TP. Hồ Chí Minh: Tập trung giải quyết các tuyến đường ngập do mưa và triều cường

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện chương trình giảm ngập nước và xử lý nước thải giai đoạn 2021 – 2025 và phương hướng nhiệm vụ những năm tiếp theo.

TP. Hồ Chí Minh tập trung giải quyết các tuyến đường ngập do mưa và triều cường
TP. Hồ Chí Minh tập trung giải quyết các tuyến đường ngập do mưa và triều cường

Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, đối với các tuyến đường ngập do mưa, Thành phố đã giải quyết được 5/18 tuyến đường (Tân Quý, Trương Công Định, Ba Vân, Bàu Cát - quận Tân Bình; Nguyễn Hữu Cảnh - quận Bình Thạnh) đạt tỷ lệ 27,78%.

Đối với tuyến đường ngập do triều cường, Thành phố đã giải quyết ngập 7 tuyến đường trục chính. Hiện nay, Thành phố đang triển khai thực hiện các dự án giải quyết ngập do triều cho khu vực Thành phố có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) khối lượng đạt 93,33%; dự án bờ tả sông Sài Gòn (đoạn còn lại từ rạch Cầu Ngang đến Khu Đô thị mới Thủ Thiêm) khối lượng đạt 95%.

Theo đó, Thành phố đã tái khởi động để thi công hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng đối với dự án giải quyết ngập do triều cường có xét đến biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) để chống ngập triều khu vực bờ hữu sông Sài Gòn, giải quyết 5 tuyến trục chính ngập do triều cường gồm: Huỳnh Tấn Phát, Trần Xuân Soạn (Quận 7), Lê Văn Lương, Đào Sư Tích (huyện Nhà Bè) và Quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh). Hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng dự án bờ tả sông Sài Gòn giải quyết ngập triều cường trên tuyến đường Nguyễn Văn Hưởng.

Đối với việc giải quyết ngập do mưa 13 tuyến đường còn lại, Thành phố hoàn thành công tác điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với công trình “Cải tạo hệ thống thoát nước đường Thảo Điền – Quốc Hương – Xuân Thủy – Nguyễn Văn Hưởng (khu dân cư Thảo Điền). Bổ sung danh mục vào trung hạn 2021 – 2025 và vốn 2023 đối với công trình “Cải tạo hệ thống thoát nước đường Nguyễn Văn Khối, Lê Văn Thọ quận Gò Vấp”. Hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư và bổ sung vào danh mục trung hạn 2021 – 2025, giao vốn 2023 cho 7 công trình còn lại để giải quyết các điểm ngập còn lại.

Về xây dựng nhà máy xử lý nước thải, Thành phố đã khởi công xây dựng các hạng mục công trình của Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè giai đoạn 2 thuộc dự án Vệ sinh môi trường Thành phố - giai đoạn 2 (thực hiện từ tháng 1/2020, đến nay đạt khoảng 22,5% khối lượng công việc). Xây dựng nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng - giai đoạn 2 thuộc dự án cải thiện môi trường nước Thành phố, lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé – Đôi - Tẻ - giai đoạn 2 (khởi công xây dựng từ tháng 2.2015 đến quý I/2023 đã thi công hoàn thành 100% khối lượng công việc, hiện nay đang trong giai đoạn nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng).

Cùng với đó, Thành phố cũng đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng (giai đoạn 2) từ công suất 141.000 m3/ngày lên 469.000 m3/ngày. Thi công các hạng mục công trình của nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè giai đoạn 2

Xã hội

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Xã hội

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 24.11, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (trực tiếp là Câu lạc bộ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng) phối hợp Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.