TP. Hồ Chí Minh: Đầu tàu triển khai tín dụng chính sách xã hội

Còn nửa tháng nữa, cánh cửa năm 2024 mới mở ra. Song những ngày này không khí xuân mới đang rộn rã trong mỗi cán bộ, người lao động chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TP. Hồ Chí Minh khi cách đây ít ngày, chi nhánh trở thành đơn vị chính thức cán mốc dư nợ 10.000 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng tăng 34,8% so với năm 2022.

TP Hồ Chí Minh: Đầu tàu triển khai tín dụng chính sách xã hội -0
Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng làm việc với tập thể cán bộ, người lao động chi nhánh NHCSXH TP. Hồ Chí Minh 

Thành tích của chi nhánh NHCSXH TP. Hồ Chí Minh cũng là một minh chứng sống động cho việc phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội thực hiện tín dụng chính sách xã hội.

Sự vào cuộc tích cực của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương tỷ lệ thuận với hiệu quả thực thi tín dụng chính sách trong chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.

Khi địa phương “xắn tay” làm cùng Trung ương

Báo cáo Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng trong buổi làm việc và chúc quyết toán năm 2023, ông Trần Văn Tiên - Giám đốc chi nhánh NHCSXH TP Hồ Chí Minh cho biết 11 tháng qua, chi nhánh đã chủ động bám sát chỉ đạo của Tổng Giám đốc, Ban Thường vụ Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố và Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) chi nhánh NHCSXH thành phố; tích cực phối hợp với các Sở, ngành liên quan, cấp uỷ, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị được giao, tập trung triển khai các mặt hoạt động, góp phần tích cực phục hồi phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn thành phố.

TP Hồ Chí Minh: Đầu tàu triển khai tín dụng chính sách xã hội -0
Giám đốc chi nhánh NHCSXH TP Hồ Chí Minh, Trần Văn Tiên báo cáo tại buổi làm việc

Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều khó khăn biến động khó lường vẫn đang tác động mạnh đến sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách. Thậm chí đẩy lùi những nỗ lực của chính quyền địa phương trong công tác bảo đảm an sinh xã hội, chi nhánh tiếp tục tham mưu cho Thường trực Thành ủy, HĐND và UBND thành phố cùng cấp ủy, chính quyền các quận, huyện, thành phố Thủ Đức tăng cường nguồn vốn ủy thác qua NHCSXH thực hiện các chương trình giảm nghèo bền vững, hỗ trợ người nghèo thành phố có thêm cơ hội việc làm, gia tăng thu nhập.

Kết quả là nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương tăng hơn 2.857 tỷ đồng so với đầu năm 2023, đạt 6.577 tỷ đồng và tăng trên 6.259 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2014 (thời điểm bắt đầu triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng), chiếm tỷ lệ 58,8% tổng nguồn vốn, hoàn thành 571,5% kế hoạch giao tăng trưởng năm 2023.

Những con số ấn tượng này đã đưa TP. Hồ Chí Minh trở thành địa phương dẫn đầu về tổng nguồn vốn cho vay tín dụng chính sách xã hội với hơn 11.188 tỷ đồng, tăng 3.077 tỷ đồng so với đầu năm 2023.

Đây là nền tảng để chi nhánh NHCSXH TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ cho hơn 82.000 lượt hộ được vay vốn với doanh số cho vay đạt 5.186 tỷ đồng trong 11 tháng qua. Những con số biết nói này cũng đã và đang góp phần mở rộng độ phủ tín dụng trên địa bàn thành phố đến hơn 180.000 khách hàng vay vốn với tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt trên 10.031 tỷ đồng, tăng 2.594 tỷ đồng (+34,8%) so với năm 2022.

Không để ai bị bỏ lại phía sau

Đặc biệt, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Tổng Giám đốc NHCSXH và UBND TP. Hồ Chí Minh, chi nhánh đã tích cực chủ động phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành liên quan và UBND thành phố Thủ Đức, các quận, huyện triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình cho vay ưu đãi và kịp thời hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng.

TP Hồ Chí Minh: Đầu tàu triển khai tín dụng chính sách xã hội -0
Toàn cảnh buổi làm việc

Đến cuối tháng 10.2023 (thời điểm kết thúc hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội) toàn chi nhánh đã thực hiện hỗ trợ lãi suất 2% đối với các khoản vay có lãi suất cho vay trên 6%/năm, tổng số tiền hỗ trợ là hơn 84,3 tỷ đồng cho 91.575 khách hàng (trong đó, số tiền đã hỗ trợ lãi suất trong năm 2022 là 20 tỷ đồng và số tiền hỗ trợ lãi suất trong 10 tháng của năm 2023 là gần 64,3 tỷ đồng). Các khách hàng vay vốn có đủ điều kiện đều được hỗ trợ kịp thời, đảm bảo khách quan, minh bạch, không bị lợi dụng và trục lợi chính sách.

Với các chương trình cho vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, chi nhánh NHCSXH TP. Hồ Chí Minh đã giải ngân cho 4.013 lượt khách hàng, với số tiền hơn 215 tỷ đồng. Trong đó, chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đã giải ngân 3.125 món vay, số tiền là 150 tỷ đồng (hoàn thành 100% kế hoạch giao) với 3.125 khách hàng vay vốn. Chương trình cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến đã giải ngân 13 hộ vay/14 học sinh, sinh viên, với số tiền 140 triệu đồng để trang bị máy tính phục vụ học tập trực tuyến cho 14 học sinh. Chương trình cho vay nhà ở xã hội đã giải ngân số tiền 9,1 tỷ đồng với 17 khách hàng vay. Dư nợ của chương trình đạt 116 tỷ đồng với 296 khách hàng đang vay vốn. Chương trình cho vay cơ sở mầm non, tiểu học ngoài công lập đã giải ngân 182 khách hàng với số tiền 15,2 tỷ đồng. Dư nợ của chương trình đến nay là 9,3 tỷ đồng với 168 khách hàng đang vay vốn.

TP Hồ Chí Minh: Đầu tàu triển khai tín dụng chính sách xã hội -0
Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng và các thành viên đoàn công tác Trung ương chúc tập thể chi nhánh TP Hồ Chí Minh thực hiện tốt công tác quyết toán năm 2023

Về chương trình tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, TP. Hồ Chí Minh hiện có 21.237 người chấp hành xong án phạt tù đã trở về địa phương và cư trú trên địa bàn. Tổng hợp kết quả từ các quận, huyện và thành phố Thủ Đức, nhu cầu vay vốn từ chương trình đến cuối năm 2023 là hơn 7,8 tỷ đồng và trong giai đoạn 2024 - 2026 là khoảng 23 tỷ đồng. Đến nay, chi nhánh đã giải ngân cho 7 người chấp hành xong án phạt tù với số tiền là 600 triệu đồng. Dự kiến đến hết năm 2023 chi nhánh sẽ hoàn thành 100% chỉ tiêu Trung ương giao (4,2 tỷ đồng).

Có thể nói, từ việc sử dụng nguồn vốn các chương trình tín dụng ưu đãi đã xuất hiện nhiều mô hình, dự án sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người nghèo và các đối tượng chính sách ở đô thị, đặc biệt là từng bước hạn chế tình trạng tín dụng đen, cho vay nặng lãi trong xã hội.

TP Hồ Chí Minh: Đầu tàu triển khai tín dụng chính sách xã hội -0
Gia đình chị Nguyễn Thị Thu Hà ở ấp 3, xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh (TP Hồ Chí Minh) vay 100 triệu đồng từ chương trình hỗ trợ tạo việc làm của NHCSXH để trồng hoa phục vụ dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Việc tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu về giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố.

Tiếp tục phát huy và tạo đột phá mới

Phát biểu tại buổi làm việc, động viên quyết toán cuối năm, Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng đã ghi nhận và biểu dương những nỗ lực cao của toàn thể cán bộ, người lao động chi nhánh NHCSXH TP Hồ Chí Minh hoàn thành xuất sắc trọng trách nhiệm vụ mà Chính phủ, NHCSXH và thành phố giao trong năm 2023.

Những phương thức, cách làm sáng tạo và sự quyết tâm của tập thể cán bộ, người lao động trong chi nhánh đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội là hình mẫu cho các đơn vị khác trong cả nước học hỏi, nhân rộng toàn quốc.

TP Hồ Chí Minh: Đầu tàu triển khai tín dụng chính sách xã hội -0
Phòng giao dịch NHCSXH huyện Bình Chánh (TP.Hồ Chí Minh) giải ngân nguồn vốn ưu đãi cho các đối tượng chính sách tại xã An Phú Tây

Nhìn về định hướng phát triển giai đoạn tới, Tổng Giám đốc cho biết TP Hồ Chí Minh là một đô thị đặc biệt, có quy mô kinh tế, dân số lớn nhất cả nước và là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng, cả nước nói chung, luôn đóng góp trên 1/5 GDP và trên 1/4 thu ngân sách cho ngân sách quốc gia hằng năm. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng cùng những biến động khó lường từ tình hình kinh tế thế giới cũng sẽ tác động gây ra những mặt hạn chế với phát triển kinh tế của thành phố như việc phân hóa giàu nghèo; vấn nạn thất nghiệp, việc làm; đời sống của người dân nghèo, đối tượng chính sách, người yếu thế của thành phố gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì vị thế đầu tàu kinh tế và hội nhập quốc tế, Tổng Giám đốc nhấn mạnh trước hết tập thể lãnh đạo chủ chốt chi nhánh phải đoàn kết, tiếp tục duy trì các thành quả đã đạt được, đồng thời tiếp tục có những đột phá, sáng tạo mới trong việc triển khai tín dụng chính sách trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Trong đó, Tổng Giám đốc đề nghị Ban lãnh đạo chi nhánh cần tiếp tục chủ động tham mưu Ban Thường vụ Thành uỷ ban hành văn bản chỉ đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị có liên quan tiếp tục lãnh đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22.11.2014, Kết luận số 06/KL-TW ngày 10.6.2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng trên địa bàn thành phố; phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND thành phố giao mức phí quản lý nhận uỷ thác cho vay nguồn vốn địa phương giai đoạn 2022 - 2024.

Về hoạt động chuyên môn, Tổng Giám đốc yêu cầu toàn thể cán bộ, người lao động chi nhánh tập trung đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn cho vay hỗ trợ giảm nghèo, cho vay giải quyết việc làm từ nguồn vốn nhận ủy thác của địa phương, hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng tín dụng Trung ương giao. Đảm bảo cho vay đúng đối tượng, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và người lao động tại thành phố. Thực hiện tốt thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn để tạo nguồn vốn cho vay quay vòng. Song song đó là thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách, tổ chức và thực hiện tốt các phiên giao dịch định kỳ hằng tháng tại trụ sở UBND phường, xã đảm bảo hiệu quả, an toàn; đặc biệt phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn nữa, góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn, xứng tầm là thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu!

Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Xã hội

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 24.11, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (trực tiếp là Câu lạc bộ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng) phối hợp Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ
Xã hội

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ

Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát; đồng thời kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh…

Bài 1: Thị trường tín chỉ carbon rừng tiềm năng và thách thức
Xã hội

Bài 1: Thị trường tín chỉ carbon rừng tiềm năng và thách thức

Các chuyên gia đều nhận định, thị trường các-bon rừng có tiềm năng mang lại nguồn thu lớn cho lâm nghiệp, giúp đầu tư vào bảo vệ rừng, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Tuy nhiên, thị trường các bon rừng ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, gặp nhiều khó khăn và thách thức.

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại
Xã hội

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại

Tại Kỳ họp thứ 19, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”, đây là một trong những quyết sách quan trọng nhằm xây dựng và phát triển giao thông đô thị của Hà Nội và từng bước xây dựng Hà Nội trở thành thành phố thông minh, hiện đại. 

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng
Xã hội

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng

Với những đóng góp không ngừng nghỉ, Agribank đã trở thành biểu tượng cho sự đồng hành giữa tài chính và cộng đồng. Hơn 4 vạn cán bộ, nhân viên Agribank đang ngày ngày gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục - những hạt giống sẽ lớn lên, trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai
Môi trường

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phục hồi sinh kế cho người dân tỉnh Lào Cai.