TP. Hồ Chí Minh: Quận 7 yêu cầu nhà hàng Hàng Dương không được tái lấn chiếm, kinh doanh trên đất công viên

UBND quận 7 chỉ đạo UBND phường Tân Phong thường xuyên kiểm tra, giám sát, quản giữ không để tái diễn tình trạng nhà hàng Hàng Dương tái lấn chiếm xây dựng không phép, kinh doanh tại các phần đất công viên cây xanh.

TP. Hồ Chí Minh: Quận 7 yêu cầu nhà hàng Hàng Dương không được tái lấn chiếm, kinh doanh trên đất công viên -0
Nhà hàng Hàng Dương (trụ sở chính) tại địa chỉ 132 đường 65 – số 04 lô VI phường Tân Phong. Ảnh: Quang Phương.

UBND quận 7 vừa có văn bản số 6729/UBND-QLĐT gửi Báo Đại biểu Nhân dânvề việc thông tin nội dung phản ánh liên quan đến việc xây dựng lấn chiếm đất công viên của nhà hàng Hàng Dương tại phường Tân Phong. Chủ sở hữu nhà hàng Hàng Dương là Công ty TNHH Ẩm thực Hàng Dương tại địa chỉ địa chỉ 132 đường 65 – số 04 lô VI.

Cụ thể, UBND quận 7 nhận được thông tin đăng tải trên Báo Đại biểu nhân dân ngày 20.10.2023 có nội dung phản ánh nhà hàng Hàng Dương xây dựng trái phép, lấn chiếm đất công viên.

Phòng Quản lý đô thị quận đã có báo cáo số 2228/BC-QLĐT-XDCT ngày 9.11.2023. Qua xem xét báo cáo, UBND quận 7 xác định, liên quan đến nội dung trên, UBND quận 7 đã có các văn bản giao UBND phường Tân Phong khẩn trương kiểm tra, xử lý việc xây dựng trái phép tại nhà hàng Hàng Dương tại phần đất công viên vị trí số 4 lô VI và số 16 lô IV, khu phố 2 thuộc khu định cư Tân Quy định, phường Tân Phong.

Quan kiểm tra, hiện nay, nhà hàng Hàng Dương đã thực hiện tháo dỡ toàn bộ phần khung sắt, mái bạt cố định lắp dựng trên phần đất công viên tại 2 vị trí trên.

TP. Hồ Chí Minh: Quận 7 yêu cầu nhà hàng Hàng Dương không được tái lấn chiếm, kinh doanh trên đất công viên -0
Khung sắt và bạt che xây dựng trái phép, bàn ghế buôn bán... trên đất công viên đã được tháo dỡ, xếp đóng. Ảnh: Quang Phương. 

UBND quận 7 ghi nhận nội dung thông tin nêu trên của Báo Đại biểu Nhân dân. UBND quận 7 đã chỉ đạo UBND phường Tân Phong thường xuyên kiểm tra, giám sát, quản giữ để tránh việc tái lấn chiếm xây dựng không phép tại các phần đất công viên cây xanh tại 2 vị trí nêu trên. Đồng thời, yêu cầu chủ nhà hàng Hàng Dương không được kinh doanh, buôn bán và di dời các vật dụng ra khỏi các phần đất công viên cây xanh (nêu trên).

Theo tìm hiểu của PV Báo Đại biểu Nhân dân, việc nhà hàng Hàng Dương lấn chiếm, xây dựng không phép, kinh doanh trên đất công viên diễn ra từ nhiều năm trước.

Cụ thể, ngày 4.9.2019, Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh đã có văn bản gửi UBND quận 7.

"Về nội dung kiến nghị trong khu dự án Tân Quy Đông có nhiều người làm hàng rào ngăn cách, mở quán kinh doanh,... thậm chí có hộ làm hàng rào sắt kiên cố, cổng đổ bê tông cốt thép… Qua rà soát, ghi nhận có sự việc như phản ánh. Nổi bật trong đó có nhà hàng Hàng Dương Quán sử dụng phần đất công viên, cây xanh tập trung để tổ chức kinh doanh (bố trí bàn ghế, lắp dựng khung sắt và mái bạt di động) với diện tích chiếm dụng khoảng 300m2", văn bản của Sở Xây dựng nêu rõ.

Ngày 28.3.2023, UBND phường Tân Phong chủ trì, phối hợp với Đội Thanh tra địa bàn quận 7, Phòng Quản lý đô thị quận kiểm tra hiện trạng thực tế tại 2 địa chỉ trên của nhà hàng Hàng Dương. Đoàn kiểm tra ghi nhận phần công viên cây xanh tại vị trí tiếp giáp 2 khu đất trên được lắp dựng khung sắt mái bạt cố định và khung sắt mái bạt có gắn bánh xe di động để đặt bàn, ghế, vật dụng nhằm kinh doanh mua bán không đúng theo quy định.

Tại buổi kiểm tra, tổ công tác đã đề nghị Công ty Hàng Dương khắc phục tháo dỡ, di dời phần vi phạm theo nội dung phản ánh.

Tiếp đó, ngày 25.9.2023, UBND phường Tân Phong vừa có báo cáo số 1898/BC-UBND về việc xử lý tình trạng xây dựng trái phép, kinh doanh buôn bán lấn chiếm đất công viên tại nhà hàng Hàng Dương.

Tại báo cáo này, UBND phường Tân Phong báo cáo: hiện tại tại địa chỉ 132 đường 65 – số 04 lô VI (trụ sở chính Công ty Hàng Dương) đã khắc phục tháo dỡ phần khung sắt mái bạt dựng lấn chiếm đất công viên, không còn tình trạng mua bán lấn chiếm). Tại địa chỉ số 16 lô IV, khu phố 2 phường Tân Phong (chi nhánh Công ty Hàng Dương) UBND phường tiếp tục vận động Giám đốc công ty tiếp tục tháo dỡ phần khu sắt mái bạt cố định trên phần đất công viên, không mua bán lấn chiếm.

Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng
Xã hội

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng

Hiện nay, cả nước đang thiếu các cơ sở xử lý rác thải, nếu có cũng chỉ theo hình thức chôn lấp. Chúng ta thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng, thiếu cả về quy hoạch đầu tư xây dựng, cả về tiêu chuẩn để tái chế phế thải xây dựng.