Kỷ niệm 30 năm hành trình chất lượng nông lâm thủy sản Việt Nam

Từ tư duy đột phá đến bước chuyển mình hội nhập và phát triển

Trung tâm An toàn chất lượng Thuỷ sản (NAFIQACEN), được thành lập theo Quyết định số 648/QĐ ngày 26 tháng 8 năm 1994 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản. NAFIQACEN là tiền thân của NAFIQPM - Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường hiện nay. Theo khẳng định của những cán bộ lão thành trong ngành nông nghiệp thì NAFIQACEN ra đời là “tư duy đột phá”, còn NAFIQPM chính là “bước chuyển mình hội nhập và phát triển”.

Được biết, từ những ngày đầu thành lập, NAFIQACEN đã sớm tiếp cận và quyết tâm thực hiện các hướng dẫn, chuẩn mực quốc tế về bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản theo phương thức quản lý trong toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản dựa trên các nguyên tắc của HACCP. Và đó là sự khởi đầu cho một tư duy mới, tầm nhìn mới, cách làm mới để sản phẩm thủy sản làm ra được bảo đảm chất lượng một cách chủ động để “chiếm lĩnh” thị trường nhờ đủ độ tin cậy về chất lượng và an toàn vệ sinh. Có thể khẳng định, từ NAFIQACEN, “bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm” đã trở thành một tư duy nhất quán, một điều kiện tiên quyết đối với bất kỳ doanh nghiệp, nhà sản xuất nào muốn tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế, muốn đưa sản phẩm của mình tiến xa hơn trên thị trường thế giới.

Từ tư duy đột phá đến bước chuyển mình hội nhập và phát triển -0
Tập thể cán bộ công chức, viên chức Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường

Theo chia sẻ của những cán bộ lão thành trong ngành nông nghiệp, tư duy mới đó đã tạo ra sự chuyển mình trong sản xuất mà trước tiên là từ cộng đồng các cơ sở chế biến xuất khẩu, sự học hỏi cần mẫn và chịu khó sáng tạo của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý chất lượng thuỷ sản, và cuối cùng là sự cương quyết đổi mới của cơ quan quản lý nhà nước lúc bấy giờ với sự trợ giúp đáng kể của FAO, các dự án ODA từ các nước tiên tiến đã đưa đến sự chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng và vệ sinh thủy sản nước ta. Điều thay đổi lớn nhất là chuyển từ kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối sang thực thi các giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh trên toàn bộ các khâu sản xuất. Từ đó, việc “cần phải sản xuất ra sản phẩm thủy sản đạt các yêu cầu chất lượng thay vì kiểm tra chọn ra từ sản phẩm cuối loại đạt tiêu chuẩn để đưa ra thị trường” đã được hình thành và áp dụng mở rộng đối với tất cả các sản phẩm nông, lâm, thủy sản khác cho đến nay.

30 năm, sau nhiều lần đổi tên và hợp nhất với chức năng, nhiệm vụ mới, NAFIQPM được hình thành và đang tiếp tục thực hiện tốt sứ mệnh “bảo đảm nguồn thực phẩm chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng”. Tập thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn hệ thống đã luôn triển khai song song công tác hoàn thiện tổ chức cán bộ, tăng cường năng lực, đồng thời với tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách đổi mới phương thức quản lý, kiểm soát; chuyển đổi nhận thức và phương thức bảo đảm chất lượng, ATTP trong sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản bảo đảm nguồn thực phẩm phong phú, chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng trong nước và tiếp cận, xâm nhập vào các thị trường quốc tế kể cả các thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản…

Với những thành quả đó, NAFIQPM xứng đáng là bước chuyển mình mạnh mẽ, hội nhập và phát triển từ nền tảng NAFIQACEN. Hệ thống NAFI đã được Nhà nước, Chính phủ, Bộ NN - PTNT trao tặng Huân chương Lao động, Bằng khen, Cờ thi đua… Đó là sự ghi nhận của các cơ quan quản lý nhà nước đối với nỗ lực của hệ thống NAFI. Cục trưởng Nguyễn Như Tiệp khẳng định, tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hệ thống NAFI sẽ không ngừng nỗ lực, quyết tâm thực hiện tốt sứ mệnh bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, thúc đẩy lĩnh vực chế biến, bảo quản và công tác phát triển thị trường, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp nước nhà.

Xã hội

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai
Đời sống

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai

Thiên tai luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân Việt Nam, nhất là những người sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Sau khi bão qua đi, hoàn lưu bão đã và đang tiếp tục gây ra mưa lớn, lũ quét và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc khiến mức độ thiệt hại càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong những tình huống khó khăn như vậy, bảo hiểm nói chung, Bảo hiểm Agribank nói riêng đã và đang phát huy vai trò là tấm lá chắn tài chính giúp người dân vượt qua khó khăn.

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão
Đời sống

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngày 19.9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31.12.2024. Đồng thời, NHCSXH sẽ xây dựng phương án bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 và đề xuất Chính phủ bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách.

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3
Đời sống

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3

Bão Yagi (bão số 3) đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, tập thể cán bộ, đoàn viên Đoàn Thanh niên và người lao động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã tích cực ủng hộ, hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão, lũ.

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024
Đời sống

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Ngày 18.9, tại thành phố Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Daikin Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”.