị.
Xã hội

Hạn chế tình trạng chậm đóng bảo hiểm

Để tìm ra các giải pháp bảo đảm tốt nhất quyền lợi bảo hiểm cho người lao động, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị chuyên đề "Tìm giải pháp hạn chế tình trạng chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh".

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trao tặng Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp BHXH Việt Nam” cho các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong xây dựng và phát triển ngành.
Xã hội

Hợp tác quốc tế nâng cao năng lực thực hiện chính sách

Bảo hiểm Việt Nam (BHXH) Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề "BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) trong giai đoạn phát triển mới". Hội thảo hướng tới kỷ niệm 30 năm thành lập ngành BHXH Việt Nam (1995 - 2025) nhằm chia sẻ với các đối tác, bạn bè quốc tế về thành tựu, định hướng phát triển, hội nhập quốc tế của BHXH Việt và tham vấn ý kiến, kinh nghiệm của các chuyên gia, tổ chức quốc tế.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần đưa "hương trà" bay xa...
Xã hội

Bài cuối: Trụ cột giảm nghèo bền vững

Xác định giảm nghèo là một trong các công tác trọng tâm nhằm phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, trong đó có việc đẩy mạnh nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân. Qua đó, góp phần đưa Thái Nguyên trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế của cả nước, giữ vững vị trí là cực tăng trưởng của khu vực Đông Bắc.

Tăng cường bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Xã hội

Tăng cường bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Trong bối cảnh các công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ và trở thành công cụ làm việc giải trí không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mỗi người thì những nguy cơ rủi ro về sự an toàn, bảo mật thông tin, về bảo đảm quyền riêng tư cũng đang càng gia tăng. Đặc biệt, trẻ em đang đối diện hàng loạt các mối đe doạ trên không gian mạng như tiếp cận thông tin không phù hợp, bắt nạt trực tuyến, nghiện game, nghiện mạng xã hội…

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đắk Lắk: Doanh nghiệp chặn suối nuôi cá tầm, dân than nguồn nước ô nhiễm
Xã hội

Đắk Lắk: Doanh nghiệp chặn suối nuôi cá tầm, dân than nguồn nước ô nhiễm

Một doanh nghiệp chặn con suối đầu nguồn để nuôi cá tầm và hứa khoan giếng nước sạch cho người dân, nhưng nhiều năm trôi qua, giếng chẳng thấy đâu, trong khi nguồn nước suối ngày càng bị ô nhiễm. Sự việc được người dân tại buôn Hằng Năm, xã Yang Mao, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) phản ánh đến Báo Đại biểu Nhân dân.

Phát triển, phục hồi diện tích trồng rừng - điều kiện tiên quyết để tăng trưởng tín chỉ carbon
Xã hội

Phát triển, phục hồi diện tích trồng rừng - điều kiện tiên quyết để tăng trưởng tín chỉ carbon

Những năm qua, nhiều địa phương đã triển khai tích cực, hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của Chính phủ. Nhờ đó, không chỉ rừng được bảo vệ, phát triển mà đời sống của bà con – những người đang đóng góp công sức bảo vệ rừng cũng được cải thiện hơn.

Tháo vướng mắc để hàng không phục hồi
Giao thông

Tháo vướng mắc để hàng không phục hồi

Dự báo của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, nằm trong xu thế phục hồi chung của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thị trường hàng không Việt Nam sẽ đạt mức phục hồi hoàn toàn như trước đại dịch Covid-19 vào cuối năm 2024, với tốc độ tăng trưởng được dự báo ở mức bình quân 5 - 6%/năm; theo đó, đến năm 2035, thị trường hàng không Việt Nam đạt khoảng 150 triệu khách, xấp xỉ 1,9 lần so với quy mô năm 2019 và đạt 200 triệu khách vào năm 2040, tăng 2,4 lần.

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đồng chủ trì Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói
Môi trường

Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói

Sáng 24.11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.